Khi bạn đọc đang tìm kiếm bài viết về chủ đề cá cảnh bị nấm trắng, nguyên nhân, cách chữa trị. Thì admin đoán 100% bạn đang đau đầu xử lý căn bệnh cực kì phổ biến ở mọi dòng cá hiện nay. Đừng quá lo lắng, bạn hãy đọc kĩ bài viết dưới đây. Chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều đấy. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Cá cảnh bị nấm trắng là gì?
- 2 Nguyên nhân, cách chữa cá cảnh bị nấm trắng
- 3 Một số triệu chứng khi cá cảnh bị nấm trắng gây hại
- 4 Những dòng cá cảnh dễ bị nấm trắng nhất
- 5 Phòng bệnh trước khi cá bị nấm trắng hiệu quả
- 6 Những lưu ý khi cá cảnh bị nấm trắng
- 7 Cách xử lý hồ cá cảnh bị nấm trắng tấn công
- 8 Kết luận
Cá cảnh bị nấm trắng là gì?
Khi cá cảnh bị nấm trắng tấn công sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng. Nên nhiều nước người ta vẫn kêu bệnh này là đốm trắng hơn là nấm. Bệnh cực kì phổ biến ở các dòng cá cảnh nhiệt đới như: bảy màu, cá vàng, bình tích,… Yếu tố môi trường đóng vai trò chính gây ra dạng bệnh này.
Bệnh giống như kiểu một dạng virut tấn công cơ thể người. Nên khi cá bị stress hay sức đề kháng kém thì vi khuẩn gây hại sẽ tấn công. Bệnh đã có thể tiềm tàng rất lâu trong hồ cá cảnh mà chưa được người nuôi phát hiện xử lý. Nên chỉ cần sau một đêm các triệu chứng đốm trắng sẽ xuất hiện dày đặt mà bạn không ngờ đến.
Bài viết liên quan:
- Top 12 loại cám chuyên dụng cho cá guppy, 7 màu
- Top 10 cám cho cá vàng ranchu cực kì giàu dinh dưỡng
Nguyên nhân, cách chữa cá cảnh bị nấm trắng
Nguyên nhân
Nguyên nhân 1: do nguồn nước bị ô nhiễm. Đây là nguyên nhân của việc cá cảnh bị nấm trắng nói chung và vô số bệnh khác nói riêng. Hoặc đôi khi bạn lạm dụng, thay nước không cách cũng dẫn đến cá mắc bệnh. Hãy tùy thuộc vào từng loại cá mà thay nước hợp lý nhất.
Nguyên nhân 2: thức ăn thừa, phân cá tồn đọng ở các ngóc ngách. Khi đó ta lại quay lại nguyên nhân 1 khiến cá cảnh bị nấm trắng là nguồn nước bị ô nhiễm. Đối với các hồ cá trang trí cầu kì, nhiều phụ kiện thì việc tồn đọng này cực kì phổ biến. Bạn nên trang bị thêm thiết bị thổi luồng nhỏ kèm bộ lọc “đủ xài” đi kèm.
Nguyên nhân 3: với những chú cá hung dữ, có tính hiếu chiến, tranh giành lãnh thổ cao. Thì khi cắn nhau rất dễ dẫn đến tình trạng xây xước. Khi đó việc hồ cá bạn có ít nấm trắng cỡ nào thì sinh vật cảnh cũng rất dễ bị mắc bệnh.
Nguyên nhân 4: lây nhiễm từ các chú cá cảnh khác. Khi bạn mua những chú cá 7 màu, cá vàng bị nấm về thì khả năng hồ cá “toang” là rất cao. Bạn cần chọn lựa nơi bán cũng như những chú cá khỏe mạnh nhất cho bể cá mình nhé.
Xem thêm >> Những loại vi sinh cho bể cá cảnh giúp loại bỏ mùi hôi tanh
Cách chữa cá cảnh bị nấm trắng
Nhiệt độ + muối hột + thuốc tím
Việc nhiệt độ giảm, thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá cảnh bị nấm trắng. Nên khi cá mắc bệnh, bạn nên bổ sung một lượng muối hột ( tuyệt đối không dùng muối hầm, iot nhé). Liều lượng “đồng ngư” có thể tham khảo: 3 gram muối cho 1 lít nước.
Kèm với đó là bạn cũng cần tăng nhiệt độ lên trên 30°C nữa nhé. Với nhiệt độ này đám vi khuẩn, vi rút gây hại sẽ khó tồn tại được. Đối với những cá thể nặng hơn chút đỉnh. Bạn có thể cho ra riêng, ngâm với thuốc tím + muối hột với liều lượng: 3 gram muối cho 1 lít nước kết hợp nhỏ 4 – 5 giọt thuốc tím.
Tuy nhiên, đây là cách chữa cho cá cảnh bị nấm trắng ở mức độ nhẹ. Đặc biệt là khi phát hiện sớm thì phương pháp này mới phát huy hiệu quả. Lưu ý: Bạn có thể tham khảo cách tính nước hồ cá như sau: Số lít nước = (Dài x rộng x cao)/1000 (cm).
Dung dịch Bio Knock 2
Bio Knock 2 là thuốc hỗ trợ điều trị khi cá cảnh bị nấm trắng rất phổ biến tại nước ta. Sản phẩm được nhập khẩu từ Thái Lan, được thị trường nước bạn tin dùng trong nhiều năm qua. Bạn có thể sử dụng thuốc trị nấm Bio Knock 2 trực tiếp vào hồ cá cảnh với liều lượng 1 giọt cho 10 lít nước hồ.
Người nuôi nên duy trì việc sử dụng thuốc kết hợp thay 20 – 40% nước bể cá liên tục trong 3 – 4 ngày. Khi đó thuốc mới phát huy hết tác dụng điều trị của mình. Lưu ý: việc thay nước nên thực hiện trước khi sử dụng Bio Knock 2 nhé.
Xem thêm >> Cá lóc cảnh và những điều thú vị về giống cá săn mồi này
Tetra Nhật
Đây có lẽ là thuốc giúp điều trị cá cảnh bị nấm trắng phổ biến nhất tại Việt Nam. Các sử dụng cũng tương đối giống Biok Knock 2, chỉ khác là liều lượng 1 gram cho 100 lít nước. Việc thay nước nên thực hiện sau 4 – 5 ngày tùy thuộc vào từng dòng cá khác nhau.
Ngoài ra, Tetra Nhật còn hỗ trợ điều trị các vấn đề ngoài da cho cá cảnh khá tốt. Khi cá bạn cắn nhau có vết xước, chúng tôi khuyên dùng Tetra Nhật với liều lượng nhẹ hơn khi trị bệnh nấm trắng. Việc này giúp hạn chế tối đa việc vi khuẩn ẩn mình và xâm nhập, gây hại cho vật cưng.
Một số triệu chứng khi cá cảnh bị nấm trắng gây hại
Giai đoạn đầu khi cá cảnh bị nấm trắng tấn công chúng thường bỏ ăn. Cá không còn lanh lợi, cảm giác khó chịu, stress. Nếu bạn phát hiện sớm ở giai đoạn này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chữa trị về sau. Tuy nhiên, biểu hiện này thường cũng xuất phát từ rất nhiều bệnh nên sẽ rất khó cho người nuôi.
Giai đoạn tiếp theo cá xuất hiện cá đốm trắng nhỏ li ti trên thân, đầu, vây. Lúc này chưa phải bệnh trở nặng nhất. Nhưng rất cần bạn quan sát mỗi khi cho ăn, thay nước. Ở giai đoạn nặng thì các nấm trắng li ti sẽ phát triển to hơn trên cơ thể cá cảnh. Làm chúng ngứa ngáy, khó chịu, bỏ ăn.
Dù có được chữa chết bệnh nấm trắng thì sau khi cá cảnh đã bị thì ảnh hưởng xấu đến vây, da. Xuất hiện các vết lòi lõm do di chứng bệnh gây ra. Vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau của cá rất nhiều. Nên bạn phải là người chủ có tính tỉ mỉ, quan sát những dấu hiệu ban đầu của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Những dòng cá cảnh dễ bị nấm trắng nhất
Đứng đầu trong danh sách các dòng cá cảnh dễ bị nấm trắng nhất hiện nay chắc chắn là cá vàng, ranchu. Vì đây là loài ị nhiều dẫn đến nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Nếu người nuôi không thường xuyên dọn dẹp vệ sinh bể định kì. Thì khả năng nhiễm bệnh và lây lan ra cả hồ cá vàng sẽ cực kì cao.
Một số loại cá cảnh dễ bị nấm tiếp theo sẽ là bảy màu, dĩa, các giống cá thủy sinh,… Mặc dù không ị nhiều như ranchu, nhưng vì chúng thường sống ở vùng nước giữa. Chỉ ăn các loại thức ăn sạch, sống trong môi trường nước trong. Nên chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về môi trường sống thì cá sẽ cực kì dễ bị nấm.
Việc bị nấm trắng cơ bản đều có thể tấn công, gây hại cho bất cứ loài cá cảnh nào. Nên việc tìm ra nguyên nhân, càng sớm khắc phục, chữa trị là điều tiên quyết đầu tiên. Tuy nhiên, việc phòng bệnh phải được thực hiện từ những ngày bạn mới đem cá về. Hãy ngâm cá với dung dịch muối hốt, thuốc tím pha loãng để trước khi cho vào hồ cộng đồng.
Phòng bệnh trước khi cá bị nấm trắng hiệu quả
Khi cá cảnh bị nấm trắng rồi thì việc điều trị dứt điểm cực kì khó khăn. Lúc này bạn nên áp dụng câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nên chúng tôi khuyên người chơi cá cảnh nên có biện pháp phòng bệnh trước. Đây cũng là cách bạn “đón đầu ngọn sóng”. Tăng thêm tuổi thọ, đỡ tốn thời gian chăm sóc khi cá bệnh.
Giới đồng ngư chúng ta thường ví việc chơi cá cành như chơi nước. Nên việc thường xuyên thay nước đối với những dòng cá đi phân nhiều như: cá vàng (ranchu), cá koi,… Luôn giữ cho nguồn nước luôn được sạch sẽ bằng hệ thống lọc (lọc tràn, lọc vi sinh,…). Bạn cũng có thể bổ sung chất lượng nước bằng các loại men vi sinh tổng hợp.
Ngoài ra, việc cho cá ăn cũng cần được cân nhắc, đong đếm. Không được tùy tiện dễ dẫn đến dư thừa, tồn đọng thức ăn dưới đáy. Khi đó vi khuẩn gây bệnh sẽ sinh sôi nhanh chóng, mất kiểm soát. Đối với những chú cá đã bị nấm bạn cần tách bầy, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra. Vì khi cá cảnh bị nấm trắng thì rất dễ lây lan ra các loài khác có trong bể.
Những lưu ý khi cá cảnh bị nấm trắng
Ngoài việc tách bầy khi cá cảnh bị nấm trắng như trình bày phần trên. Thì bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của boss một lượng vitamin C, khoáng chất đầy đủ nữa nhé. Nhất là khi thời tiết chuyển đổi, mùa mưa, lúc sinh vật cảnh yếu và dễ mắc bệnh nhất.
Bạn cũng không nên chủ quan khi thấy cách xử lý hồ cá bị nấm trắng của mình đã đúng. Các dấu hiệu bệnh thuyên giảm rõ rệt. Vì khi hồ cá đã bị nấm thì vi khuẩn gây hại sẽ âm ỉ sống cực kì lâu trong môi trường nước. Nên việc thay nước đều đặn, đúng cách vẫn vô cùng cần thiết.
Đối với các cách chữa cá bị nấm bằng hóa học người nuôi cũng nên cân nhắc, tham khảo liều lượng. Không được thiếu cũng như dư thừa để cá cảnh mau hết bệnh nhanh nhất. Thời gian phát hiện bệnh và điều trị phải càng sớm càng tốt. Khi đó khả năng hết bệnh sẽ cao hơn.
Mình cũng là người chơi cá cảnh lâu năm và việc cá cảnh nhà mình bị nấm trắng gây hại cũng đã xảy ra nhiều lần. Nên bạn đừng quá lo lắng, hãy thật chăm chút cho nguồn nước của các bé. Khi đó chắc chắn việc chữa – trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trong quá trình điều trị bạn không nên hoặc hạn chế tối đa việc cho cá ăn nhé.
Cách xử lý hồ cá cảnh bị nấm trắng tấn công
Sau quá trình điều trị dứt điểm cá cảnh bị bệnh nấm trắng thì việc xử lý, khử trùng hồ cá cũng rất quan trọng. Việc này có thể được nằm trong mục phòng bệnh nhưng vì mức độ cấp thiết của nó. Chúng tôi quyết định tách riêng để nhấn mạnh xự cần thiết của công việc tưởng đơn giản này.
Khi đó bạn có thể sử dụng hai loại hóa chất chuyên cho cá cảnh: Bio Knock 2, Tetra Nhật. Liều lượng bạn có thể tham khảo ở phần điều trị bệnh. Trong 2 – 4 tuần đầu bạn nên dọn đáy, khu vực dễ tồn phân thức ăn. Để tránh mầm bệnh còn xót lại gây tái phát nấm.
Ngoài xử lý hồ cá cảnh bị nấm trắng thì việc dọn dẹp, khử khuẩn hệ thống lọc cũng rất quan trọng. Hãy vệ sinh bằng nước sạch các vật liệu lọc sạch sẽ. Đối với lọc tràn thì bạn cũng nên xử lý bằng Bio Knock 2, Tetra Nhật như cách xử lý hồ cá sau khi bị nấm nhé. Bạn có thể mua sản phẩm khử, diệt nấm theo link bên dưới:
Bio Knock 2 | Tetra Nhật | Muối hột |
Kết luận
Bạn nên nhớ phòng bệnh khi cá cảnh bị nấm trắng tốt hơn chữa bệnh. Nên việc giữ cho nguồn nước hồ cá luôn sạch sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng, chữa trị khi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp. “Đồng ngư” đừng ngần ngại đặt câu hỏi bên dưới bài viết. Đội ngũ admin sẽ giải đáp bạn trong thời gian sớm nhất có thể.