Cách huấn luyện, dạy cho chó bắt tay không quá phức tạp mà lại mang tới nhiều trải nghiệm thú vị. Không chỉ riêng cho boss mà chính cả sen. Nhưng với người mới nuôi thú cưng liệu bạn có tự tin để mình tự dạy không? Hãy đọc ngay bài viết bổ ích sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet nhé.
Nội dung bài viết
Tại sao cần huấn luyện, dạy chó bắt tay
Mặc dù không được xem là quan trọng hơn việc huấn luyện thú cưng đi vệ sinh đúng chỗ, kiểm soát hành vi,… Nhưng dạy chó bắt tay sẽ góp phần cách bé nhận thức các bài học cao hơn. Giúp tạo thêm mối quan hệ khăn khít, gắn bó keo sơn giữa chủ nhân và thú cưng.
Mặc khác, dạy chó bắt tay thật sự rất đơn giản cho cả những bạn mới tập nuôi. Và cún cũng sẽ thường có biểu cảm thích thú với chủ nhân mỗi khi thực hiện bài học này. Từ những buổi huấn luyện nhẹ nhàng như bắt tay thì chó sẽ hình thành thói quen tốt. Giúp bạn dễ kiểm một số hành vi như: cắn tay, phá đồ, sủa,…
Cách dạy chó bắt tay đơn giản nhất
Dạy chó bắt tay “trái – phải”
Cách dạy chó bắt tay kiểm soát, hiểu được tay trái, phải sẽ tương đối khó khăn hơn. Đây cũng được xem là bài học nâng cao, tăng mức độ thông minh cho cún. Đầu tiên, bạn cần học boss học cách bắt từng tay trái, phải riêng biệt để xem thú cưng đang thuận tay nào.
Khi đã xác định được thì sen tiến hành tập bắt cho tay thuận trước. Bằng cách đưa bánh thưởng để dụ cún bắt ở hướng tay đó trước. Khi đã quen thì bạn bắt đầu chuyển hướng bánh thưởng sang tay còn lại. Chắc chắn lúc đầu chó chỉ bắt tay thuận. Nên bạn hãy tự đặt tay cún lên tay mình.
Đến khi nào chó có thể bắt được cả hai tay thì bước đầu đã thành công. Và sau đó bạn sẽ phải dùng đến khẩu lệnh “bắt tay trái” hoặc “bắt tay phải” để dạy. Ví dụ: khi muốn cún bắt bên trái bạn hãy hô to khẩu lệnh “bắt tay trái”. Đồng thời kiểm soát hành vi để chó tự đặt tay trái mình lên, làm tương tự với tay còn lại.
Hãy kiên trì thực hiện đến khi chó hiểu được khẩu lệnh và bắt tay trái hay phải theo đúng yêu cầu bạn bạn. “Level” của bài học này tương đối cao hơn so với thông thường. Nên bạn hãy kiên nhẫn chỉ bảo, dạy cún một cách tự nhiên. Không được la rầy, tỏ vẻ khó chịu khiến chó nản nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Cách dạy chó bắt tay dùng đồ ăn
Bạn hãy chuẩn bị một ít thức ăn, bánh thưởng cho chó sẵn trong bát. Khi chó cưng đến gần để lấy đồ ăn bạn hãy dùng khẩu lệnh “ngồi xuống”. Đây là một bài học rất cần thiết trước khi dạy, huấn luyện chó bắt tay. Bài học này giúp kiểm soát hành vi dễ dàng, có lợi cho những bạn mới.
Sau khi đã ngồi vào vị trí trước bát ăn đựng bánh thưởng thơm ngon. Bạn hãy hô khẩu lệnh “bắt tay” và đưa bánh đến gần cún hơn. Nếu cún chưa hiểu phải làm gì, bạn sẽ cần dùng tay mình đưa chân bé lên, đặt nhẹ nhàng vào lòng bàn tay to lớn của mình.
Hãy kiên trì đến khi chó cưng hiểu được khẩu lệnh “bắt tay”. Trong quá trình này đôi khi sẽ mất khá nhiều thời gian, nhất là những bé nghịch ngợm, hiếu động. Nên hãy cho cún học các bài học về kiểm soát như ngồi yên, không sủa,… Để thuận lợi hơn trong những bài học về sau nhé.
Huấn luyện không sử dụng đồ ăn
Việc chúng ta lạm dụng bánh thưởng quá nhiều khiến cách dạy chó bắt tay không được lâu dài. Nói vậy là vì cún chỉ sẽ nghe lời khi được thưởng đồ ăn ngon. Còn khi không có gì chúng sẽ tỏ ra không hợp tác. Làm cho quá trình học bị ngắt quãng, thiếu hiệu quả.
Nên sau khi boss đã thành công trong giai đoạn có đồ ăn thưởng. Bạn sẽ phải tập cho bé quen việc bắt tay chỉ thông qua khẩu lệnh. Cộng với việc thường xuyên động viên cún bằng các hành động như xoa đầu, vỗ tay, tán dương,… Và tuyệt đối nhưng dùng bánh thưởng trong giai đoạn này.
Khi đã thành thục cách bắt tay, bạn có thể nâng cấp thêm cho chó cưng. Bằng việc bất chợt hô khẩu lệnh “bắt tay” khi cún chạy ngang qua. Khi đó thì bài học này đã trở thành một thói quen, đem lại sự thích thú cho chúng. Chứ sẽ không đơn thuần chỉ là một bài huấn luyện khó nhọc nữa.
Xem thêm >> Chó bị gãy chân có tự lành được không?
Huấn luyện chó bắt tay chéo nhau
Cách dạy này tương tự như khi cho chó bắt tay trái phải. Bạn hãy dùng khẩu lệnh “tự bắt tay” một cách dứt khoát và dùng tay mình cầm chân trái đưa chéo qua chân phải. Lưu ý: bạn sẽ cần cho cún nằm hoặc ngồi để chúng có thể thực hiện tư thế này dễ dàng hơn.
Lúc đầu hãy sử dụng bánh thưởng để giúp chó tiếp thu tốt hơn. Khi đã quen với khẩu lệnh “tự bắt tay” bạn hãy cho chúng “cai đồ ăn thưởng”. Để giúp cho boss có thể ghi nhớ bài học này dễ dàng. Đây được xem là một bài huấn luyện có mức độ khó trung bình.
Nên bạn sẽ chỉ cần sự kiên nhẫn, không nôn nóng. Đồng thời, thấu hiểu được mức tiếp thu của chó cưng nhà mình. Hãy đi kèm với bánh thưởng là những tràng vô tay, xoa đầu tán dương. Để vừa giúp cún học nhanh hơn, cũng như gắn kết thêm tình cảm giữa sen và boss.
Độ tuổi dạy chó con cách bắt tay hợp lý
Cách để dạy chó bắt tay đơn giản, thành công nhất là dựa vào độ tuổi. Bạn càng huấn luyện cún càng sớm thì mức độ tiếp thu, học hỏi sẽ nhanh hơn. Độ tuổi để huấn luyện cho chó là từ 2 – 4 tháng tuổi. Khi đã trưởng thành thì thú cưng thường có xu hướng khó nghe lời hơn.
Riêng với những bài huấn luyện khó khăn, đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn. Nhất là với những bé cún kích thước to, chó bảo vệ, cảnh sát. Thì độ tuổi huấn luyện sẽ từ 5 tháng tuổi sẽ hợp lý nhất. Một số bài học nâng cao điển hình như: dạy chó kiểm soát hành vi, không cắn tay chủ, cắn phá đồ,…
Ngoài ra, việc dạy chó học cách bắt tay sẽ giúp tăng cường kĩ năng xã hội, giao tiếp với con người. Đây được xem là bài học mang lại cho cún một trải nghiệm mới hơn. Chứ không hề giúp kiểm soát hành vi cắn phá, chạy nhảy,…. Nên bạn sẽ cần có những bài học nâng cao hơn nữa.
Cách dạy chó mèo bắt tay có giống nhau không?
Về lý thuyết thì cách dạy chó mèo cách bắt tay sẽ được thực hiện tương tự như nhau. Chỉ có điều loài mèo bản tính sẽ thiên hướng độc lập, tự chủ hơn. Còn chó cưng thì lại có xu hướng bầy đàn, nghe lời chủ nhân. Chính vì vậy, mà việc huấn luyện ở mèo sẽ tương đối khó nhọc hơn.
Tuy vậy, độ thông minh của hai giống này lại tương đương nhau. Chỉ cần bạn đủ kiên trì, có cách dạy chó mèo bắt tay đúng đắn.Thì việc bé “tốt nghiệp” khóa huấn luyện thú cưng sẽ nhanh chóng. Đồng thời, đem lại phút giây thoải mái, bên nhau cho cả sen và boss.
Mỗi khi chó mèo cưng thành công trong một vài bài học dù chỉ là nhỏ nhất. Ngoài bánh thưởng thì sen hãy xoa đầu, vuốt ve tạo cử chỉ ân cần, khích lệ để tạo tâm lý thoải mái. Giúp chúng hiểu rằng những nỗ lực của bản thân đang được đền đáp xứng đáng nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Những lưu ý trong cách dạy chó bắt tay
Mặc dù cách dạy chó bắt tay trông có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sẽ có mức độ tiếp thu bài học tốt như nhau. Nên khi dạy thú cưng thì cần rất nhiều sự kiên trì, nhẫn nại. Đúng kiểu “mưa dầm thấm lâu” mà ông cha ta thường nói ngày xưa.
Trong quá trình huấn luyện chó bắt tay, bạn tuyệt đối không được sử dụng vũ lực. Đây là bài học tạo sự gắn kết chứ không phải bài học bắt buộc như đi vệ sinh, bắt trộm,… Nên hãy xem đây như một cuộc đi chơi, vui đùa thường ngày. Ngoài ra, việc dùng vũ lực sẽ gây ảnh hưởng tâm lý về sau. Điều này sẽ gây khó khăn hơn trong các bài học đòi hỏi nhiều kĩ năng khác.
Bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp để huấn luyện. Không nên dạy cún lúc chúng đang đói, vừa mới ngủ dậy, mới khỏi bệnh,… Sau khi huấn luyện thành công bạn vẫn sẽ cần thực hiện lại động tác đó mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cún ghi nhớ lâu hơn, tạo sự thích thú mỗi khi chơi đùa cùng chủ nhân.
Việc chúng ta sử dụng bánh thưởng trong dạy chó bắt tay là điều cần thiết. Tuy nhiên, để tránh chó bị béo phì, thừa cân. Và việc lạm dụng bánh trong huấn luyện cũng sẽ khiến cún trở nên khó bảo hơn khi không được cho bánh. Thì bạn sẽ cần kiếm soát số lượng bánh thưởng mỗi lần cho ăn nhé.
Tổng kết
Cách huấn luyện, dạy chó bắt tay thật sự không quá khó khăn phải không nào. Đây được xem là bài học vỡ lòng, dễ thực hiện nhất khi nuôi thú cưng. Bạn hãy nhanh chóng áp dụng cho bé cún nhà mình. Để khiến các thành viên khác trong gia đình trầm trồ, ngạc nhiên vì độ thông minh của chó cưng nhé.