Bạn là người mới và đang tìm hiểu cách nuôi cá cảnh không cần oxy, không bị chết yểu. Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet. Chắc chắn các kiến thức cần thiết đều nắm hết trong này. Dù anh em đồng ngư lâu năm thì vẫn có thể đọc để nâng cao thêm kiến thức cho bản thân nhé!

Tại sao cần nuôi cá cảnh (kiểng)

Cuộc sống hiện đại hóa đã kéo con người chúng ta đi vào vòng xoáy của công việc. Từ đó làm mất đi nhiều giá trị về tinh thần mà đáng lẽ chúng ta cần được hưởng thụ. Để giúp cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn.

Khi đó việc nuôi cá cảnh sẽ là cách giúp con người hòa mình vào thiên nhiên. Trở về với tuổi thơ thời “cởi truồng tắm mưa” mà chúng ta phần lớn đã lãng quên đi.

Không chỉ vậy, thú chơi này hiện nay phát triển cực kì thịnh nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, tphcm. Có rất nhiều cuộc thi chuyên về nhiều dòng cá cảnh.

Nơi mà các tay chơi chuyên nghiệp có thể thỏa thích thể hiện tài năng nuôi cá kiểng của mình. Và cũng được xem là nơi mà anh em “đồng ngư” có dịp học hỏi, nâng cao kĩ năng.

Thú chơi này phát triển không chỉ độ tuổi trung niên. Mà ngay cả các bạn trẻ, em nhỏ còn cắp sách đến trường rất yêu thích. Chúng góp phần mang lại các giá trị tinh thần cho mọi người.

Giúp mọi người tạm thời tránh xa mạng xã hội, smartphone,… Đem mọi người hòa mình vào thế giới tự nhiên. Nơi mà chính chúng ta đã là một phần trong nó từ Trái Đất hình thành.

Đặc biệt, trong các không gian kín như phòng ốc, văn phòng làm việc. Một chiếc bể cá mini nhỏ nhắn cũng sẽ giúp tâm trạng của chúng ta tốt hơn rất nhiều đấy.

nuôi cá cảnh
Nuôi cá cảnh có dễ không?

Nuôi cá cảnh (kiểng) cần những gì?

Dù cách nuôi cá cảnh của bạn chuẩn chỉnh đến đâu. Thì lời khuyên là bạn cũng nên thường xuyên trau dồi cho mình kiến thức mới. Học hỏi thêm từ các bậc đàn anh, người có kinh nghiệm lâu năm. Ngoài ra, một số yếu tố cẩn chuẩn bị gồm:

  • Hồ cá: việc chọn kích cỡ, chiều dày kính sẽ phụ thuộc vào giống cá bạn định nuôi. Vì có những dòng chỉ được nuôi riêng biệt một cá thể như: betta, cá lóc. Nhưng có những dòng lại phải nuôi cộng đồng, số lượng lớn.
  • Hệ thống lọc: dĩ nhiên không phải tất cả các dòng cá đều cần lọc. Với những bể nuôi bảy màu, lóc thì bạn nên dùng sỉ than, lá bàn. Để là nơi vi khuẩn có lợi trú ngụ. Còn với các dòng cá lớn thì cần lọc to, khủng hơn.
  • Ánh sáng: không chỉ con người mà cá cũng rất cần ánh sáng để sống. Có thể là nguồn sáng từ mặt trời hoặc đèn hồ cá chuyên dụng. Mức độ bật nên duy trì từ 6 – 10 tiếng tùy thuộc vào nhu cầu của từng dòng nhất định.
  • Thức ăn: có thực mới vực được đạo. Việc sử dụng thức ăn phải phụ thuộc vào giống cá cảnh, kích thước hồ, lọc. Không nên cho ăn vào lúc trời quá nóng hoặc lạnh. Trước khi tắt đền 1 – 2 tiếng bạn cũng nên hạn chế cho cá ăn nhé.

Về cơ bản thì việc nuôi cá kiểng cần những gì phụ thuộc nhiều vào giống loài cụ thể. Nhưng với các bạn mới tập chơi thì chỉ nên tập trung vào thức ăn, lọc và nguồn nước.

Cách nuôi cá cảnh không cần oxy

Đi thẳng vào vấn đề thì cách nuôi cá cảnh không cần oxy phụ thuộc vào yếu tố: chọn dòng cá và chọn bể. Ngoài ra, với một số dòng kén về mức độ oxy trong nước, đi phân nhiều. Thì bổ sung lọc đủ khỏe sẽ giúp tạo hệ vi sinh tốt. Từ đó giúp cá có thể sinh sống, phát triển khỏe mạnh.

cách nuôi cá cảnh không cần oxy
Cách nuôi cá cảnh không cần oxy

Cách chọn dòng cá cảnh định nuôi

Bạn có thể nuôi bất cứ dòng cá cảnh nào mà không cần oxy chỉ cần đúng cách là được. Điều này nằm ở nhiều yếu tố khác chứ không riêng gì ở từng giống cá cụ thể.

Điển hình như là mật động nuôi, kích thước bể to hay nhỏ. Nhưng với các anh em là mới tập chơi thì Chợ Phụ Kiện Pet khuyên là nên chọn các dòng dễ trước. Tiêu biểu như là nuôi cá betta, bảy màu, chuột, lau riếng.

Các dòng cá săn mồi, hoạt động chậm sẽ cần tiêu thụ lượng oxy thấp như: cá lóc cảnh, cá rồng,… Cũng sẽ là lựa chọn phù hợp cho cả các tay mới chơi.

Nhưng một phần vì giá trị cao cộng với việc các dòng này cần có tí kiến thức kĩ càng hơn. Nên bạn sẽ đòi hỏi rèn luyên bằng cách đọc sách, tham khảo kiến thức trên internet thường xuyên.

Khi đã nâng cao tay nghề thì có thể chọn lựa các dòng khó hơn như cá vàng, dĩa cảnh,… Nhưng dòng này có mức độ khó tầm trung bình khá. Lý do nằm ở tuổi thọ, độ kén pH, thức ăn của chúng.

Nhưng dù đang nuôi dòng cá cảnh cần oxy hay không thì cách chọn bể là điều nên được chú ý. Điều này quyết định đến chất lượng nước, mức độ phát triển của các bé. “Đồng ngư” hãy tham khảo kĩ hơn bên dưới nhé.

Cách chọn bể phù hợp

Cách chọn bể nuôi cá cảnh phù hợp phải dựa trên 2 tiêu chí: chủng loại và lượng cá bên trong. Vì với các bé cá săn mồi, tầm hoạt động rộng. Chúng sẽ đòi hỏi một chiếc bể đủ lớn để bơi lội thoải mái.

Nhằm hạn chế các vấn đề liên quan đến stress, béo phì do ít được vận động. Việc bạn sử dụng kính dày 5mm hay 10mm thậm chí 20mm cũng tùy thuộc vào loại cá cần nuôi.

Với các bé cá hiền lành thì có thể chọn chiều dày kính nhỏ đến trung bình. Nhưng với bể cá koi, cá hung dữ thì phải sử dụng bể có bề dày lớn để tránh tức, vỡ kính.

Mặc khác, số lượng cá trong bể sẽ quyết định bạn nên chọn kích cỡ bể như thế nào. Vì dụ: khi nuôi cá ranchu, cá vàng cỡ 3 – 4 con thì bể 80x60x40cm sẽ phù hợp nhất.

Đối với các dòng cá nhỏ hơn như chuột cafe, phượng hoàng,… Thì có thể chọn được kích thước bể nhỏ hơn. Tùy thuộc nhiều vào kinh phí của chính người nuôi cá cảnh.

Xem thêm >> Top 10 thức ăn cho tép cảnh

Bổ sung lọc đủ khỏe

Đối với các dòng cá đi phân nhiều như koi, ranchu,… Thì cách nuôi cá cảnh không cần oxy sẽ phụ thuộc nhiều vào mật độ và lọc liệu có đủ khỏe không.

Lọc sẽ là nơi mà vi sinh có lợi phát triển, loại bỏ các phân thừa, vi khuẩn có hại trong bể. Mang lại cho bể cá độ trong, khử khuẩn giúp cho cá có thể sinh sống tốt nhất.

Riêng các dòng cần nhiều oxy như ranchu, cá rồng thì bạn nên để lọc lên cao hơn mặt nước từ 20 – 25cm. Sau đó cho một chiếc ống dẫn nước trực tiếp từ đoạn cuối lọc xuống hồ.

Lúc này nước trong ống đi xuống sẽ sục khí. Và được xem là một bổ sủi giúp bơm oxy từ môi trường vào trong bể cá. Mà không phải tốn thêm chi phí mua bộ sủi.

Tuy nhiên, đối với các dòng nhạy cảm với nguồn nước đọng như cá dĩa cảnh, ông tiên,… Thì bạn nên sử dụng máy bơm có công suất nhỏ. Để hạn chế tiếng ồn, độ mạnh dòng nước có thể làm chúng bị stress.

Lưu ý trong cách nuôi cá cảnh không cần oxy

Như ở trên đã phân tích thì cách nuôi cá cảnh không cần oxy dựa vào hai yếu tố chính: mật độ, kích thước bể. Nhưng không phải cứ bể to, nuôi ít thì cá sẽ không bị chết đâu nhé.

Các yếu tố này chỉ giúp bạn đơn giản hóa việc chăm sóc. Không phải tốn công để mua thêm bộ lọc vi sinh hay sủi oxy mà thôi. Về cơ bản “đồng ngư” vẫn phải chăm sóc, quan sát kĩ càng bé cá nhà mình.

Để phát hiện các dấu hiệu cá cảnh bị nấm, thối vây, bệnh kí sinh,… Từ đó có phương pháp chữa trị sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt là khi vào mùa mưa, chuyển mùa.

Các giai đoạn này sức đề kháng của cá cực kì yếu ớt. Chỉ cần vài tác động như môi trường dơ, thừa thức ăn. Cũng rất dễ làm cho cá cảnh bị chết mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, cách nuôi cá cảnh không cần oxy sẽ phù hợp cho các bể ngoài trời hơn. Nơi mà lượng oxy tự sục vào bể ở mức độ dày hơn so với trong phòng kín.

Mặc khác, việc bổ sung cây thủy sinh không cần CO2 cũng sẽ giúp cho môi trường sống của cá thêm sinh động. Nhưng để đảm bảo an toàn khi không dùng sủi.

Bạn nên canh chỉnh mật độ cây thủy sinh phù hợp với cá cảnh nhất. Việc bổ sung thêm phân nền cũng sẽ giúp cung cấp đủ đạm cho cây sinh sôi. Cũng như là nơi vi khuẩn có lợi trú ngụ, tiêu hủy phân của cá rất tốt.

Nhưng câu hỏi trong cách nuôi cá cảnh, kiểng

Việc nuôi cá kiểng đòi hỏi chúng ta phải có kinh nghiệm. Cũng như sự từng trải mà anh em đồng ngư hay gọi là “đóng tiền ngu”. Nên với các bạn mới thì việc cá chết không rõ nguyên nhân rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, bạn đừng nản mà hãy trai dồi thêm kĩ năng cho riêng mình nhé.

Cách nuôi cá cảnh, kiểng không chết?

Cách nuôi cá cảnh không bị chết, không cần oxy có lẽ dễ dàng với anh em chơi lâu năm. Nhưng với các bạn mới tập sẽ vô cùng gian nan. Nhất là khi bạn nuôi vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi.

Thì việc cá chết không rõ lý do rất dễ xảy ra. Nên nếu bạn là người mới hãy chú ý đến một số yếu tố cơ bản như: chất lượng con giống, nguồn nước, thức ăn.

Đầu tiên, bạn nên chọn mua cá cảnh ở cửa hàng chất lượng, uy tín. Trước khi mua quan sát trong bể cộng đồng có bé nào đang hoặc có dấu hiệu bệnh hay không.

Khi mua nên chọn các bé cá năng động, bơi thong thả. Bạn cũng nên chọn cá có màu sắc tươi, các hoa văn rõ ràng. Riêng các giống cá có giá trị cao lên tới vài triệu động. Thì nên nhờ người có kinh nghiệm đi cùng.

Tại các thành phố lớn thì nguồn nước chủ yếu chứa clo. Nên bạn hãy mua thêm 1 thùng nhựa cỡ lớn để trữ, giúp lượng clo này bốc hơi ít nhất 3 – 4 ngày. Trước khi cho nước vào bể chính để đảm bảo an toàn cho sinh vật bên trong.

Có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh cho bể cá sẽ tốt hơn. Nhưng cơ bản thì bạn sẽ phải có bộ lọc tốt nhất là các dòng kén nước, đi phân nhiều.

Thức ăn là yếu tố mà rất nhiều bạn mới nuôi cá cảnh, kiểng thường bỏ qua. Việc chọn ra loại thức ăn phù hợp với giống cá, tình trạng bể là điều cực kì quan trọng.

Nuôi cá cảnh bị chết có xui không?

Việc nuôi cá cảnh không đúng cách có thể khiến chúng chết nên ta không thể kết luận việc này có xui hay không. Trước tiên bạn phải biết được lý do cá chết để có cách khắc phục trước.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như: nguồn nước ô nhiễm, tuổi thọ cá, thức ăn không phù hợp. Nếu đang mùa dịch bạn nên hạn chế cho cá ăn. Việc thay nước cũng nên duy trì đều dặn và chỉ nên thay không quá 60% lượng nước trong bể.

Hãy bổ sung thêm khoáng chất, muối hột nhằm nâng cao sức đề kháng. Bạn cũng nên tách bầy đối với các bé bị bệnh. Vì môi trường nước rất lý tưởng để các loại vi khuẩn, vurut gây bệnh lây lan.

Thông thường biểu hiện cá bệnh rồi chết diễn ra cực kì nhanh. Có khi sáng bạn đi làm ngắm chúng thì chiều về thấy cả bầy đã ngủm mất. Nên việc quan sát các biểu hiện bất thường vô cùng cần thiết.

Vì vậy, trước khi trả lời câu hỏi nuôi cá cảnh bị chết có xui không. Nhiệm vụ anh em là nên phòng bệnh sao cho hiệu quả. Nhất là trong giai đoạn chuyển mùa cá rất dễ bệnh.

cách nuôi cá cảnh
Nuôi cá cảnh bị chết có xui không?

Nuôi cá kiển cần dùng nền không?

Việc dùng phân nền thủy sinh phụ thuộc vào dòng cá, cây cảnh bên trong bể. Vì việc bổ sung phân nền sẽ giúp cho cây phát triển tốt. Cũng là nơi vi sinh có lợi sinh sôi, phát triển.

Nhưng một số dòng cá như cá vàng thì việc dùng phân nền sẽ khiến phân ứ đọng. Cộng thêm lọc không đủ khỏe sẽ khiến môi trường nước bị dơ. Từ đó làm cho cá dễ bị chết hơn.

Nên cách chọn phân phần phụ thuộc nhiều vào dòng cá cảnh bạn dự định nuôi. Nhưng nếu rải một lớp mỏng nền dạng cát, sỏi. Và dùng máy bơm đủ tốt sẽ giúp bể cá bạn trông sinh động hơn hẳn.

Việc bổ sung các loại cá cảnh sống phần đáy như chuột cafe, chuột sao, lau kiếng,…. Những bé cá này sẽ lục lỏi khắp đày hồ. Nên sẽ giúp loại bỏ đám phân thừa rất hiệu quả.

Khi đó bạn sẽ an tâm khi dùng phân nền thủy sinh dù nuôi bất cứ dòng cá kiểng nào. Nhưng hãy nhớ định kì 5 – 6 tháng nên thay lớp nền này 1 lần nhé.

Tổng kết

Thông qua bài viết bạn đã nắm được cách nuôi cá cảnh không cần oxy chưa? Mật độ, diện tích hồ là 2 yêu tố tiên quyết trong cách nuôi này. Ngoài ra, vViệc cá bị chết thì có rất nhiều nguyên nhân. Chủ yếu đền từ chất lượng con giống, nguồn nước, tay nghề của “đồng ngư”.

Nên với các bạn mới tập chơi hãy học cách nuôi các dòng cá cảnh không cần oxy, dễ chăm trước. Sau đó hãy nâng cao kĩ năng bằng các dòng cá cao cấp hơn. Khi đó đòi hỏi bạn sẽ phải học hỏi, trau dồi nhiều hơn. Nhằm mang đến cho cá cưng một tuổi thọ dài hơn.

One thought on “Cách nuôi cá cảnh không cần oxy, không bị chết [A – Z]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *