Có phải bạn đang tìm kiếm cách nuôi chuột hamster từ khi mới đẻ đến lúc già? Nếu vậy đừng bỏ qua bài viết của Chợ Phụ Kiện Pet sau. Vì chắc chắn các thông tin cần thiết nhất mà bạn đang cần đều sẽ nằm hết ở đây. Nào không dài dòng nữa, chúng ta hãy cùng đến ngay với nội dung chính bên dưới nhé.
Nội dung bài viết
Tại sao cần nắm cách nuôi chuột hamster
Việc nắm được cách nuôi chuột hamster từ lúc mới đẻ, trưởng thành đến khi về già cực kì quan trọng. Điều này sẽ bạn có kế hoạch chăm sóc khoa học. Để chuột cảnh có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Một số lý do khác bao gồm:
– Sức khỏe của hamster: chuột vốn có tính nhạy cảm cực kì cao với môi trường sống. Nên đòi hỏi người nuôi phải cung cấp một môi trường sống lành mạnh, an toàn cho chúng.
– Chăm sóc đúng cách: việc nắm được các loại đồ ăn cho hamster, lịch trình sinh hoạt, vận động,… Sẽ giúp ích trong quá trình nuôi dưỡng chuột. Hạn chế được nhiều loại bệnh nguy hiểm.
– Hành vi và tâm lý: tương tự như con người thì hamster có những hành vi và nhu cầu cụ thể. Việc bạn hiểu rõ những nhu cầu này sẽ giúp chúng sống tích cực, hạnh phúc hơn.
– Ngăn chặn nguy cơ chấn thương: nắm vững cách lựa chọn đồ chơi, lồng, vị trí đặt chuồng hay cách tương tác. Sẽ giúp giảm các nguy cơ chấn thương cơ thể, tâm lý cho chuột hamster.
– Tương tác phù hợp: khi chăm sóc, nuôi dưỡng chuột cảnh thì chúng ta sẽ cần tương tác với chúng khá nhiều. Nhưng bạn sẽ cần nắm một số quy tắc tiếp cận cơ bản. Để đảm bảo an toàn cho chính bạn và bé hamster.
Chính vì vậy, việc nắm vững cách nuôi chuột hamster trong từng giai đoạn cụ thể. Không chỉ giúp bạn trở thành chuyên gia trong chăm sóc thú cưng. Mà còn giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé chuột nữa đấy.
Xem thêm >> Dấu hiệu chuột hamster bị tiêu chảy
Cách nuôi chuột hamster trong từng giai đoạn
Trong cách nuôi chuột hamster thì yếu tố giai đoạn cực kì quan trọng, bao gồm lúc mới đẻ, đang lớn và khi về già. Đối với mỗi giai đoạn thì vật nuôi sẽ cần một chế độ chăm sóc riêng biệt và phù hợp. Điều này sẽ giúp cho hamster có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Cách nuôi chuột hamster mới đẻ
Cách nuôi chuột hamster mới đẻ sẽ đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Vì giai đoạn này chuột cảnh cực kì nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo như sau:
– Lồng nuôi: vì lúc này kích thước của hamster khá nhỏ. Nên bạn cần chọn lồng có lỗ trống lưới sắt vừa đủ để tránh chuột bị lọt ra ngoài. Khu vực đặt lồng nên là nơi yên tĩnh, hạn chế người lạ, thú cưng khá qua lại.
– Nhiệt độ, ánh sáng: nhiệt độ môi trường khi nuôi hamster mới đẻ cần duy trì ở mức 20 – 24ºC. Và không nên đặt nơi có ánh sáng mạnh chiếu vào. Thay vào đó bạn nên bổ sung một chiếc đèn sợi tóc bên trong chuồng.
– Dinh dưỡng: trong 3 – 4 tuần đầu thì hamster con sẽ dùng nguồn sữa mẹ là chính. Sau 4 tuần tuổi, bạn có thể cho chuột ăn các loại thức ăn mềm. Khi răng của chúng cứng cáp hơn, hãy bổ sung thêm hạt, trái cây nhé.
– Không can thiệp quá mức: bạn không nên cố gắng bắt, tiếp cận quá đột ngột. Vì dễ làm cho hamster mẹ và con bị căng thẳng. Gây ra những chấn thương tâm lý, đôi khi còn có thể khiến chuột tử vong.
– Kiểm tra sức khỏe: vì sau khi sinh thường hamster có sức khỏe khá kém. Nên trong cách nuôi chuột hamster mới đẻ thì bạn cần quan sát thú cưng thường xuyên. Để phát hiện ra những dấu hiệu vấn đề sức khỏe sớm.
Giai đoạn hamster trưởng thành
So với khi mới đẻ thì cách nuôi chuột hamster lúc trưởng thành đơn giản hơn. Vì giai đoạn này sức khỏe của chuột đã được cải thiện. Một số cách chăm sóc sen có thể tham khảo như sau:
– Lồng nuôi: bạn nên cung cấp lồng có kích thước phù hợp với kích cỡ, số lượn chuột cảnh bên trong. Đảm bảo chúng có đủ không gian để chạy nhảy, chơi đùa. Để hạn chế tình trạng hamster bị stress do không gian chật chội.
– Thức ăn: giai đoạn này nên chọn đồ ăn có lượng protein chiếm khoảng 16 – 18%. Điều này sẽ giúp hamster có thể phát triển cơ bắp nhanh hơn. Có thể dùng thêm thực phẩm giàu chất béo chiếm khoảng 5 – 7%.
– Nước sạch: nước là chất trao đổi chất mà bất cứ động vật nào đều cần. Bạn có thể sử dụng bình, chén đặt bên trong, bên hông lồng nuôi. Để bé chuột có thể uống mỗi khi cảm thấy khát.
– Vận động: hamster vốn có mức năng lượng cực kì cao. Nên chúng cần các món đồ chơi để giải phóng bớt năng lượng này. Người nuôi có thể bổ sung thêm bánh xe chạy, cầu trượt cho chuột cảnh.
– Chăm sóc lông: để tránh các loại kí sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh trên da lông của chuột. Bạn nên cung cấp cát tắm cho hamster để chúng có thể tự tắm. Và nên thay cát tắm mới mỗi tuần một lần nhé.
– Tương tác: để giúp boss trở nên thân thiện. Thì trong cách nuôi chuột hamster sẽ đòi hỏi bạn tương tác với chúng thật nhiều. Nên hãy thường xuyên trò chuyện với chuột hơn sen nhé.
Xem thêm >> Hamster ngủ nằm ngửa có sao không
Cách nuôi chuột hamster về già
Tương tự nhu khi mới đẻ thì cách nuôi chuột hamster về già sẽ đòi hỏi bạn có một số kỹ năng nhất định. Vì lúc này thể trạng của chuột cảnh đã đi xuống khá nhiều. Những cách chăm sóc boss lúc về già như sau:
– Thức ăn phù hợp: so với khi trưởng thành thì hamster già cần thực phẩm ít protein hơn. Bạn nên cung cấp cho chúng các loại đồ ăn mềm, dễ tiêu. Tăng cường thêm chất xơ, chất béo để hỗ trợ tiêu hóa, duy trì mượt lông.
– Môi trường sống: hãy đảm bảo khu vực sống của hamster được yên tĩnh. Giữ cho lồng nuôi tránh xa nơi có nhiều tiếng ồn, bụi hay ánh sáng mạnh. Để tránh khiến chuột bị căng thẳng.
– Chăm sóc lông: hamster lớn tuổi thì việc tự tắm sẽ khó khăn hơn. Bạn có thể hỗ trợ chúng bằng cách dùng tay rắc cát rải lên người chuột. Nhưng nhớ thao tác nhẹ nhàng để tránh làm chúng hoảng sợ.
– Tương tác: khi về già thì chuột có xu hướng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Nên bạn hãy tiếp cận, tương tác với chúng vừa phải. Và giữ khoảng cách để tránh làm phiền giấc ngủ của hamster.
– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: bạn nên theo các dấu hiệu bất thường như giảm cân, sưng, thay đổi trong ăn uống. Nếu có hãy đưa hamster đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám.
Cuối cùng, trong cách nuôi chuột hamster thì bạn sẽ cần lưu ý lúc chúng mới đẻ và về già. Đây là hai giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Nên đòi hỏi người nuôi cần học hỏi, trau dồi thật nhiều kinh nghiệm nhé.
Cách nuôi chuột hamster mẹ mới đẻ
Khi mới đẻ xong thì sức khỏe của chuột mẹ tương đối yếu ớt và dễ bị tổn thương. Nên bạn sẽ cần nắm cách nuôi chuột hamster mẹ mới đẻ để đảm bảo an toàn cho boss. Một số cách bạn có thể tham khảo như sau:
– Môi trường an toàn: cần tránh tiếng ồn, ánh sáng mạnh trong khoảng thời gian hamster mẹ nằm nghỉ ngơi hoặc chăm sóc con non. Hãy cố gắng hạn chế người thân qua lại nhiều ở khu vực này.
Không gian sống của gia đình hamster nên được giữ ấm. Các mùn cưa lót sàn cần được vệ sinh 2 – 3 ngày / lần. Để hạn chế các virus, vi khuẩn có thể sinh sôi. Gây ra những bệnh nguy hiểm như nấm da, đường ruột.
– Không can thiệp nhiều: dù mới đẻ lứa đầu tiền đi chăng nữa. Thì bản năng làm mẹ của chuột cực kì cao. Nên hamster sẽ tự có cách chăm sóc con của mình. Bạn không nên can thiệp khi không cần thiết.
– Thức ăn: người nuôi cần cung cấp thực đơn giàu protein, chất béo. Nhằm hỗ trợ hamster mẹ sản xuất sữa nhiều hơn. Lời khuyên là thức ăn nên chứa khoảng 18 – 20% protein là tốt nhất.
Bạn có thể bổ sung thêm các dạng đồ ăn tươi như hạt, rau củ quả. Để cung cấp thêm những khoáng chất, vitamin cần thiết khác. Nhưng nên canh chỉnh để giúp hệ tiêu hóa chuột mẹ được ổn định.
Lưu ý rằng cách nuôi chuột hamster mẹ mới đẻ có thể khác nhau tùy trường hợp. Nếu quá lo lắng thì bạn nên gọi điện bác sĩ thú y để được tư vấn. Cũng như hỗ trợ lên kế hoạch chăm sóc phù hợp.
Những lưu ý trong cách nuôi chuột hamster
Đầu tiên, trong cách nuôi chuột hamster bạn sẽ cần lưu ý đến giai đoạn phát triển của boss từ khi mới đẻ đến lúc lớn. Điều này sẽ giúp người nuôi lên kế hoạch nuôi dưỡng phù hợp theo từng độ tuổi.
Ngoài ra, môi trường quyết định rất lớn đến sự phát triển của chuột. Nên việc chọn lồng, khu vực nuôi cần hết sức kĩ lưỡng. Hãy hạn chế tiếng ồn, nguồn sáng mạnh để hamster nghỉ ngơi thoải mái.
Đồng thời, những vật dụng sắc nhọn, nguy hiểm cần được loại bỏ khỏi lồng hamster. Nhằm tránh gây ra những chấn thương không đáng có. Các bát ăn uống, chén tắm nên được vệ sinh định kỳ.
Về chế độ dinh dưỡng thì người nuôi nên chọn mua những thực phẩm sạch, an toàn. Hãy dùng các loại đồ ăn chuyên biệt cho hamster. Và nhớ bổ sung nước để tránh chuột bị thiếu nước.
Mặc khác, việc vận động ở chuột hamster gần như là bắt buộc. Nên bạn cần bổ sung những món đồ chơi phù hợp với kích thước của chuột. Để thú cưng có thể chơi giảm, hạn chế tình trạng căng thẳng.
Để giúp hamster làm quen với con người. Thì bạn nên thường xuyên tương tác với chúng từ khi còn nhỏ. Việc này giúp chuột có thể quen mùi, quen sư có mặt của chủ nhân. Tránh việc chúng hoảng sợ khi nhìn thấy người lạ.
Cuối cùng, cách nuôi chuột hamster mới đẻ nên tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm, bác sĩ thú y. Vì giai đoạn này cực kì nhạy cảm và chuột rất dễ xảy ra những vấn đề sức khỏe bất thường.
Xem thêm >> Tuổi thọ của chuột hamster bao nhiêu
Những lý do nên chọn hamster là thú cưng
Việc chọn chuột hamster làm thú cưng có thể mang đến những trải nghiệm. Cũng như nhiều lợi ích thú vị mà bạn không ngờ đến. Một số lý do nên chọn chuột cảnh làm vật nuôi bao gồm:
– Dễ chăm sóc: như các thông tin chúng tôi cung cấp ở phần trên. Thì cách nuôi chuột hamster tương đối đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều kiến thức. Và đôi khi chuột còn biết tự làm sạch thay vì trông chờ chủ nhân của mình.
– Kích thước nhỏ: so với thú cưng là chó hay mèo thì hamster có kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều. Nên chúng phù hợp với những người sống ở căn hộ, phòng trọ. Đặc biệt là những bạn đang cô đơn, sống một mình.
– Hoạt bát, thân thiện: hamster thường vô cùng hoạt bát, năng động và thân thiện. Tuy nhiên, chúng lại có xu hướng hoạt động nhiều vào ban đêm. Nên đôi khi cũng gây ra những phiền toái không đáng có.
– Không yêu cầu tương tác nhiều: so với chó thì hamster không đòi hỏi bạn quan tâm chúng quá nhiều. Thường thì đám chuột cảnh thích chơi đùa, nghỉ ngơi một mình. Thay vài phải tham gia vào các hoạt động với chủ nhân.
– Giảm stress: có nhiều thí nghiệm đã chứng mình sở hữu một bé hamster giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Vì loài chuột vô cùng năng động, tinh nghịch. Nên việc ngắm chúng chơi đùa mỗi ngày giúp giảm stress rất tốt.
Tuy nhiên, vì mức độ nhạy cảm với môi trường, bệnh tật ở chuột cảnh rất cao. Nên bạn cần nắm kĩ càng cách nuôi chuột hamster từ khi chúng mới đẻ. Để giúp boss có thể phát triển khỏe mạnh, an toàn nhất.
Tổng kết
Liệu bạn đã nắm được cách nuôi chuột hamster mới đẻ đến khi về già hay chưa nào. Mỗi giai đoạn chuột cảnh sẽ cần một chế độ chắm sóc phù hợp. Nếu còn đang lo lắng, thì lời khuyên là bạn nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, bác sĩ thú y. Để nhận được những lời tư vấn thực tế hơn nhé.
Xem thêm bài viết liên quan: