Sen đã nắm được cách đỡ đẻ cho chó an toàn ngay tại nhà chưa? Vì cửa sinh là cửa tử đều đúng cho tất cả các giống loài trên Trái Đất này. Nên bạn không được chủ quan khi boss nhà mình sinh đẻ nhé. Hãy cùng Chợ Phụ Kiện Pet tìm hiểu kĩ các bước cơ bản nhất bằng bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Tại sao cần đỡ đẻ cho chó?
Hiện nay, chó được cưng chiều quá mức hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe. Sẽ khiến việc sinh nở của chúng trở nên khó khăn hơn. Khi đó bạn sẽ cần nắm được cách đỡ đẻ cho chó để hỗ trợ boss khi cần thiết.
Điều này giúp đảm bảo an toàn tối đa chó thú cung của bạn. Nhất là với các dòng khó đẻ như: Bull Dog, Poodle, Boxer, Chihuahua,… Hoặc với các bé lần đầu làm mẹ chẳng hạn.
Tuy nhiên, việc này cần đòi hỏi sen phải nắm được các kĩ thuật cơ bản nhất. Không phải “tay mở” nào mới lần đầu đều có thể làm hiệu quả được.
Nên việc học hỏi từ người thân, bạn bè, bác sĩ thú y, sách báo. Sẽ giúp nâng cao kiến thức chăm sóc chó mẹ chuẩn bị đẻ. Từ đó hỗ trợ quá trình sinh nở của boss diễn ra thuận lợi hơn.
Cách cho biết chó sắp sinh cần sen đỡ đẻ
Dù làm bất cứ chuyện gì thì những bước đầu tiên luôn là quan trọng nhất. Bạn sẽ cần xác định thời gian cún sắp lâm bồn. Để chuẩn bị các dụng cụ đỡ đẻ cho chó cần thiết.
Trung bình sau khi giao phối thì khoảng hơn chó sẽ mang thai trong khoảng từ 58 đến 68 ngày. Và trung bình sau khoảng 2 tháng mang thai chó sẽ đẻ con.
Dấu hiệu đầu tiên, khi sắp đẻ chó sẽ thay đổi một số hành vì thường ngày. Chẳng hạn như chúng trở nên căng thẳng, bồn chồn và không thể ngồi yên một chỗ.
Và boss sẽ đi tìm kiếm cho mình một góc nhỏ riêng tư để chuẩn bị sinh. Sau đó, chúng sẽ ít hoạt động, vui chơi hơn. Dành hầu hết thời gian để nghỉ ngơi, dưỡng sức.
Vùng bụng của chó sẽ lớn hơn, có các dấu hiệu co thắt diễn ra điều đặn. Khoảng 3 – 5 ngày trước khi đẻ bầu vú sẽ căng tròn, khi bóp nhẹ sẽ có sữa chảy ra.
Thân nhiệt khi đó của chó sẽ dưới 37ºC. Và chó thở hổn hển lè lưỡi liên tục bằng miệng. Cảm thấy hơi mệt mỏi, rũ rủ và không chịu ăn uống quá nhiều.
Khi thấy các dấu hiệu này bạn nên chuẩn bị ổ, đệm nơi thật yên tĩnh để chó sinh sản. Có thể bổ sung thêm 1 chiếc đèn nhỏ để tạo sự ấm áp, riêng tư nhất có thể.
Tuy nhiên, nếu trong 4 – 6 giờ đầu rặn đẻ mà chưa có dấu hiệu sinh. Nghĩa là chó đang bị khó đẻ, bạn cần đưa bé đến bác sĩ thú y để can thiệp y tế ngay nhé.
Cách chuẩn bị đỡ đẻ cho chó
Trước khi tiến hành đỡ đẻ cho chó bạn phải có cách chuẩn bị dụng cụ, sức khỏe thật hợp lý. Điều này quyết định đến tỉ lệ sinh đẻ thành công cao hay thấp. Mà có rất nhiều bạn mới lần đầu nuôi chó cưng thường bỏ qua. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Chuẩn bị dụng cụ
Để việc đỡ đẻ cho chó tại nhà diễn ra thuận lợi. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ đệm ấm bên trong chuồng trại. Có thể bổ sung thêm một vài lớp vải mỏng. Nhưng không nên quá nhiều vì có thể khiến chó con bị kẹt hoặc làm chó mẹ di chuyển khó khăn.
Nếu được bạn nên mua một bộ nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ chuồng thường xuyên. Bổ sung thêm 1 – 2 chiếc đèn nhỏ, màu vàng ấm cúng bên trong. Nhiệt độ thích hợp cho boss sinh đẻ là từ 26 – 28°C.
Ngoài ra, để phòng trừ các trường hợp xấu xảy ra. Người nuôi nên có sẵn kéo, chỉ khâu, bông gạc, thuốc khử trùng, cầm máu,… Khu vực chuồng đẻ nên là nơi ấm, thoáng tránh được gió lùa.
Giai đoạn này chó cưng thường có sự thay đổi trong tâm lý, hành vi. Nên bạn cần dặn mọi người trong nhà tránh xa khu vực chó sinh. Nhất là đối với trẻ em rất hay tò mò, tới gần chuồng chó mẹ nghỉ ngơi.
Việc tỉ lệ tử vong khi sinh sản ở chó tương đối thấp. Nhưng bạn không được chủ quan mà nên học cách đỡ đẻ cho chó tại nhà thông qua người thân, bác sĩ trước. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho boss 100% nhé.
Chuẩn bị sức khỏe
Thông thường sẽ có 2 giai đoạn (24 giờ và 2 – 12 giờ) trước khi đỡ đẻ cho chó. Đây được xem là “thời gian vàng” giúp tăng tỉ lẹ đẻ thành công cho boss.
– Chuẩn bị trước 24 giờ: trong thời gian này bạn không nên cho chó ăn quá no. Vì dễ khiến bao tử dày lên chèn ép các bộ phận quan trọng gây khó sinh.
Khi này chó mẹ sẽ có dấu hiệu bỏ ăn, bụng trở nên căng tròn. Chó mẹ cũng sẽ có phản xạ đái ỉa hay còn gọi là ỉa són hoặc đái dắt. Nên bạn cũng chỉ duy trì cho bé uống ít nước thôi nhé.
– Chuẩn bị trước 12 – 2 giờ: thời gian này là chó mẹ sắp sinh. Bạn nên dành hết thời gian để ở bên chúng. Vừa động viên, vừa kiểm tra kĩ càng các dấu hiệu bất thường trong quá trình sinh.
Chó mẹ sẽ trở nên bồn chồn, đi lại liên tục. Vị trí âm hộ sẽ bị phù nề và có dịch lỏng trong suốt chảy ra. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ của cún thường xuyên. Tốt nhất là nên duy trì trong khoảng 36.7 – 37.5ºC.
Trong giai đoạn này chó mẹ sẽ có biểu hiện run lạnh. Bạn có thể tăng cường giữ ấm cho bé bằng khăn mỏng. Và liên tục trấn an, vuốt ve để tâm lý chó mẹ ổn định nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Cách đỡ đẻ cho chó tại nhà an toàn
Cách đỡ đẻ cho chó tại nhà an toàn thường sẽ không khó khăn với các bạn đã nuôi lâu năm. Nhưng với các sen mới thì cần đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn đấy. Sau đây Chợ Phụ Kiện Pet đưa ra 3 bước cơ bản như sau:
– Bước 1: hỗ trợ chó mẹ bằng vuốt bụng, đỡ con.
Khi chó con ra đời thì sẽ đi kèm theo một bọc màng ối. Khi cún bắt đầu ra khỏi vùng kín của chó mẹ bạn hãy dùng tay đỡ nhẹ nhàng. Tay còn lại thì vuốt bụng chó mẹ theo chiều từ bụng về hậu môn.
Nếu chó con khó chui ra ngoài hãy dùng lực thật nhẹ đễ hỗ trợ kéo ra nhé. Sau đó, hãy nhanh chóng dùng khăn sạch để lau khô mặt boss đang bị dính nước ối nhằm tránh gây ngạt thở cho chó.
Bước 2: hút nước ối bằng ống bơm nhỏ và cắt dây rốn
Sau khi sinh thì miệng chó con sẽ có một lượng nước ối nhất định. Bạn hãy đặt chó con ở trên khăn ấm sạch. Say đó dùng bơm nhỏ để hút chất dịch này ra.
Sau đó, bạn hãy cắt dây rốn cho chó con bằng kéo chuyên dụng. Vị trí cắt là cách da khoảng 1 – 2cm. Sau khi cắt nên sát trùng bằng cồn 70°C hoặc cồn Povidone 5%.
Bước 3: lau sạch chó con, hậu môn của chó mẹ.
Sau khi sinh bạn nên lau khô chó con bằng khăn có tẩm nước muối sinh lý. Vị trí hậu môn gần khu vực đẻ của chó mẹ cũng cần được lau khô ráo, sạch sẽ.
Có nên đỡ đẻ cho chó tại nhà không?
Cách đỡ đẻ cho chó tại nhà thật ra khá đơn giản. Nhưng việc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến cả chó mẹ và con sơ sinh. Nếu là người mới thì sen nên học hỏi từ người thân, bạn bè có kinh nghiệm trước.
Các động tác cần nhanh gọn, dứt khoát. Bạn không nên cố kéo chó con ra ngoài. Mà chỉ hỗ trợ giữ, kéo với lực thật nhẹ. Vì lúc này hệ xương khớp của cún cực kì non yếu.
Thông thường việc chó sinh đẻ sẽ diễn ra vào ban đêm. Khi đó việc đưa boss đi bệnh viện sẽ khó khăn. Nên thường cho chúng đẻ ở nhà với sự hỗ trợ từ người nuôi sẽ hợp lý hơn.
Tuy vậy, với các trường hợp mặc dù đã có dấu hiệu sinh đẻ trong 1 – 2 ngày. Nhưng chó không thể tự mình đẻ được sẽ vô cùng nguy hiểm
Nên nếu có điều kiện thì bạn vẫn nên đưa thú cưng đến bệnh viện. Để bác sĩ đánh giá tình hình bầu thai, thể trạng sức khỏe của từng bé. Từ đó việc sinh con sẽ an toàn hơn.
Bạn cũng nên có các phương án dự phòng trường hợp cấp bách. Lời khuyên là hãy chuẩn bị sẵn trong sổ tay số điện thoại bác sĩ thú y gần nhà. Để có thể gọi hỏi hoặc liên hệ để cấp cứu khi chó mẹ gặp các vấn đề nghiêm trọng.
Lưu ý trong cách đỡ đẻ cho chó
Bạn cần nắm được cách đỡ đẻ cho chó trước khi chúng sinh ít nhất 7 – 10 ngày. Điều này giúp cho quá trình chuẩn bị của bạn được thuận lợi hơn.
Hãy sắm thêm chăn, đệm cho thú cưng ấm áp. Khu vực chuồng trại nên được di chuyển đến nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn. Hạn chế người thân qua lại khu vực chó sắp sinh.
Bạn cũng nên thoi dõi sát sao tâm lý của chó mẹ sau sinh. Hay các biểu hiện chó khó sinh đẻ để hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Tránh để quá lâu có thể khiến chó bị stress, ăn con, không đẻ được.
Ngoài ra, sau khi sinh chó con cần tiếp xúc ngay với bầu sữa của chó mẹ. Nguồn sữa này giàu sức đề kháng giúp chó con chống lại nhiều bệnh tật trong 24 giờ sau sinh.
Và sau khi sinh xong thì khu vực đẻ sẽ có nhiều vết bẩn. Điều này có thể khiến côn trùng, kiến bò lên cắn chó con. Nên bạn cần kiểm tra và làm sạch chúng ngay lập tức.
Vì giai đoạn này sức đề kháng của chó mẹ và con khá yếu. Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng các loại xịt khử ít chất tẩy rửa. Tốt nhất nên dùng các loại nước sinh lý nhằm đảm bảo an toàn cho boss.
Cách chăm sóc cho chó sau khi đỡ đẻ
Bạn nên có cách giữ ấm cho chó mẹ sau khi đỡ đẻ thật tốt. Hãy dùng 1 – 2 lớp vải mỏng đắp lên thân người bé. Nhưng nhớ đừng quá dày có thể khiến chúng khó chịu và chó con bị mắc kẹt.
Đối với chó con bạn có thể để mẹ tự liếm sạch nước ối con dư thừa. Hoặc tự mình lau sạch chúng bằng chiếc khăn tay có tẩm nước muối sinh lý.
Một tay bạn cầm khăn, một tay ẵm chó con nhẹ nhàng. Tránh các động tác nhanh, mạnh có thể khiến chó mẹ lầm tưởng bạn bắt con của chúng đi. Khi đó bản năng làm mẹ sẽ khiến boss cắn tay sen ngay đấy.
Bạn cũng nên quan sát xem chó mẹ có tiết ra sữa khi con bú không. Vì một số trường hợp chó mẹ bị tắt hoặc không có sữa. Khi đó bạn sẽ phải cung cấp sữa thú cưng chuyên dụng.
Khu vực chuồng trại, đệm của chó mẹ nằm cũng cần sạch sẽ. Hãy quan sát kĩ xem có kiến, côn trùng nào bên trong không. Nhiệt độ luôn nên duy trì từ 26 – 28°C, độ ẩm < 85%.
Sau khi chó con đạt 6 – 8 tuần tuổi. Bạn nên đưa đi tiêm các mũi vắc xin đầu tiên cho chúng. Và tuân thủ thời gian tiêm các mũi sau theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe của chó mẹ và con. Nhằm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Để có phương án xử lý tại chỗ hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của boss nhất.
Dinh dưỡng cho chó mẹ sau sinh
Sau khi đỡ đẻ cho chó mẹ thành công thì cách giúp boss hồi phục nhanh nhất là dinh dưỡng. Sau sinh bạn cần cho cún ăn các loại thực phẩm giàu canxi, protein, khoáng chất, các axit béo và chất xơ.
Nhưng hãy xay nhuyễn cùng với rau củ. Để giúp cho boss dễ dàng tiêu hóa và có đủ lượng sữa cần thiết nuôi chó con. Việc bổ sung nước sạch mỗi ngày là điều bắt buộc.
Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng như bột pha loãng, thực phẩm đông lạnh cho chó mẹ, hoặc viên nén. Hãy liên hệ bác sĩ thú y để được tư vấn kĩ hơn nhé.
Sen cũng sẽ cần chia nhỏ bữa ăn ra thành 2 – 3 bữa / ngày. Thõi dõi sát sao 24 / 7 sức khỏe, tình trạng sữa của chó mẹ. Để đảm bảo trong 1 – 7 ngày đầu chó con có đủ lượng sữa cần thiết.
Tổng kết
Vậy là sen đã nắm được cách đỡ đẻ cho chó tại nhà an toàn nhất chưa. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, chuồng trại cho cún. Thì sau khi sinh khoảng 1 – 12 giờ đầu bạn nên quan sát các dấu hiệu ở cả chó mẹ và con. Để phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có ngay nhé.
Xem thêm bài viết liên quan: