Có phải bạn bạn đang thắc mắc cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ như thế nào? Hãy cùng với Chợ Phụ Kiện Pet tìm hiểu thông qua bài viết sau. Chắc chắn các thông tin cần thiết và hữu ích đều nằm hết ở đây. Nào không dài dòng nữa, chúng ta hãy cùng bắt đầu nội dung chính bên dưới nhé!
Nội dung bài viết
Vì sao cần biết cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ
Việc biết cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ cực kì quan trọng. Nhằm đảm bảo các điều kiện sống cơ bản cho chuột con. Từ đó giúp chúng có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất.
Chuột con mới sinh không tự duy trì được nhiệt độ cơ thể. Nên thường chúng sẽ phải phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể chuột mẹ rất nhiều. Nên nếu mất mẹ bạn sẽ cần bổ sung đèn sưởi ấm đầy đủ cho boss.
Chuột con cũng cần một chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Nắm rõ những nhu cầu riêng trong giai đoạn nhạy cảm này của vật nuôi. Sẽ giúp người chăm sóc có thể hỗ trợ chúng một cách tối đa về mặt thức ăn.
Mặc khác, khi còn nhỏ thì hamster còn cần một môi trường sống khác biệt so với khi chúng lớn. Điều này bao gồm chuồng nuôi, cát tắm cho hamster, đồ chơi. Nhằm giúp chuột con thích nghi, lớn nhanh và sống khỏe nhất.
Tương tự như con người khi mới sinh ra. Nếu không được mẹ bảo vệ thì hamster con rất dễ gặp phải các vấn đề về mặt y tế, sức khỏe. Trong trường hợp cần thiết bạn nên đưa vật nuôi đến bệnh viện thú y để kiểm tra nhé.
Ngoài ra, cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ không chỉ dừng lại ở mặt chăm sóc. Mà mặt tương tác, tâm lý khi mất mẹ của chuột cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó chính bạn sẽ cần nắm rõ cách giúp chuột con tương tác xung quanh tốt hơn.
Xem thêm >> Dấu hiệu chuột hamster bị tiêu chảy
Cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ
Trong cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ sẽ đòi hỏi bạn cần có sự tận tâm và kiễn nhẫn. Một số cách cơ bản mà sen có thể tham khảo như sau:
– Chuẩn bị lồng: bên sử dụng một chiếc lồng bằng gỗ đặt bên trong để tạo độ ấm, kín đáo. Ngoài ra, vì không còn mẹ giữ ấm cho chuột con. Nên bạn hãy bổ sung đèn hồng ngoại bên ngoài để giữ ấm tốt hơn cho boss.
– Thức ăn: nên dùng các loại thức ăn chuyên dụng cho chuột con. Có thể dùng thức ăn tươi xay nhuyễn trộn thêm tí nước để tạo thành dung dịch lỏng. Sau đó bơm xilanh trực tiếp vào miệng hamster con nếu chúng chưa ăn được đồ khô.
– Chế độ ăn: nên cho chuột con ăn 4 – 6 bữa nhỏ trong ngày tùy thuộc vào từng độ tuổi. Bạn nên duy trì chế độ ăn này cho đến khi hamster con được 10 – 11 ngày tuổi chúng có tự ăn uống bình thường.
– Vệ sinh: bạn nên dọn dẹp chất thải, đồ ăn thừa sau mỗi ngày. Tránh nước hay thức ăn dư dính vào khu vực tổ. Việc này sẽ thu hút đám kiến bò lên và cắn hamster rất nguy hiểm.
– Tương Tác: sau khi chuột hamster con mở mắt thì bạn đã có thể tương tác với chúng. Nhưng nhớ thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm phiền lúc chuột đang ăn hoặc nghỉ ngơi.
– Chăm sóc sức khỏe: cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ cần tập trung khá nhiều vào sức khỏe của boss. Bạn nên đưa vật nuôi đến bác sĩ thú y nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe.
Lưu ý cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ
Về cơ bản thì hamster là loài có sự phát triển khá nhanh. Nên cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ cũng sẽ chỉ dao động từ 1 – 2 tuần. Sau khi đã trải qua giai đoạn này thì chúng có thể tự lập cho bản thân mình rồi.
Trong quá trình sưởi ấm bằng đèn hồng ngoại. Bạn nên duy trì nhiệt độ trong khoảng 30 – 32°C. Và sau khi chuột con đã lớn thì nên tắt hẳn. Vì chúng chỉ cần sưởi khi còn nhỏ vì cơ thể lúc này không tự cân bằng được nhiệt độ.
Đối với thức ăn chuyên dụng cho hamster con. Thì bạn có thể liên hệ phòng khám thú y, các cửa hàng petshop để mua. Nhưng tuyệt đối không được dùng các loại sữa của người cho chuột.
Vì bên trong đó chứa hàm lượng lactose khá cao. Đây là một chất mà ở chuột cảnh không thể tiêu hóa được. Bạn có thể thay thế bằng các loại sữa bột dành cho chó mèo con nhé.
Việc ăn dặm cho hamster con nên duy trì 2 – 5 giờ / lần. Mỗi lần bạn không nên cho ăn quá no. Điều này sẽ giúp tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa vốn không được đánh giá cao ở loài chuột.
Trong quá trình vệ sinh, chăm sóc cơ thể cho hamster con. Bạn cũng nên quan sát các biểu hiện, vết trầy xước, vết thương trên cơ thể boss. Để có thể xử lý kịp thời, tránh để chúng lan rộng hoặc gây ra viêm nhiễm.
Cách chăm sóc chuột hamster mẹ sau khi đẻ
Để tránh trường hợp chuột mẹ bị mất sau khi sinh con. Từ đó khiến chúng ta phải đau đầu tìm cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ. Một số cách cơ bản chăm sóc hamster mẹ sau sinh như sau:
– Bảo vệ môi trường sống: tuyệt đối tránh làm ồn hay có nguồn ánh sáng mạnh chiếu vào lồng lúc này. Đảm bảo không có người, thú cưng khá thường xuyên qua lại khu vực hamster mẹ nghỉ ngơi.
– Cung cấp thức ăn và nước: việc cung cấp đủ đồ ăn cho hamster cùng nước sạch mỗi ngày. Sẽ giúp chuột mẹ lấy lại năng lượng, chăm sóc con của chúng tốt hơn.
– Kiểm tra con non: bạn nên thường xuyên quan sát, kiểm tra chuột con mới sinh. Đảm bảo chúng không gặp phải dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe.
– Không can thiệp quá mức: bản năng làm mẹ ở loài hamster khá cao. Nên chúng sẽ tự biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng con đúng cách. Bạn chỉ nên quan sát từ xa và hạn chế can thiệp quá nhiều.
– Vệ sinh chuồng đình ki: việc giữ cho lồng nuôi sạch sẽ, thay thế loại bỏ thức ăn, nước uống thừa. Sẽ giúp tránh được các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, phát triển.
Trong trường hợp chuột mẹ mất không rõ lý do. Thì cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Để họ đưa ra những tư vấn, hỗ trợ phù hợp nhất.
Các giai đoạn phát triển của chuột hamster
Để cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ được hiệu quả. Bạn cần nắm rõ các giai đoạn phát triển của chuột. Thông thường sẽ được chia làm 5 giai đoạn như sau:
– Giai đoạn mới sinh (0 – 2 tuần): đây là lúc hamster chưa mở mắt, cơ thể không thể tự điều chỉnh nhiệt độ. Việc ăn uống, giữ ấm đều sẽ do mẹ chúng lo liệu.
– Giai đoạn mắt mở (2 – 3 tuần): lúc này mắt của hamster con đã dần mở ra để nhìn thấy môi trường xung quanh. Chuột con lúc này cũng bắt đầu có thể bò nhẹ trong tổ. Giai đoạn này bạn có thể cho chuột con ăn thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ rồi đấy.
– Giai đoạn cắn nhai (3 – 4 tuần): giai đoạn này răng của chuột con bắt đầu mọc dài hơn. Chúng sẽ ăn các loại thực phẩm tươi sống, cứng để giữ răng mọc không quá dài.
– Giai đoạn thanh thiếu niên (4 – 8 tuần): lúc này hamster con sẽ tiếp tục phát triển “thần tốc” hơn nữa. Và chúng sẽ tách bầy, sống độc lại và tự mình đi tìm kiếm thức ăn, sinh hoạt. Bạn đã có thể phân biệt hamster đực cái vào lúc này rồi đấy.
– Giai đoạn trưởng thành (8 tuần trở lên): càng lớn thì chuột cảnh sẽ duy trì lịch sinh hoạt theo tự nhiên là vào buổi tối. Lúc này nhu cầu kết bạn khác giới của chúng cũng sẽ dần cao hơn.
Nên giai đoạn nuôi chuột con sẽ khó khăn trong 0 – 2.5 tuần đầu tiên. Sau đó thì hamster con đã có thể cứng cáp và dễ chăm sóc hơn rất nhiều.
Tổng kết
Bạn đã nắm được cách nuôi chuột hamster con mới đẻ không có mẹ hay chưa nào. Vì hamster là loài có mức nhạy cảm với môi trường sống khá cao. Ngay cả khi chúng đã lớn hoặc lúc còn nhỏ. Nên nếu không rành cách chăm sóc chuột con. Bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn nhé!
Xem thêm bài viết liên quan: