Bạn đang tìm cách chữa mèo bị co giật sùi bọt mép tại nhà. Thế thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet chúng tôi. Tại đây sen sẽ có đầy đủ các kiến thức về căn bệnh thần kinh này ở boss. Cũng như nắm được nguyên nhân, cách trị sao cho phù hợp và an toàn nhất.
Nội dung bài viết
Hiện tượng mèo bị co giật là gì?
Hiện tượng mèo bị co giật là khi cơ thể mèo bất ngờ bị rung động. Cũng như xuất hiện các cơn co giật một cách không có kiểm soát. Nó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc bị thiếu máu.
Đôi khi có thể là do bệnh lý hoặc rối loạn thần kinh, các chấn thương đầu, tiêm chủng, hoặc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ra co giật.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra thì có 2 hình thức co giật gồm: cấp tính và mãn tính. Đối với co giật cấp thì có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và có thể là do sốc, nhiễm trùng nặng, độc tố hoặc chấn thương.
Còn đối với co giật mãn tĩnh thì đây là trường hợp các cơ co giật lặp đi lặp lại. Nguyên nhân chính nằm ở hệ thống thần kinh, các vấn đề não khối u. Trường hợp này sẽ cực kì nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của mèo nhiều hơn.
Vì là một chứng bệnh phức tạp, nguy hiểm. Nên cách chữa mèo bị co giật tại nhà thường không được khuyến khích. Nhất là với các bạn không có kiến thức về thú y. Lúc này bạn nên đưa mèo đến bệnh viện để được kiểm tra kĩ càng sẽ tốt hơn.
Nguyên nhân mèo bị co giật sùi bọt mép
Việc xác định rõ nguyên nhân mèo bị co giật sùi bọt mép sẽ giúp chúng ta có cách chữa tại nhà thích hợp. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên căn bệnh này ở mèo. Thường chủ yếu nằm ở vùng thần kinh não bộ. Nhưng đôi khi có thể là do một số bệnh lý cơ bản khác.
Mèo bị động kinh
Động kinh hay còn gọi là Epilepsy, vốn là một tình trạng rối loạn của não. Đặc trưng bởi những cơn động kinh được lặp đi lặp lại mà không có yếu tố khởi phát (unprovoked).
Đây cũng được xem là nguyên nhân chính khiến mèo bị co giật sùi bọt mép. Và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà bất cứ người nuôi nào cũng cần nắm rõ.
Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cho thấy các bệnh lý về não ở mèo như viêm não, u não, chấn thương não. Hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hệ thống thần kinh có thể gây ra co giật và sự sùi bọt mép.
Một số các vấn đề nội tiết như bệnh tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh tiểu đường có thể gây ra các tác động đến hệ thống thần kinh. Điều này không chỉ xảy ra ở thú cưng mà ngay cả bản thân con người cũng có thể mắc phải.
Khi các chức năng thần kinh bị rối loạn, hoạt động kém hơn bình thường. Tiêu biểu là căn bệnh Alzheimer ở mèo cũng có thể là khởi phát cho các cơn co giật mà không rõ lý do.
Cuối cùng, một số vấn đề khác ở mèo bạn cũng nên lưu ý bao gồm viêm màng não, viêm màng não tủy, viêm thần kinh cấp tính. Hoặc một số virut, vi khuẩn tác động đến hệ thống thần kinh cũng có thể gây ra tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm:
Một số bệnh lý khác
Ngoài các vấn đề liên quan đến thần kinh. Thì hiện tượng mèo bị co giật sùi bọt mép có thể xuất phát từ một số loại bệnh thông thường khác. Bạn có thể tham khảo như sau:
– Thương hàn: Bệnh này do một loại ký sinh trùng gọi là bọ chét của mèo gây ra. Vàcó thể gây co giật, sùi bọt mép trong khoảng thời gian ngắn.
– Mèo bị ngộ độc: tương tự con người khi tiếp xúc với các chất độc nồng độ cao như thuốc trừ sâu, cây độc, thuốc sát trùng. Thì sẽ khiến bọt mép bì sùi ra và đôi khi đi kèm với cả các cơn co giật.
– Panleukopenia (còn gọi là bệnh đường ruột): đây là căn bệnh nhiễm trùng tương đối nguy hiểm ở mèo. Nguyên nhân chính là do các loại virut gây bệnh tấn công làm xuất hiện hiện tượng co giật. Đôi khi còn khiến mèo nôn mửa, tiêu chảy cấp.
– Bệnh thận: khi mèo bị suy thận thì các chức năng điện giải, trao đổi chất bị kém đi. Khiến gia tăng nồng độ các độc tốt có trong màu. Và gây nên các hiện tượng nguy hiểm ở mèo.
– Bệnh tim: khi mèo gặp các rắc rối liên quan đến tim. Sẽ khiến cho máu và oxy bị thiếu hụt trầm trọng ở trong não bộ. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động bình thường của cơ bắp.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là các nguyên nhân phổ biến và không phải danh sách đầy đủ nhất. Nên nếu lo lắng cho tình trạng mèo bị co giật sùi bọt mép bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y để an tâm nhé.
Các giai đoạn khi mèo bị co giật
Việc cách chữa mèo bị co giật tại nhà có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh. Thông thường co giật sẽ được chia làm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn tiền co giật (pre – seizure stage): trong giai đoạn này, có thể thể hiện một số dấu hiệu cảnh báo như thay đổi hành vi, lo lắng. Một số bé mèo có thể trở nên trầm cảm, stress. Nguyên nhân chính là bởi các cơn co giật liên tục của chúng.
- Giai đoạn co giật (seizure stage): đây là giai đoạn các cơn co giật có cường độ mạnh nhất. Trong giai đoạn này, mèo có thể mất ý thức, cơ thể có thể rung lắc mạnh mẽ liên hồi. Các cử động bất thường của chi hoặc cả cơ thể có thể xảy ra. Một số mèo có thể phát ra tiếng kêu lạ hoặc có hành vi không bình thường khác.
- Giai đoạn hậu co giật (post – seizure stage): sau khi co giật hành hạ boss đã kết thúc. Mèo sẽ thường bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, lơ mơ và mất tập trung. Một số bé sẽ lấy lại trạng thái bình thường chỉ sau 1 – 2 giờ. Nhưng một vài bé mèo có thời gian hồi phục lâu hơn. Lúc này chúng có thể bị bối rối hoặc có một vài hành vi khác lạ.
Tuy nhiên, các giai đoạn khi mèo bị co giật có thể không giống nhau. Nên bạn cần theo dõi, ghi chép lại thời gian, tần suất và các hành vi đi kèm. Để phục vụ cho quá trình chữa trị được tốt hơn.
Cách chữa mèo bị co giật sùi bọt mép tại nhà
Lưu ý rằng cách chữa trị mèo bị co giật sùi bọt mép tại nhà chỉ nên áp dụng sau khi đã có sự tham khảo và hướng dẫn từ bác sĩ thú y. Co giật có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng và việc chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chống cho giật dành cho thú y bao gồm: phenobarbital, levetiracetam (keppra), Potassium Bromide (không khuyến khích dùng cho mèo), diazepam (valium).
Đặc biệt, các loại thuốc chống co giật cho mèo này chỉ nên sử dụng khi được sự chấp thuận từ bác sĩ thú y. Vì mỗi bé sẽ có liều lượng sử dụng tương thích với tình trạng của riêng mình.
Việc sử dụng sai liều lượng có thể dẫn đến tình trạng sốc thuốc. Thậm chí gây nguy cơ tử vong nếu không có phương án xử lý tại chỗ phù hợp.
Các loại thuốc như chlorazepate, pregabalin và gabapentin chưa được nghiên cứu kỹ trên mèo. Mặc dù nhiều cơ sở thú y đã dùng loại này nhưng chưa có kiểm nghiệm chính xác mức độ an toàn trên mèo là 100%
Nên nếu tình trạng co giật chỉ xảy ra thoáng qua và mức độ nhẹ. Bạn không nên tự ý dùng thuốc mà nên đưa chúng đến bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám kĩ càng hơn.
Lưu ý khi mèo bị co giật sùi bọt mép
Khi mèo bị co giật sùi bọt mép, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nên cách chữa tại sẽ không mang lại an toàn cao. Bạn nên đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra sẽ tốt hơn.
Trong khi bạn đang đợi sự trợ giúp từ chuyên gia thú y, bạn cần đảm bảo môi trường xung quanh vật cưng được an toàn. Di chuyển những vật cứng, nhọn, nguy hiểm ra khỏi khu vực mèo nghỉ ngơi để tránh gây thương tích trong quá trình co giật.
Tránh cố gắng nhét bất kỳ đồ vật nào vào miệng của boss trong khi xuất hiện các cơn co giật. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến đường thở của mèo. Gây nên các nguy hiểm nếu không có kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
Đồng thời, giữ cho môi trường xung quanh mèo nằm được yên tĩnh. Có thể bổ sung 1 đến 2 chiếc đèn nhỏ để cung cấp đủ độ ấm. Không nên bật nhạc hay tạo ra tiếng ồn quá lớn khiến mèo bị stress, hoảng sợ lúc này.
Bạn cũng cần tránh tiếp xúc, không cố gắng di chuyển mèo đi khi cơn giật vẫn đang diễn ra. Vì lúc có thể khiến mèo hung dữ bất thường và có thể cắn, cào bạn. Từ đó gây thương tích không đáng có cho cả 2.
Ngoài ra, để tạo điều kiện khi trong cách chữa mèo bị co giật tại nhà nếu bác sĩ đến. Bạn nên ghi chép kĩ lại thời gian bắt đầu và kết thúc của các cơn co giật này. Cũng như các triệu chứng, chi tiết kèm theo một cách chi tiết nhất.
Tổng kết
Bạn đã nắm được cách chữa mèo bị co giật sùi bọt mép tại nhà chưa. Vì đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đến tính mạng boss. Nên nếu không có nhiều kiến thức thú y. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc chống co giật nào cho vật cưng nhé!
Xem thêm bài viết liên quan: