Liệu cách chữa, dấu hiệu nhận biết chó bị trầm cảm ra sao. Hãy cùng Chợ Phụ Kiện Pet tìm hiểu kĩ hơn thông qua bài viết sau đây nhé. Chắc chắn các kiến thức cần kiến đề nằm hết ở đây đấy. Nào chùng ta cùng nhau bắt đầu ngay nội dung chính bên dưới nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến chó bị trầm cảm
Việc nắm rõ các nguyên nhân làm chó bị trầm cảm sẽ giúp nhận biết được dấu hiệu bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số lý do gây trầm cảm ở chó phổ biến nhất:
– Thay đổi môi trường: khi môi trường sống của cún bị thay đổi đột ngột. Chẳng hạn như chuyển nhà, đổi chủ hoặc mất đi người bạn thân thiết. Sẽ khiến chó bị stress, căng thẳng. Nếu kéo dài sẽ gây nên tình trạng trầm cảm.
-Thiếu tương tác xã hội: chó cưng vốn là vật nuôi cần rất nhiều sự tương tác từ chủ nhân và đồng loại. Nếu thiếu đi sự tương tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng, tinh thần của chúng.
– Thay đổi thời gian sinh hoạt: nếu lịch trình hàng ngày, hàng tuần của boss bị thay đổi. Chẳng hạn như thời gian đi dạo, ở một mình hoặc chế độ ăn uống thất thường. Cũng có thể tác động lên não bộ của cún và gây chứng trầm cảm.
– Âm thanh, ánh sáng mạnh: chó rất dễ rơi vào trạng thái hoảng loạng khi có âm thanh hoặc ánh sáng mạnh tác động. Nhất là những gia đình sống gần quốc lộ, khu vực có sấm sét.
– Vấn đề sức khỏe: một số vấn đề về sức khỏe kéo dài, không được điều trị có thể tác động lên tâm lý của chó. Phổ biến nhất là việc đau đớn, bệnh lý nội tiết, bệnh lý cơ bắp, xương khớp,…
– Ám ảnh từ quá khứ: một bé cún có tuổi thơ bất hạnh như bị bỏ rơi, bạo hành, gặp tai nạn,… Sẽ dễ làm cho chó bị trầm cảm với nhiều dấu hiệu khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết chó bị trầm cảm
Việc bạn biết được dấu hiệu chó bị trầm cảm sớm sẽ giúp ích rất lớn trong việc chữa trị về sau. Cũng như giảm thiểu các tác động mà bệnh gây ra. Một số biểu hiện giúp sen nhận biết bao gồm:
– Hành vi thay đổi: khi bị trầm cảm thì biểu hiện rõ nhất chính là hành vi trở nên bất thường. Chó có thể trở nên lười biếng hơn, thường xuyên nằm ở một chỗ và ít hoạt động.
– Mất cảm giác hứng thú: mức năng lượng ở loài chó rất cao. Nhưng nếu tinh thần đi xuống thì chúng sẽ không còn hào hứng tham gia các trò chơi, chạy nhảy như thường lệ. Đặc biệt dễ nhận biết nhất là các bé chó bị tăng động, đam mê chơi đùa.
– Mất cảm giác ăn uống: tương tự như con người chúng ta khi bị trầm cảm. Thì chó cũng sẽ mất hứng thú với chuyện ăn uống. Thay vào đó chúng sẽ dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ vùi cả ngày.
– Tương tác xã hội giảm: khi trạng thái tinh thần bất ổn. Thì chó có xu hướng tránh xa ánh mắt của mọi người. Chúng sẽ trở nên tách biệt và không thích tương tác với chủ nhân hay những bé cún khác.
– Trở nên gắt gỏng: cũng tương tự như hành vi thay đổi ở trên. Lúc này chó sẽ luôn trong trạng thái sợ sệt, lo lắng. Thậm chí dễ bị kích động và có thể tấn công con người.
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu chó bị trầm cảm mà không rõ nguyên nhân. Hãy nhanh chóng liên hệ hoặc đưa chúng đến bác sĩ thú y. Để được điều trị dứt điểm trong thời gian sớm.
Cách chữa chó bị trầm cảm
Sau khi nhận ra dấu hiệu chó bị trầm cảm thì chúng ta đến bước tìm ra cách chữa hiệu quả. Đầu tiên, lời khuyên là nếu bạn không có kiến thức về thú y. Thì nên đưa boss đến bệnh viện thú y để được kiểm tra tổng quát nhé.
Ở nhà thì bạn cần tăng cường thời gian để ở bên an ủi, chăm sóc chó cưng. Dành thời gian cùng chúng chơi đùa, đi dạo hoặc mua các loại đồ chơi cho chó mà cún yêu thích.
Đồng thời, hãy tạo ra một môi trường ổn định và thoải mái cho chó. Cung cấp nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, nơi mà chó cưng có thể thư giãn mà không bị quấy rối.
Trong khoảng thời gian khó khăn này bạn nên thường xuyên ở cún mỗi khi rảnh. Mỗi ngày dành 1 – 2 tiếng để lắng nghe, an ủi và vuốt ve. Khi đó tâm trạng của chúng sẽ cải thiện đáng kể đấy.
Nếu thay đổi chỗ ở mới hoặc chủ nhân mới. Giai đoạn đầu hãy cố gắng tạo ra những thay đổi nhỏ trước. Sau đó dần dần thay đổi hoàn toàn môi trường mới để chó thích nghi tốt hơn.
Khi bị trầm cảm thì boss thường bị thay đổi về chế độ ăn uống rất nhiều. Nên bạn cần đảm bảo cung cấp những loại đồ ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa hơn.
Nến nhận thấy dấu hiệu chó bị trầm cảm ở mức độ nặng. Thì bạn nên nhờ đến chuyên gia hỗ trợ tâm lý cho vật cưng. Hoặc những người được huấn luyện bài bản. Để họ giúp đỡ và có cách trị bệnh hiệu quả hơn.
Phòng chống bệnh trầm cảm ở chó
Việc phòng chống chó bị trầm cảm cực kì quan trọng. Vì bệnh tâm lý thường ảnh hưởng và kéo dài rất lâu mới khỏi hẳn. Còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như khiến chó bị động kinh, tinh thần bất ổn định.
Đầu tiên, người nuôi nên thường xuyên tương tác, chơi đùa với chó cưng. Bạn không cần phải chơi những trò vận động mạnh hay tốn quá nhiều sức. Chỉ cần ở bên, chơi cùng với chó bằng các món đồ đơn giản là được.
Ngoài ra, hãy đảm bảo có thể dẫn chó ra ngoài dạo mát ít nhất 2 – 3 lần / tuần. Đối với những bé chó to thì thời gian này có thể tăng nhiều hơn. Điều này sẽ giúp tâm trạng của chúng tốt hơn là khi bị nhốt ở nhà quá lâu.
Bạn cũng cần cung cấp cho boss một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Và khu vực nghỉ ngơi của vật nuôi cũng nên là nơi yên tĩnh. Hạn chế người lạ, động vật khác thường xuyên qua lại khu vực này.
Trong quá trình huấn luyện chó. Bạn tuyệt đối không được la rầy hoặc đánh đập chúng. Các hành vi này có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của chó trong thời gian dài.
Lời khuyến là bạn nên theo dõi các hoạt động hằng ngày của cún. Để nhận ra dấu hiệu chó bị trầm cảm sơm. Tránh bệnh diễn biến xấu và nặng. Khi đó việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Tại sao chó Poodle dễ bị trầm cảm?
Mặc dù không có bằng chứng khoa học rõ ràng cho thấy rằng chó Poodle bị trầm cảm dễ hơn các dòng khác. Nhưng nếu chúng gặp phải các tác động từ bệnh lý, môi trường sống. Cũng có thể gây nên tình trạng trầm cảm, căng thẳng.
Về cơ bản Poodle là giống chó tăng động cao hơn so với các dòng khác. Nên chúng đòi hỏi người nuôi cần thường xuyên dẫn ra ngoài để dạo mát, đốt bớt năng lượng. Việc nhốt quá lâu trong nhà sẽ không tốt đến tinh thần của chúng.
Ngoài ra, chó Poodle còn là loài cực kì tình cảm, hiểu chuyện. Nên việc bị chủ nhân la rầy, đánh đập. Cũng sẽ dễ làm chúng bị trầm cảm. Nhất là những bé mới được mang về nhà mới.
Bạn cũng có thể huấn luyện cún để giúp chúng kiểm soát hành vi, tâm trạng mình tốt hơn. Thông qua những bài học đơn giản như dạy chó bắt tay, nghe lợi, nằm và ngồi theo lệnh của chủ nhân.
Cũng như hãy kiểm tra tổng quá sức khỏe của chó thường xuyên. Việc tiêm chủng gần như là điều bắt buộc lúc này. Để giúp đảm bảo an toàn cho chó và chính gia đình bạn.
Ở một số giống chó có di truyền nhạy cảm hơn đối với các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, đây là dạng di truyền hiếm và không phổ biến. Nên bạn không cần quá lo lắng về nó.
Lời khuyên là khi bạn nhận thấy dấu hiệu chó Poodle bị trầm cảm hoặc thay đổi hành vi thất thường. Hãy nhanh chóng đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám kĩ lưỡng hơn nhé.
Tổng kết
Bạn đã nắm được nguyên nhân, cách chữa, dấu hiệu chó bị trầm cảm hay chưa nào. Đây là căn bệnh tinh thần không chỉ xuất hiện ở người mà cả mèo nữa đấy. Nên bạn không được chủ quan và xem thường. Nếu không chắc chắn tình trạng của boss. Hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám kĩ lưỡng nhé.
Xem thêm bài viết liên quan: