Liệu rằng bị hamster cắn chảy máu có sao ko? Nguyên nhân và cách giúp làm quen với chuột cảnh ra sao? Hãy cùng với Chợ Phụ Kiện Pet tìm hiểu thông qua bài viết sau. Chắc chắn các thông tin cần thiết và hữu ích nhất đều nằm hết ở đây. Nào chúng ta cùng bắt đầu nội dung chính ngay nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân bạn bị hamster cắn
Mặc dù việc bị hamster cắn chảy máu có sao ko sẽ không do nguyên nhân gây ra hiện tượng này quyết định. Nhưng nắm rõ các nguyên nhân dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy. Một số lý do cơ bản khiến chuột cảnh tấn công người bao gồm:
– Tự vệ: con người cũng có phương pháp tự vệ tương tự chính là cắn đối phương. Ở loài hamster khi nhận ra có mối nguy hiểm tiềm tàng. Chúng sẽ cắn đối tượng gây nguy hiểm để bảo vệ bản thân mình.
– Hamster bị stress: nếu bé chuột nhà bạn đang trong trạng thái căng thẳng do một nguyên nhân nào đó. Thì việc bạn cố gắng thò tay vào chuồng có thể khiến chúng cắn và tấn công các ngón tay của bạn đấy.
– Tấn công người lạ: hamster cũng là loài có trí thông minh khá tốt nên chúng nhận biết được đâu là chủ nhân và đâu là người lạ. Nếu bạn không quen biết bé chuột cảnh kia mà cố gắng tiếp cận. Thì chúng sẽ cảm thấy không thoải mái và cắn bạn.
– Đau đớn hoặc bệnh tật: khi bạn bắt một bé chuột hamster bị bệnh ra ngoài để điều trị. Thì việc đang gặp tình trạng đau đơn hay bệnh tật nào đó. Có thể khiến tâm lý chúng thay đổi dẫn đến hành vi cắn chủ nhân.
– Mùi thức ăn: nếu trên tay bạn có mùi của các món đồ ăn. Thì chuột cảnh có thể ngửi thấy và lầm tưởng rằng đó là đồ ăn. Và bạn sẽ bị hamster cắn chảy máu ngay tại thời điểm đó đấy.
Liệu bị hamster cắn chảy máu có sao ko?
Việc bị hamster cắn chảy máu có sao ko sẽ phụ thuộc vào cách xử lý vết cắn của bạn như thế nào. Tuy nhiên, thông thường chuột cảnh có hàm không quá khỏe nên vết cắn của chúng sẽ không nghiêm trọng.
Tuy vậy, nếu bạn chủ quan và không rửa vết thương đúng cách. Có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hoặc rơi vào tình trạng y tế nguy hiểm. Nhất là những bạn có cơ địa kém, bị suy giảm miễn dịch hay các bệnh liên quan.
Nếu bạn ở khu vực vùng núi, nơi không có nhiều tiệm chuyên về y tế. Thì khi bị cắn sen nên rửa vết thương ngay bằng xà phòng trong 5 – 10 phút dưới vòi nước chảy. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể vi khuẩn có thể tấn công gây nhiễm trùng.
Sau đó bạn nên cố gắng tìm nơi có bán bông, băng gạc, thuốc cầm máu hay oxy già. Để có thể rửa và chăm sóc vết thương kĩ càng hơn. Tuy nhiên, khi băng bó bạn không nên băng quá chặt để tránh vết thương bị viêm nhiễm.
Nếu nhận thấy máu chảy quá nhiều và không cầm được. Thì hãy nhanh chóng đến ngay bác sĩ để được chữa trị. Lúc này việc chữa trị tại nhà có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Cuối cùng, để việc bị hamster cắn chảy máu ko có sao thì bạn nên tìm hiểu kĩ cách xử lý đúng khoa học. Và hãy tham khảo tiếp nội dung bên dưới để có thêm thông tin hữu ích nhé.
Làm gì khi bị hamster cắn chảy máu để ko có sao
Khi bạn bị hamster cắn chảy máu thì việc xử lý vết thương sẽ quyết định đến việc có sao hay ko. Vì nếu vết thương sâu mà không được rửa sạch có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Tuy nhiên, thường thì chuột hamster không gây ra thương tích quá nghiêm trọng. Nên bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh không nên đánh hoặc ném hamster. Thay vào đó hãy cố gắng thả vào chuồng để tránh chúng chạy mất.
Tiếp theo bạn nên kiểm tra kĩ vùng bị cắn xem có chảy máu hay không. Nếu có bạn nên rửa sạch vết thương bằng nước oxy già hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Và có thể băng hờ lại để tránh ruồi nhặng đậu vào.
Theo dõi kĩ vết cắn trong ít nhất 4 – 7 ngày tiếp theo. Nếu có bất cứ triệu chứng viêm nhiễm, sưng hay đỏ ửng nào. Bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ để được kiểm tra. Cũng như được hỗ trợ về mặt y tế tốt hơn nhé.
Sau khi đã xử lý xong vết thương bị hamster cắn và đảm bảo vết cắn này ko có sao. Bạn hãy tìm ra nguyên nhân khiến chuột cảnh có hành vi xấu này. Việc này sẽ giúp ích cho quá trình nuôi dưỡng chúng về sau.
Lưu ý rằng hành vi cắn ở chuột hamster thường xuất phát từ phản ứng tự vệ khi chúng cảm thấy sợ hãi. Và không phải lúc nào chuột cảnh cũng có ý định gây thương tích cho chủ nhân của mình.
Xem thêm >> Các dấu hiệu hamster bị nấm da
Những lưu ý khi bị hamster cắn chảy máu
Như ở trên có phân tích thì đa số tình trạng bị hamster cắn đều ở mức nhẹ và ko có sao. Do chuột hamster có bộ hàm không quá khỏe. Cũng như chúng thuộc dòng thú cưng hiền và ít khi tấn công con người.
Nhưng bạn cũng cần lưu ý kĩ trong trường hợp vết cắn bị chảy máu. Thì hãy cố gắng cầm máu để tránh vết thương nghiêm trọng hơn. Bằng cách dùng miếng băng gạc và áp một lực nhẹ lên vết thương trong 3 – 5 phút.
Điều này sẽ giúp ngăn máu chảy và kiểm soát vết thương tốt hơn. Sau khi máu đã ngưng chảy thì bạn nên rửa bằng nước và kiểm tra mức độ tổn thương ở da. Để chắc chắn rằng vết cắn không quá sâu.
Việc dùng dung dịch sát trùng nào nên có sự tham khảo từ người có kinh nghiệm, chuyên gia hay bác sĩ. Nếu vết cắn ở lòng bàn tay thì bạn nên nhờ người thân để hỗ trợ rửa nhé.
Ngoài ra, bạn nên giữ gìn vết thương cẩn thận để tránh bụi, vi khuẩn xâm nhập. Nhất là trong giai đoạn mùa hè hoặc mưa. Nếu không khả năng vết cắn bị nhiễm trùng là có thể xảy ra.
Nếu vết thương không quá nghiêm trọng, bạn có thể băng bó nó với băng gạc sạch để bảo vệ và giữ vùng bị cắn sạch và khô. Nhớ đảm bảo băng bó không quá chặt để tránh vết thương trầy xước thêm.
Trong khoảng 1 tuần đầu bạn nên theo dõi kĩ vết thương. Nếu nhận thấy vị trí bị hamster cắn chảy máu nặng hơn hay có dấu hiệu nhiễm trùng. Hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị.
Cách giúp làm quen với chuột hamster
Nếu bạn vừa mới mua một bé chuột cảnh về. Hoặc trong trường hợp chúng đang bị bệnh, căng thằng. Thì nên có cách tiếp cận để tránh bị hamster cắn một cách khoa học, an toàn. Một số cách thông dụng bạn có thể áp dụng như sau:
– Tạo môi trường an toàn, thoải mái: hãy thiết kế lồng nuôi hamster sao cho an toàn và thuận tiện khi bạn muốn bắt chúng ra ngoài. Đồng thời, cung cấp đủ nước sạch, cát tắm, đồ ăn hay các vật dụng khác như bánh xe, nhà gỗ,…
– Quan sát ban đầu: để giúp chuột hamster làm quen với chủ mới nhanh hơn. Bạn nên đứng ở xa và quan sát chúng. Hãy để hamster tự khám phá lồng, khu vực mình sống trước khi có những tiếp xúc tiếp theo.
– Thời gian gần gũi: sau khi hamster đã quen với môi trường mới. Bạn hãy thử đặt tay (có thể kèm theo đồ ăn) nhẹ nhàng vào lồng để xem phản ứng của chuột cảnh ra sao. Hãy chờ đợi cho tới khi hamster tự tin đến gần tay của bạn nhé.
– Tiếp cận an toàn: khi hamster bắt đầu tiếp cận tay bạn. Hãy cố gắng nhẹ nhàng đặt tay bạn dưới bụng của hamster và nâng lên một chút để tạo sự quen thuộc. Đây cũng là vị trí mà chuột rất thích được chạm vào trên cơ thể.
Tóm lại, trước khi tìm hiểu xem bị hamster cắn chảy máu có sao ko. Bạn nên biết rõ cách tiếp cận, làm quen với chuột cảnh. Đây chính là cách phòng tránh hiệu quả và an toàn nhất.
Tổng kết
Thông thường khi bị hamster cắn chảy máu sẽ ko có sao vì đa số các vết thương đều nhỏ và dễ xử lý. Nhưng để tránh tình trạng này có thể xảy ra tiếp trong tương lai. Bạn nên cố gắng tiếp cận, làm quen và tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy đặt ngay bên dưới nhé!
Xem thêm bài viết liên quan: