Chó con mấy tháng thì tắm được, cách tắm như thế nào cho hết mùi hôi. Là thắc mắc của cả những bạn mới hay đã nuôi chó cưng lần đầu. Chợ Phụ Kiện Pet hiểu được điều đó nên đã cho ra mắt bài viết sau đây. Để giúp bạn trả lời được cho câu hỏi có lẽ quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết.
Nội dung bài viết
- 1 Chó con chó cần được cho đi tắm không?
- 2 Một số cách tắm cho chó con cơ bản
- 3 Nên tắm cho chó con vào lúc nào?
- 4 Cách chọn sữa tắm cho chó con như thế nào?
- 5 Chó con mấy tháng tuổi thì tắm được
- 6 Những lưu ý khi tắm cho chó con
- 7 Nên cho chó con ra tiệm spa để tắm không?
- 8 Cách tắm cho chó Poodle con như thế nào?
- 9 Tổng kết
Chó con chó cần được cho đi tắm không?
Việc chúng ta tắm cho chó con là rất cần thiết. Vì khác với con người thì chó mèo sẽ giải thoát nhiệt không qua da mà ở lưỡi, dưới bàn chân. Nên trên da của thú cưng thường rất khô, xơ dễ bị bụi bẩn bám vào. Nhất là vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam thì tình tràng da khô ở chó rất dễ xảy ra.
Ngoài ra, chó cũng có thể mắc rất nhiều bệnh kí sinh như ve, rận, nấm, viêm,… Nên việc tắm cho chó con giúp phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nhất là với những bé có bộ lông dài như Samoyed, Yorkshire Terrier, chó Schnauzer,… Thì đòi hỏi nhiều trong việc tắm rửa, cắt tỉa, chỉnh chu cho bộ lông.
Mặc khác, thân nhiệt của chó con thường cao hơn con người từ 2 – 3 độ C. Nên để tạo sự mát mẻ cho chúng vào hè nắng nóng. Người nuôi cần tắm định kì ít nhất 1 lần / tuần. Tuy nhiên, bạn cũng cần học cách tắm cho chó con để đảm bảo an toàn cho cún nhất có thể.
Một số cách tắm cho chó con cơ bản
Cách tắm cho chó con hết hôi
Cách tắm cho chó con hết hôi không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với các bé lần được được tắm thì sẽ quậy phá. Nên bạn có thể tập quen dần từng bước nhỏ. Một số bước tắm cơ bản như sau:
– Bước 1: vệ sinh cơ bản, loại bỏ lông rụng, mảng bám.
Bạn dùng lược chải lông chó để lấy đi lớp lông sắp rụng, bụi bẩn, chất dơ trên da. Đây là bước quan trọng nhưng rất nhiều người bỏ qua. Khi chải sen cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm chó hoảng sợ.
– Bước 2: cách tắm cho chó con bằng sữa tắm.
Để trị cho chó hết hôi bạn có thể tắm chúng bằng sữa tắm pha thêm một ít nước chanh. Các chất aixit lành tinh trong cốt chanh tự nhiên giúp gội rửa đi lớp dầu bẩn trên da chó cưng một cách an toàn.
Bạn nên chà nhạ nhàng toàn bộ cơ thể boss. Không nên tắm ở vùng mặt, mắt, miệng. Sau khoảng 10 – 15 phút chà sạch và xà bông thấm đều lên lông. Bạn hãy rửa sạch lại bằng nước nhưng nhớ không được tạt quá mạnh khiến cún sợ hãi.
– Bước 3: hong khô
Dĩ nhiên sau khi tắm cho chó con xong chúng ta cần hong khô để tránh bị nhiễm lạnh. Bạn nên sử dụng máy sấy lông chuyên dụng, trong quá trình sấy không cũng nên kiểm tra xem còn sót lại sữa tắm trên da không nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân, khắc phục mèo bị rụng lông
- Trứng vịt lộn tốt cho da lông của chó mèo
- Tại sao chó lại hay cắn tay chủ?
Cách tắm cho chó con viêm da
Cách tắm cho chó con bị viêm da cũng sẽ thực hiện tương tự 3 bước như trên. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên dùng sữa tắm thiên nhiên, lành tính và an toàn cho da thú cưng. Sen có thể áp dụng lá cây ba chạc để nấu nước tắm cho boss. Bạn tiến hành như sau:
– Lấy một ít lá có bao gồm cả thân, cành khoảng 100gr để đung sôi với 5 lít nước trong vòng 45 phút. Sau đó, bạn chắt phần nước và cốt ra riêng. Phần nước bạn có thể pha loãng để tắm cho cún , còn phần xác bạn hãy chà khắp người chó con. Nhưng nhớ né các vị trí da bị lở, viêm để tránh làm boss đau.
– Sau khi thuốc đã thấm từ 10 – 15 phút, hãy tắm lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện đến khi các vết viêm đỏ trở nên nhạt màu, có dấu hiệu sắp lành. Trong thân cây ba chạc có chứa alkaloid, lá nhiều tinh dầu. Đây là các chất giúp giải độc, thanh nhiệt làm mượt mà cho da lông của chó.
Ngoài ra, cây còn giúp giảm đau, điều trị ngứa, mẩn đỏ ở da thú cưng rất tốt. Đặc biệt đây là sữa tắm thiên nhiên lành tính, an toàn cho mọi làn da. Nếu sau 3 – 4 lần tắm không có dấu hiệu khỏi bệnh. Hãy đem chó đến bác sĩ da liễu để họ thăm khám, điều trị hiệu quả hơn.
Nên tắm cho chó con vào lúc nào?
Thời điểm tốt
Thời điểm tốt nhất để tắm cho chó con hay trưởng thành là vào lúc nắng ấm trước khi trời tối. Sau khi tắm bạn cũng cần hong khô lông boss bằng ánh nắng hoặc máy sấy lông thú cưng chuyên dụng. Khi tắm sen cũng cần chọn không gian ấm cúng, kín đáo, tránh gió lùa.
Độ tuổi khuyến khích để tắm cho chó con là khi chúng đạt 2 – 3 tháng tuổi trở lên. Và sau khi tiêm ngừa bệnh dại từ 2 – 3 tuần. Đối với các bé được nuôi trong nhà thì tùy thuộc độ “dơ” của lông bạn có thể tắm 1 – 2 lần / tuần. Còn riêng với các bé cún được nuôi bên ngoài thì cần nhiều hơn thế, từ 2 – 3 lần / tháng.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra độ hôi, chất bã nhày ở da lông thú cưng. Để chọn ra được tần suất tắm cho riêng từng để sao cho phù hợp. Đối với các bé chó to như: Rottweiler mặt xệ, ngao Đức, Husky,… bạn nên chọn thời điểm chúng cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Để dễ dàng kiểm soát hơn trong quá trình tắm rửa.
Thời điểm xấu
Tuyệt đối không nên tắm cho chó con dưới 2 tháng tuổi hoặc còn nhỏ chưa tách mẹ. Bạn cũng hạn chế tắm cho boss đang bị bệnh, mới tiêm phòng ngừa về. Đối với chó đang trong thời kì động dục, phối giống nếu tắm sẽ làm mất đi mùi đặc trưng trên da của chúng.
Ngoài ra còn có một số thời điểm xấu khác như: thời tiết chuyển lạnh, gió nhiều nhất là ở các tỉnh miền Bắc nước ta khi vào đông. Hoặc chó cái sau khi phối giống từ 15 – 20 ngày. Chó mẹ mới sinh con, đang trong giai đoạn cho con bú, phục hồi sau sinh,…
Trước khi vận chuyển cún đến nơi ở mới từ 1 – 2 ngày. Chó mới đem từ trại, cửa hàng thú cưng về nhà. Thời điểm buổi sáng sớm, tối thường thời tiết trở lạnh cũng hạn chế việc tắm táp thú cưng. Để tránh thân nhiệt của cún bị thay đổi đột ngột làm chó bị sốc nhiệt.
Đồng thời, thời giam tắm cho chó con bao lâu tùy thuộc rất nhiều vào thời tiết, thể trạng, độ tuổi, giống loài,… Điều này cần được bạn xác định trước khi chuẩn bị tắm. Để khi bắt đầu có thể canh chỉnh thời gian sao cho phù hợp nhất. Nếu không rành sen nên hỏi những người có kinh nghiệm nuôi thú cưng để dễ hình dung hơn.
Cách chọn sữa tắm cho chó con như thế nào?
Tùy thuộc vào nhu cầu là bạn tắm cho chó con để hết hôi, chữa ve rận hay chỉ định kì. Thì khi đó sẽ quyết định dùng loại sữa tắm cho chó nào phù hợp nhất. Ngoài ra, mỗi loại sữa sẽ có ghi rõ thông tin về độ pH. Bạn cần tìm hiểu da bé nhà mình có nhạy cảm, dễ bị cháy pH không nhé.
Tuyệt đối không sử dụng sữa tắm cho người để dùng cho thú cưng. Lý giải cho điều này là bởi da của con người và thú cưng có cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Thông thường, độ pH ở da người dao động từ 5.5 – 6.0 (có tính axit tương đối cao). Còn da có sẽ có độ pH khoảng 6 – 7.5 (tính axit thấp.)
Ngoài ra, cách chọn sữa tắm cho chó con còn phụ thuộc vào tính chất của lông. Vì thông thường mỗi giống cún sẽ có cho riêng mình một đặc trưng da lông không giống nhau. Bạn có thể tham khảo như sau:
- Đối với các giống chó không lông hoặc chỉ có lớp lông mao. Thì có thể chọn dòng trung bình là đủ.
- Đối với các dòng chó lông xù như Poodle, Chihuahua,… Cần sử dụng các loại sữa có chứa tinh dầu để làm cho lông mềm mượt, vào nếp tốt hơn.
- Đối với các bé lông mềm thì có thể chọn dòng nhẹ, tinh trung. Bạn chỉ cần chú ý đến việc chải chuốt thường xuyên để lấy đi đám lông rụng, làm cho lông thẳng, tránh xơ rối.
Chó con mấy tháng tuổi thì tắm được
Thông thường thì chó con từ 2 – 3 tháng tuổi bạn đã có thể bắt đầu tắm cho cún được rồi. Nhưng lần đầu tiếp xúc với nước hay sữa tắm có thể khiến chúng bị khó chịu. Chính vì vậy, bạn cần tạo không gian tắm rộng (nhưng vẫn đảm bảo kín gió), có người thân mà chúng tin tưởng ngồi bên cạnh.
Ở độ tuổi này thì mức độ dơ, hôi của lông chưa quá nhiều. Nên quá trình tắm diễn ra cần gọn gàng, nhanh chóng để tránh cún bị ngộp. Đối với những bé bị viêm da thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước. Để chọn sữa tắm phù hợp với thể trạng, tránh tình trạng bệnh trở nặng.
Việc sử dụng máy sấy lông sau khi tắm là rất cần thiết. Nhất là những bé có bộ lông dài thì việc sấy khô sẽ giúp lông suông mượt, hạn chế các bệnh về da liễu. Nhưng nếu chó con không quen với độ ồn của máy. Bạn nên ngưng sử dụng và chỉ hong khô bằng khăn, ánh nắng mặt trời,…
Nếu chó con sau khi tắm chó biểu hiện bỏ ăn, lạnh run người. Cần đưa chúng đến ngay bệnh viên thú y để được thăm khám, kiểm tra. Nếu là người mới nuôi thú cưng lần đầu. Bạn nên sử dụng các dịch vụ tắm cho chó con chuyên nghiệp. Để đảm bảo an toàn về sức khỏe, tinh của của cún nhé.
Những lưu ý khi tắm cho chó con
Bạn cần học cách tắm cho chó con kĩ càng cho lần đầu tiên bé tiếp xúc với nước. Vì khi còn nhỏ chúng rất dễ bị tác động xấu từ môi trường sống lên cơ thể vốn có sức đề kháng chưa cao. Nên chỉ cần một thay đổi nhỏ về nhiệt độ hoặc phương pháp tắm không phù hợp sẽ ảnh hưởng không tốt đến cún.
Bạn cũng không nên tạt trực tiếp nước vào đầu, mũi, miệng. Vì giai đoạn này cún chưa quen với việc bị ngạt nước dễ dẫn đến tình trạng sặc, khó thở. Dễ làm cho chó bị căng thẳng, gây nhiều khó khăn về sau. Trước khi tắm bạn có thể dẫn thú cưng đi dạo nhẹ nhàng để tạo tâm lý thoải mái hơn.
Các bọt, sữa dư thừa cần được loại sạch, tránh bám lâu gây tụ dầu không tốt cho da lông. Việc sấy khô lông thú cưng cũng rất cần thiết, đặc biệt là khi thời tiết vào mùa đông. Sau đó bạn có thể cho chó cưng học cách tắm nắng, đây là nguồn năng lượng rất tốt cho xương, lông của chúng.
Nếu cún nhà bạn là một bé nghịch ngợm, thích khám phá. Thì trong quá trình tắm bạn có thể bổ sung một số món đồ chơi cho chó con vui đùa. Điều này giúp tạo không khí tốt hơn trong buổi tắm. Sen cũng nên trực tiếp tham gia để giúp cún làm quen dễ dàng hơn nhé.
Nên cho chó con ra tiệm spa để tắm không?
Hiên nay, dịch vụ tắm cho chó con ở các tiệm spa thú cưng chuyên nghiệp rất nhiều và dễ kiếm. Tại đây cũng có những chuyên viên được đào tạo bài bản từ A đến Z. Nên trong trường hợp cún con của bạn mới lần đầu được tắm. Hãy đem ra các cơ sở này để họ tập cho bé sẽ dễ dàng và an toàn hơn.
Tuy nhiên, một số dịch vụ thường họ sẽ có yêu cầu cung cấp lịch tiêm ngừa lần 1. Nên khi đi bạn cần đem theo đầy đủ giấy tờ nhé. Giá dịch vụ spa thú cưng hiện nay cũng không quá đắc đỏ. Sen có thể dễ dàng kiếm được cho mình một shop chuyên nghiệp ở các thành phố lơn tphcm, Hà Nội,…
Cách tắm cho chó Poodle con như thế nào?
Đối với dòng chó Poodle con thì lông xoăn tít, mềm mượt, không rụng khá đặc trưng nên cần có cách tắm cho chúng riêng biệt. Bạn nên chọn các loại sữa tắm có độ pH trung tính, axit thấp cũng như có chứa dầu. Thông thường trên thị trường sẽ có hai loại dầu ở sữa tắm thú cưng là: dầu thực vật và động vật.
Giống chó Poodle thường khá ngịch ngợm, tinh ránh. Nên trong suốt quá trình tắm, bạn cần kiểm soát chúng kĩ càng. Không nên tạt được vào đầu, mũi, miệng để tránh gây hoảng sợ. Tắm theo cách này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến tấm lý cho chó Poodle những lần sau rất nhiều
Ngoài ra, da của chó Poodle sẽ chia là hai loại: da khô và nhạy cảm. Nên khi chọn mua sữa tắm bạn nên đọc kĩ thành phần, hướng dẫn sử dụng. Để từ đó chọn ra được sản phẩm phù hợp nhất cho bé nhà mình. Tốt nhất bạn nên chọn các dòng sữa tắm có thành phần thiên nhiên, an toàn cho da.
Tổng kết
Cách tắm cho chó con hết hôi hay bị viêm da không quá khó. Tuy nhiên, ở độ tuổi này người nuôi cần lưu ý đến thể trạng, thời tiết cũng như chọn ra loại sữa tắm chuyên biệt phù hợp. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của thú cưng còn nhỏ. Nếu còn gì thắc mắc bạn hãy đăt câu hỏi bên dưới phần comment ngay nhé.
Có thể bạn quan tâm: