Việc phát hiện các triệu chứng chó bị sốc thuốc cực kì quan trọng trong cách chữa khỏi cho boss. Vì các phản ứng phụ sau khi tiêm hay uống thuốc ở thú cưng rất thường xảy ra. Hãy cùng Chợ Phụ Kiện Pet tìm hiểu kĩ càng, chi tiết hơn ở nội dung bên dưới này nhé!

Chó bị sốc thuốc là gì?

Chó bị sốc thuốc hay còn gọi là sốc phản vệ do sử dụng thuốc, sau tiêm vacxin là do cơ thể nhạy cảm với một số thành phần dược liệu. Đôi khi có thể xuất phát từ việc cún bị thiếu chất, nhiễm vi rút, chấn thương, phẫu thuật trước đó.

Hiện tượng sốc gây thiếu oxy lên các mô quan trọng trong cơ thể. Từ đó làm suy giảm tỉ lệ máu ở các cơ quan, mô này. Và còn gây nên tình trạng tụt huyết áp, thở dốc.

Ngoài ra, lúc này các cơ quan tuần hoàn tim, phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khiến chó thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, ủ rũ. Thông thường sốc phản vệ do tiêm ngừa sẽ chỉ diễn ra trong 1 – 2 ngày đầu.

Nên bạn sẽ cần theo dõi sát sao sức khẻo của boss dù là uống thuốc hay tiêm vacxin. Để có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

chó bị sốc thuốc

Nhận biết các triệu chứng chó bị sốc thuốc

Thông thường sau khi được tiêm ngừa. Chó sẽ có một số triệu chứng cơ bản như sốc thuốc như bỏ ăn từ 1 – 2 ngày. Đây là điều hoàn toàn bình thường ở nhiều bé cún. Theo một số bác sĩ thì đây là phản ứng của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ cần nghiêm túc hơn trong việc kiểm tra sức khỏe của boss. Hoặc nếu cún có một trong số các biểu hiện sau đây:

  • Lười vận động, sốt nhẹ. Có kèm phát ban, nổi mề đay.
  • Không thích chơi đùa, cảm giác chán nản, ủ rủ.
  • Chó thở gấp, hổn hển hoặc khó thở.
  • Nhịp tim tăng, đập loại nhịp (biểu hiện cơ bản của sốc phản vệ).
  • Tụt huyết áp.
  • Nếu nặng có thể có các cơ co giậc, rơi vào hôn mê.
  • Tăng tiết nước bọt, chó bị chảy nước dãi liên tục.
  • Không phản ứng khi được gọi tên.

Chính vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng chó bị sốc thuốc nhẹ. Bạn không nên xem thường mà hãy đưa cún đến bệnh viện thú y để được thăm khám kĩ càng hơn.

Các giai đoạn khi chó bị sốc thuốc

Bạn nên tìm hiểu các giai đoạn xuất hiện triệu chứng chó bị sốc thuốc. Để có thể đánh giá sơ bộ mức độ nghiêm trọng của sự việc. Từ đó sẽ có phương án xử lý sao cho khoa học, an toàn nhất.

Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cho chó cưng. Cũng nên có sự đồng ý, tham khảo kĩ càng ý kiến bác sĩ. Bạn có thể tham khảo 3 giai đoạn của sốc phản vệ ở chó như sau:

triệu chứng chó bị sốc thuốc

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu khi phát hiện thú cưng bị bệnh. Các triệu chứng nhận biết chó bị sốc thuốc sẽ thay đổi, tiến triển khó kiểm soát. Nên bạn sẽ cầm kiểm tra sức khỏe boss kĩ càng sau khi sử dụng thuốc, tiêm ngừa,…

Thường ở trong giai đoạn này người nuôi thú cưng sẽ khó phát hiện bằng mắt thường. Mà hãy kiểm tra bằng các đánh giá thú y như sau:

  • Nhiệt độ cơ thể: sốt cao từ 36.6 – 37.2 ºC.
  • Nhịp tim: > 180 bpm (nhanh).
  • Màu niêm mạc: bình thường chuyển sang hơi màu nhạt.
  • Nhịp thở: >50 nhịp thở / phút (thở gấp).
  • Huyết áp: 70 80 mm Hg.

Giai đoạn thứ 2

Triệu chứng cho giai đoạn 2 khi chó bị sốc thuốc nằm ở việc tuần hoàn máu. Cơ thể thú cưng sẽ có các điều chỉnh máu từ tim ưu tiên đến các cơ quan quan trọng.

Nên một số cơ quan sẽ bị thiếu hụt hồng cầu, máu nguy cấp. Nếu không được bác sĩ can thiệp sớm cún vẫn sẽ có nguy cơ tử vong. Nên khi boss có các biểu hiện sau bạn cần đưa chúng đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Nhiệt độ cơ thể: 35.5 – 36,6 ºC.
  • Nhịp tim: > 150 bpm (tương đối nhanh).
  • Màu sắc niêm mạc: tái nhợt.
  • Nhịp thở: >50 nhịp thở / phút (thở gấp).
  • Huyết áp: 50 – 70 mm Hg.

Giai đoạn cuối (nguy cấp)

Khi chó bị sốc thuốc đã chuyên đến giai đoạn nguy cấp này. Thường tỉ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 90%. Khi bước vào giai đoạn này thì các cơ quan, nội tạng của boss đã bị tổn thương sâu.

Chính vì vậy, chúng tôi luôn nhắc bạn hãy kiểm tra sức khỏe của cún thường xuyên. Không chỉ nên cho chúng ăn rồi bỏ mặc. Việc quan sát, chơi đùa cùng sẽ giúp phát hiện được nhiều vấn đề nguy hiểm. Một số biểu hiện ở giai đoạn này gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể: < 35.5 ºC.
  • Nhịp tim: < 140 bpm (chậm).
  • Màu sắc niêm mạc: chuyển xám, nhạt màu.
  • Nhịp thở: chậm, cảm giác khó thở.
  • Huyết áp: < 60 mm Hg.

Cách chữa chó bị sốc thuốc hiệu quả

Thông thường cách chữa chó bị sốc thuốc ở nhà chỉ là tạm thời. Vì các triệu chứng có thể chuyển biến xấu rất nhanh, tỉ lệ tử vong cao, không được xem nhẹ.

Nên Chophukienpet.com chỉ đưa ra một số các xử lý cơ bản tại nhà. Sau khi cún có dấu hiệu hồi phục nhẹ, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ để cấp cứu kịp thời.

– Đầu tiền bạn nên gọi tư vấn bác sĩ gần nhất nếu không quá rành. Và cũng có thể đặt trước lịch để tránh trường hợp đến bệnh viện không có phòng.

– Sau đó đặt chó nằm nghiêng về bên phải, có thể kê gối ở phần lưng. Việc này giúp cho lượng máu được bơm từ tim lên não nhiều hơn.

– Giữ ấm cơ thể boss bằng mềm mỏng, đo nhiệt độ thường xuyên. Bạn không nên rời khỏi cún trong giai đoạn này. Hãy ở bên để có thể an ủi, vuốt ve chúng.

cách chữa chó bị sốc thuốc

Cách phòng ngừa chó bị sốc thuốc

Việc cho cún sử dụng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thú y. Thường sẽ không ảnh hưởng hay khiến chó bị sốc thuốc. Mà nhiều trường hợp xảy ra do chúng tò mò uống nhầm thuốc.

Nên bạn hãy để các lọ đựng thuốc của người, thú cưng ở nơi xa tầm với. Đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ, chó hay cắn phá đồ, tăng động, tinh nghịch.

Việc sử dụng các dược liệu cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ. Bạn không nên tìm hiểu quá sâu về công dụng thuốc. Mà hãy hỏi những người có chuyên môn.

Hiện nay, có nhiều người sử dụng thuốc cho người để cho chó cưng. Nhưng việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khiến chó bị sốc phản vệ.

Ngoài ra, các triệu chứng sau khi tiêm ngừa sẽ khá phổ biến. Nên bạn cần tìm hiểu kĩ càng các biểu hiện này. Để kiểm tra sức khỏe mỗi ngày cho boss sau khi tiêm vacsxin về.

Có thể bạn quan tâm:

Chăm sóc chó sau khi tiêm ngừa như thế nào?

Thông thường thì triệu chứng bỏ ăn 1 – 2 ngày sau tiêm ngừa làm nhiều người nhầm lẫn chó bị sốc thuốc. Nhưng đây chỉ là biểu hiện cơ bản, có thể kèm sốt nhẹ, lười ăn nữa nhé.

Tuy vậy, việc chăm sóc chó sau khi tiêm ngừa cũng cần đặc biệt chú ý. Bạn nên kiêng một số thức ăn có dầu mỡ, sữa, đồ sống, tanh trong vòng 1 tuần đầu tiên.

Trước khi dẫn bé đi tiềm ngừa bạn cũng nên tăng cường chất lượng đồ ăn mỗi ngày. Vì nếu cơ thể không đảm bảo cũng có thể bị một số triệu chứng ngoài mong muốn sau tiêm.

Thông thường thời gian tiêm phòng giữa 2 loại vacxin hợp lý phải từ 2 đến 3 tuần, trừ bệnh dại. Việc tiêm ngừa nên được thực hiện theo lịch.

Điều này cũng tương tự như khi chúng ta đi chích ngừa lúc nhỏ. Việc này giúp đảm bảo vacxin phát huy 100% tác dụng của mình. Cũng như tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc biệt, sen nên chọn các địa điểm, cơ sở tiêm chủng uy tín. Để họ có những trang thiết bị cần thiết xử lý cho bị sốc phản vệ do thuốc tiêm gây ra tại chỗ kịp thời. Cũng như chất lượng thuốc tim đạt chuẩn.

Ngoài ra, lời khuyên của chúng tôi là sen nên để sẵn ít nhất một số điện thoại cơ sở thú y gần nhà. Để có thể gọi nhờ trợ giúp trong trường hợp cấp bách.

Tổng kết

Bạn đã nắm được các triệu chứng chó bị sốc thuốc cũng như cách chữa tại chỗ chưa? Việc phát hiện sớm sẽ giúp tăng tỉ lệ chữa khỏi lên thêm vài % đấy nhé. Nếu không phải là người có kinh nghiệm bạn hãy nhanh chóng xử lý tại nhà. Sau đó đưa thú cưng đến bác sĩ để được kiểm tra kĩ càng hơn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *