Sen đang tìm kiếm tài liệu về cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà an toàn. Sao không thử tham khảo bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet ngay. Chắc chắn sẽ cung cấp cho sen các kiến thức quý giá. Nhăm giúp “hoàng thượng” vượt cạn thành công. Nào chúng ta cùng bắt đầu ngay nhé.

đỡ đẻ cho mèo

Tại sao cần đỡ đẻ cho mèo tại nhà?

Thông thường việc sinh sản ở thú cưng dễ dàng hơn con người chúng ta khá nhiều. Nên cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà cũng thường xuyên được áp dụng hơn là tại bệnh viện.

Nhưng đầy cũng là một kĩ thuật đòi hỏi bạn phải trải qua các lần thực tế trước kia. Chính vì vậy, sen cần nâng cao kĩ năng của mình bằng học hỏi từ chuyên gia, internet, báo đài,…

Tuy nhiên, một số dòng mèo tương đối khó khăn trong việc sinh nở. Nhất là với các bé lần đầu tiên đẻ con. Nên khi đó sẽ cần tới sự trợ giúp của chủ rất nhiều.

Chính vì vậy, bạn có thể dự đoán ngày sinh của boss. Và trước đó khoảng từ 3 đến 4 ngày nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe.

Để đánh giá thực tế thể trạng của mèo có thể sinh đẻ tại nhà được không. Nếu cần thiết hãy nhờ 1 – 2 người thân, bạn bè có kinh nghiệm đỡ đẽ cho mèo hỗ trợ. Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mèo mẹ và con nhé.

Xem thêm >> Cách đỡ đẻ cho chó an toàn, thành công

Cách cho biết mèo chuyển dạ cần đỡ đẻ

Cách nhận biết mèo chuyển dạ cần sen đỡ đẻ cho dễ nhất là theo dõi số ngày. Thông thường sau khi giao phối mèo cái sẽ đẻ con sau 58 đến 63 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ có thể sớm hoặc trễ hơn tùy từng bé.

Khi đó, cân nặng của mèo mẹ tăng nhanh chóng. Các hành vi của boss cũng sẽ trở nên bất thường. Chúng thường bỏ ăn, tìm kiếm chỗ để chuẩn bị đẻ như góc tủ, góc giường,…

Nhiệt độc cơ thể mèo lúc này sẽ giảm nhẹ 1 – 2ºC xuống còn 37.8ºC. Mèo trở nên trầm tính, quấn chủ hơn. Vì chúng nghĩ sen là người giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

Bụng mèo có dấu hiệu tụt xuống bên dưới trước 1 – 2 ngày sinh. Chúng cũng sẽ thường thích cào cáu, di chuyển khắp nhà liên tục. Và thêm biểu hiện dễ thấy nữa là mèo thở gấp, hổn hển.

Sắp sinh bụng mèo mẹ cũng sẽ có dấu hiệu phình to hơn. Đồng thời, nếu để tay hoặc tai của bạn áp sát bụng mèo. Có thể dễ dàng ảm thấy các động tác nhịp nhàng của các chú mèo con trong bụng

Khi sắp tới ngày sinh các chất dịch ở vùng kín mèo mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn. Nên ngoài liếm lông thì mèo mẹ còn thường xuyên liếm sạch đi chất dịch này.

Và càng đến ngày gần sinh các cơn co thắt ở bụng sẽ diễn ra đều đặn, có chu kì. Khi đó bạn nên lên phương án cũng như cách đỡ đẻ cho mèo phù hợp nhất nhé.

Cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà đơn giản, an toàn

Trong cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà Chợ Phụ Kiện Pet xin chia làm 3 giai đoạn: chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị sức khỏe và hỗ trợ sinh cho boss. Ngoài ra, còn sẽ có chế độ chăm sóc hậu sản bạn có thể tham khảo kĩ hơn ở nội dung cuối bài viết. Điều này giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của thú cưng.

cách đỡ đẻ cho mèo

Cách chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ cho mèo

Để việc đỡ đẻ cho mèo đạt hiệu quả 100% thì cách chuẩn bị dụng cụ rất cần thiết. Đầu tiên, hãy bổ sung thêm đệm êm, 2 – 3 lớp vải mỏng giúp giữ ấm cho boss.

Nếu mèo sinh nhiều con hãy bổ sung thêm gel dinh dưỡng. Trong lúc mèo mệt bạn có thể cho mèo ăn 1 – 2 đốt tay gel. Để bổ sung thêm dinh dưỡng tránh mèo bị mất sức quá nhiều.

Hãy chuẩn bị thêm các dụng cụ y tế chuyên dụng như: panh kẹp, kéo, chỉ khâu,… Phòng trừ trường hợp phải cắt dây rốn cho mèo con khi mèo mẹ mất sức không tự làm được.

Bạn có thể sử dụng thuốc kích đẻ Oxytocin. Lời khuyên chỉ nên dùng Oxytocin khi mèo mẹ khó sinh, sức khỏe kém. Đây là một dạng thuốc tiêm, nên bạn có thể gọi bác sĩ thú y để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Bông gạc, thuốc cầm màu lúc này cũng nên được chú ý. Trong các trường hợp cần thiết thì 2 loại dụng cụ này sẽ giúp cầm màu nhanh chóng cho mèo.

Phòng trừ trường hợp mèo mẹ thiếu sữa. Bạn có thể mua sẵn sữa chuyên dụng cho mèo con và bình bú. Để trong 1 – 2 giờ đầu mèo con có sữa để không bị đói, khát.

Cách chuẩn bị tâm lý trước khi đỡ đẻ cho mèo

Nếu không chắc chắn về thể trạng của mèo mẹ trước khi lâm bồn. Bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra thăm khám. Một số trường hợp sẽ phải đỡ đẻ cho meo tại phòng khám thay vì ở nhà.

Việc phát hiện các dấu hiệu chuyển dạ trước ngày dự sinh rất cần thiết. Vì sinh non tại nhà vô cùng nguy hiểm. Có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Bạn nên chọn khu vực sinh nở của mèo ở nơi ấm áp, tránh gió lùa. Khu vực này cần thật yên tĩnh, tránh xa mặt đường quốc lộ. Hạn chế người thân, chó mèo khác đến gần.

Kiểm tra kĩ các góc cạnh ở bên trong chuồng. Tránh các vật quá sắt có thể đâm vào mèo con. Việc lót lớp chuồng rất cần thiết nhưng không nên qua dày dễ chèn ép mèo con. Khiến chúng ngạt thở và tử vong.

Nếu bạn là người sợ máu thì không nên đỡ đẻ cho mèo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng cho cả sức khỏe của boss và sen. Hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y, người thân.

Nên không chỉ chuẩn bị tâm lý cho mèo mẹ. Mà ngay chính bản thân bạn cũng phải tự chuẩn bị cho mình. Để quá trình sinh nở của boss diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

Xem thêm >> Xử lý khi mèo bị sốc nhiệt

Cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà an toàn

Đối với các boss khỏe mạnh, sức khỏe tốt thì việc sinh thường khá dễ dàng. Bạn chỉ cần hỗ trợ đỡ đẻ cho mèo bằng cách lau nước ối nếu mèo mẹ không tự liêm được.

Bằng cách hãy đặt mèo con nằm yên trên khăn khô hoặc lòng bàn tay. Tay còn lại dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng đi lớp nước ối này. Nhớ quan sát kĩ bên trong miệng để tránh nước gây tắt đường thở mèo con.

Nếu trải qua 30 – 45 phút kể từ khi bụng có dấu hiệu chuyển dạ. Mà mèo mẹ không thể sinh thì ngay lập tức đưa chúng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, kĩ càng nhé.

Thông thường giữa các lần sinh là từ 10 – 60 phút. Nếu quá thời gian này mà mèo mẹ không có dấu hiệu sinh tiếp hoặc mệt lả. Hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ thú y để được tư vấn.

Trong trường hợp cần sử dụng đến thuốc kích đẻ Oxytocin. Thì bạn hãy tiêm cho mèo khi quá thời gian rặn đẻ mà chưa có dấu hiệu sinh con. Tiêm bắp thịt, tiêm dưới da hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, 3 – 4 giờ tiêm một liều.

Trong trường hợp cần cắt dấy rốn cho mèo con. Bạn hãy dùng panh kẹp dây rốn cách rốn tối thiểu 1cm. Sau khi cắt nên sát trùng bằng cồn 70°C hoặc cồn Povidone 5%. Và tiến hành đặt lại ngay bầu vú mèo mẹ để chúng bú sữa, giữ ấm cơ thể.

Lưu ý trong cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà

Cách đỡ đẻ cho mèo tương đối đơn giản cho các bạn đã có kinh nghiệm. Nhưng với các con sen lần đầu làm chuyện này sẽ gặp nhiều vất vả. Nên bạn hãy nhờ thêm 1 – 2 người thân để hỗ trợ nhé.

Trong trường hợp mèo có dấu hiệu chuyển dạ mà sau 30 – 45 phút vẫn chưa sinh. Thì chứng tỏ chúng đang bị khó sinh đẻ. Bạn cần đưa đến bác sĩ để được thăm khám kĩ càng.

Bạn cũng nên kiểm tra số lượng nhau thai bằng đúng số lượng mèo con sinh ra. Nếu nhau bị kẹt có thể gây nhiễm trùng bên trong cơ thể mèo mẹ. Khi đó sẽ vô cùng nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài và không được phát hiện.

Có nhiều trường hợp mèo con bị chết lưu. Nghĩa là chúng đã chết vì lý do nào đó trước khi được sinh ra. Khi đó bạn nên nhanh chóng hỗ trợ mèo mẹ sinh bé này ra. Để các bé còn lại được đẻ ra thuận lợi hơn.

Nếu gặp hiện tượng xuất huyết sau sinh. Thì lúc này cách đỡ mèo đẻ cần thay đổi là cần liên hệ bác sĩ gần nhất ngay lập tức. Tình trạng máu không được cầm có thể gây tử vong chỉ sau 2 – 3 giờ đồng hồ.

Trong 1 – 2 ngày đầu mèo mẹ sẽ có dấu hiệu kiệt sức rõ rệt. Khi đó bạn sẽ cần cung cấp chế độ dinh dưỡng giàu protein, canxi. Nhưng nhớ xay nhuyễn để đảm bảo mèo mẹ dễ dàng tiêu hóa thức ăn.

cách đỡ mèo đẻ

Cách chăm sóc cho mèo sau đỡ đẻ

Mặc dù cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà của bạn đạt hiệu quả 100% đi chăng nữa. Thì 24 giờ đầu cả mèo mẹ và con đều vô cùng yếu ớt. Nên sen sẽ phải có cách chăm sóc kĩ càng cho boss lúc này. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn chính cả tính mạng của mèo cưng đấy.

Chăm sóc mèo mẹ

Sau khi đỡ đẻ cho mèo mẹ bạn cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi, đạm, protein. Các loại đồ ăn này nên được nấu chín kĩ, không dùng đồ nêm.

Bạn cũng cần chia nhỏ bữa ăn thành 2 – 3 bữa / ngày. Để hệ tiêu hóa của mèo có thể dần làm quen với tần suất ăn uống. Tránh gây chướng bụng, khó tiêu.

Khu chuồng trại cần được giữ ấm tối đa, hạn chế gió lùa. Khăn sạch cần thay thế mỗi ngày. Bạn chỉ cần lót 2 – 3 lớp vải mỏng là đủ. Lót quá nhiều có thể chèn ép mèo con sẽ không tốt.

Bổ sung thêm đèn sợi tóc nhỏ màu vàng. Vừa để giữ ấm vừa tạo không gian yên tĩnh. Trong giai đoạn sau sinh hãy hạn chế người thân đến gần khu vực mèo sinh.

Hãy tạo sự riêng tư tối đa để mèo mẹ nghỉ ngơi, hồi phục. Bạn phải thay nước sạch đều đặn mỗi ngày. Có thể dùng thêm một số loại súp thưởng cho mèo để giúp boss tăng khẩu vị, dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra kĩ càng bầu vú của mèo mẹ có sữa không. Vì trong 12 – 24 giờ đầu nếu không có sữa mẹ thì mèo con rất dễ tử vong.

Chăm sóc mèo con

Không chỉ nên chú trọng vào cách đỡ đẻ cho mèo mẹ như thế nào. Mà cách chăm sóc mèo con sau sinh cũng rất quan trọng. Hãy dùng khăn khô, mềm có tẩm nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng cơ thể mèo con.

Nhằm loại bỏ đi các chất thừa sau khi được sinh ra. Sau đó bạn hãy hỗ trợ bé tìm đến bầu mèo mẹ. Đây cũng được xem là sợi dây giúp kết nối mèo mẹ và con hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn đầu đời thì mèo con sẽ sống phần lớn dựa vào sữa mẹ. Trong sữa giàu các kháng thể giúp cơ thể non nớt của mèo con chống chọi lại tác nhân gây bệnh từ môi trường sống.

Nhiệm vụ của bạn lúc này chỉ cần chăm sóc mèo mẹ thật tốt. Cung cấp chế độ dinh dưỡng, nước uống. Từ đó giúp cho cả mèo con phát triển toàn diện, khỏe mạnh nhất.

Khu vực chuồng tại luôn cần được vệ sinh, giữ ấm. Kiểm tra định kì mỗi ngày để phát hiện ve rận, kiến kí sinh. Đây là những sinh vật dễ gây nhiêu bệnh truyền nhiễm không tốt cho mèo con.

Lưu ý: khi mèo con đạt 6 – 8 tuần tuổi bạn có thể dẫn chúng đi tiêm các mũi vắc xin đầu tiên. Lặp lại sau đó 3 – 4 tuần theo lịch của bác sĩ thú y. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho chính mèo con và mọi người xung quanh.

Tổng kết

Liệu bạn đã nắm được cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà an toàn nhất chưa. Vì người xưa thường bảo cửa sinh là cửa tử. Nên bạn sẽ cần nắm rõ các bước cơ bản từ người thân, bạn bè, chuyên gia trước. Điều này giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mèo mẹ và bầy con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *