Sen đang đau đầu vì không tìm ra cách trị mèo bị hôi miệng nặng hiệu quả. Bạn đừng quá lo lắng vì đây có thể không phải hoàn toàn là dạng bệnh lý. Mà đôi lúc chỉ do việc vệ sinh răng miệng cho hoàng thượng không đúng cách. Nên hãy đọc ngay bài viết bên dưới của Chophukienpet.com để tìm ra được nguyên nhân, cách chữa trị mèo thối mồm hiệu quả nhé.
Nội dung bài viết
Những biểu hiện khi mèo bị hôi miệng
Đối với những người nuôi mèo thì việc thú cưng bị hôi miệng rất dễ nhận ra. Nếu bạn đang chơi đùa sát boss cưng. Và từ hơi thở của chúng bạn cảm nhận được có mùi hôi, nồng nặc. Thì chứng tỏ thú cưng đã mắc chứng hôi miệng. Hãy tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng trên.
Nếu nghiêm trọng hơn thì phần nướu, lợi của mèo có thể bụ sưng đỏ. Đây là dấu hiệu bất thường của rất nhiều bệnh lý về răng miệng. Gây khó khăn trong việc ăn uống, làm giảm đi chất lượng cuộc sống của boss. Nên bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến mèo bị hôi miệng để khắc phục sớm nhé.
Các nguyên nhân khiến mèo bị hôi miệng nặng
Viêm nướu khiến mèo bị hôi miệng
Một trong các nguyên mèo bị hôi miệng là do bệnh viêm nướu, viêm miệng gây ra. Đây được xem là lý do chiếm đến 90% tình trạng mèo bị thối mồm. Viêm nướu xảy ra khi nướu bị sưng, viêm và viêm miệng là kết quả của tình trạng viêm màng nhầy ở phía trong khoang miệng.
Lý do viêm nướu, miệng ở mèo là vì sen chăm sóc răng miệng “hoàng thượng” không tốt. Nên các mảng bám có hại sẽ sản sinh, bám vào chân răng, nướu. Sau đó sẽ là hiện thượng nhiễm trùng khi mèo cưng có vết xước ở nướu. Nên bạn cần đánh răng đều đặn cho mèo cưng nhé.
Đối với bệnh ở thể nhẹ thì có thể do vi khuẩn gây mùi tích tụ lâu ngày bên trong khoang miệng. Nhưng nếu đi kèm với hiện tượng cao răng chuyển sang màu nâu. Thì bạn nên xem lại chế độ chăm sóc răng miệng của boss ngay nhé. Vì đây là biểu hiện vi khuẩn đã quá số lượng cho phép có thể gây nhiễm trùng cấp rất nguy hiểm.
Mèo bị hôi miệng do gan
Khi mắc bệnh gan ngoài dấu hiệu miệng mèo hôi thì da sẽ bị vàng ở vùng mắt, tai hoặc nướu. Kèm với đó là mèo đi tiểu liên tục, mùi khai hơn bình thường. Nôn mửa, tiêu chảy cũng là biểu hiện để nhận biết. Tuy nhiên dấu hiệu vàng da vẫn sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh gan nhất.
Mèo bị hôi miệng do ăn uống
Cũng như con người, khi mèo ăn uống các thực phẩm nồng mùi rất dễ bị hôi miệng. Các loại thức ăn như cá, gan động vật sẽ gây mùi khá khó chịu. Khi mèo nhai phải một số vật lạ như cao su và dính vào răng. Lâu ngày cũng có thể khiến cho mèo bị thối mồm.
Về việc thức ăn mềm ướt dễ khiến mèo bị thối mồm hơn so với thực phẩm khô. Vì đồ ăn mềm khi bị dính vào kẽ răng nếu không được vệ sinh đúng cách. Thì tại đây vi khuẩn hôi miệng sẽ sinh sôi, phát triển. Nên ngoài chế độ ăn khoa học thì chăm sóc răng miệng cho mèo vô cùng cần thiết.
Mèo bị thối mồm do bệnh thận
Mặc dù nghe có vẻ không liền quan đến nhau. Nhưng khi mèo bị bệnh thận thì cũng sẽ khiến miệng có mùi hôi cực kì khó chịu. Thông thường bệnh có hai dạng là suy thận cấp tính và mãn tính. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết mèo cưng đang mắc bệnh thần là: nôn mửa, sụt kí kèm hơi thở có mùi nồng, hôi như nước tiểu.
Có thể bạn quan tâm:
Mèo bị hôi miệng do “Coprophagia”
“Coprophagia” là một thuật ngữ ám chỉ thú cưng đang ăn phân của mình hoặc động vật khác. Một nguyên nhân làm mèo bị hôi miệng phổ biến ở miền quê, nông thôn. Tuy nhiên, khi ở chung cư nếu khu vực vệ sinh bạn không trang bị cát vệ sinh cho mèo. Thì phân sẽ không được vón cục nên mèo cưng có thể ăn.
Khi mèo hay chó ăn phân ngoài thối mồm ra còn sẽ rất nhiều bệnh nguy hiểm. Nên bạn cần dọn dẹp gọn gàng phân của thú cưng sau khi chúng đi vệ sinh. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho boss. Và giữ cho không gian sống của gia đình bạn được sạch sẽ nhé.
Do bệnh viêm mạch bạch huyết
Tên đầy đủ của bệnh là viêm miệng bạch huyết Lymphocytic. Một dạng bệnh nặng hơn của viêm lợi cũng có thể khiến mèo bị hôi miệng. Lymphocytes bao gồm các tế bào tự giết giúp tạo ra hệ thống miễn dịch. Đảm bảo cho cơ thể động vật có cơ thế tiêu diệt các tế bào gây hại.
Nên khi mắc bệnh viêm miệng bạch huyết Lymphocytic. Thì cơ thể mèo bị suy giảm miễn dịch. Dễ bị các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Nhất là những bé còn nhỏ hoặc già yêu vốn sức đề kháng đã yếu. Nên khi mèo có biểu hiện bị hôi hay thối mồm bạn cần đưa bé đi khám ngay nhé.
Vệ sinh sai cách khiến mèo bị hôi miệng
Bạn đừng nghĩ rằng mình đánh răng thường xuyên sẽ giúp tránh mèo bị hôi miệng nhé. Việc vệ sinh răng miệng nếu thực hiện sai cách sẽ làm tổn thương đến nướu, lợi. Có thể gây viêm, làm ổ để vi khuẩn gây hôi miệng tấn công. Nên bạn cần sử dụng bàn chải, kèm đánh răng chuyên dụng cho chó mèo.
Chỉ nên đánh răng khi tâm trạng “hoàng thượng” tốt. Nếu giữ phần đầu, thân để vệ sinh khiến bé khó chịu. Bạn hãy thử sau đó 30 phút. Để tránh việc mèo quậy phá, vẫy vùng gây chảy máu chân răng, lợi. Từ đó khiến mèo bị thối mồm trở nên trầm trọng hơn.
Mèo bị ung thư miệng gây hôi miệng
Khi mèo bị ung thư miệng thì sẽ có một khối u ác tính nhiễm trùng, gây mùi hôi trong khoang miệng. Bệnh thường được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Nhưng khối u này sẽ xâm chiếm, lấn ác các cấu trúc khác của vùng miệng mèo. Từ đó gây cản trở trong ăn uống, khó thở.
Biểu hiện ban đầu có thể tương tự một số loại bệnh viêm nướu, nha chu ở mèo. Nên thường boss đã ở giai đoạn cuối mới được người nuôi phát hiện. Khi đó tỉ lệ tử vong của thú cưng rất cao. Thông thường chỉ sau 2 – 6 tháng bệnh sẽ dần chuyển nặng sang khối u ác tính.
Nên nếu có dấu hiệu mèo bị thối mồm, kèm răng bị lung lay, dễ rụng. Thì bạn nên quan sát bên trong xem có những mụn nhọt hay khối u nhỏ nào không. Nếu không chắc hãy đem mèo đến trung tâm y tế thú y. Để bác sĩ thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời.
Do bệnh tiểu đường
Bị mắc bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng ở mèo. Nếu ngửi vào miệng mèo cưng mà bạn cảm nhận có mùi trái cây. Thì đây sẽ biểu hiện của bệnh tiểu đường. Mùi này là do khí hư tích tụ trong cơ thể khi trao đổi chất ở dạng đường ngọt.
Bệnh tiểu đường có rất nhiều biếng chứng gây nguy hiểm. Nên nếu mèo cưng bạn có biểu hiện như trên kèm sút cân không rõ nguyên nhân, uống nhiều nước hơn bình thường. Thì cần đưa chúng đến bác sĩ để họ làm các xét nghiệm máu. Từ đó giúp phát hiện, đánh giá mức độ bệnh tiểu đường ở mèo.
Khi mèo bị hôi miệng phải làm sao?
Chắc chắn sẽ rất nhiều sen thắc mắc khi mèo bị hôi miệng phải làm sao? Thì đầu tiên bạn cần xác định nguyên nhân trước. Để xem thử đó là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Hãy đơn giản là do thói quen, cách vệ sinh răng miệng của chúng ta cho thú cưng chưa đúng cách.
Bạn cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng cho mèo từ khi còn nhỏ. Vì khi lớn chúng sẽ cực kì khó nghe lời, bướng bỉnh. Nên việc đánh răng đôi lúc là cả một cuộc chiến mà sen sẽ là người thua cuộc. Và tuyệt đối bạn không được sử dụng kem đánh răng của người cho mèo nhé.
Nếu không phải là dân chuyên nghiệp. Bạn có thể gọi các bác sĩ thú y để họ tư vấn. Từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp nhất cho bé mèo nhà mình. Hãy là một con sen có tâm khi chăm chút răng miệng cho “hoàng thượng”. Để mèo cưng có một hơi thở thơm tho nhất.
Phòng mèo bị hôi miệng, thối mồm hiệu quả
Một cách hiệu quả phòng chống bị hôi miệng, thối mồm là vệ sinh răng miệng hằng ngày cho mèo. Mặc dù trông có vẻ đơn giản nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng to lớn. Chính vì vậy, sau khi đi làm về, buổi tối bạn có thể dành bản chải cho thú cưng để làm sạch các mảng bám cao răng có hại cho boss.
Bạn có thể sử dụng một số đồ chơi cho mèo dạng gặm. Vừa giúp “hoàng thượng” thư giãn, vừa giúp loại bỏ đi cao răng, mảng bám gây hại tích tụ. Trên thị trường có một số loại xương gặm, bánh thưởng cho mèo cũng có công dụng tương tự. Đây đều là những món quà mà bất cứ boss nào đều thích ăn.
Nếu sen thuộc típ người quá bận rộn với công việc. Có thể dẫn mèo cưng đến khám răng miệng định kì ở các trung tâm, cơ sở thú y. Tại đây bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp sẽ kiểm tra, đánh giá tổng quát. Từ đó giúp phòng bệnh mèo bị hôi miệng hiệu quả hơn.
Tập cho mèo quen đánh răng để tráng bị hôi miệng
Không phải bé mèo đều sẽ thích việc đánh răng. Nhưng vệ sinh răng miệng hằng ngày vào buổi tối sẽ giúp mèo tránh bị hôi miệng hiệu quả. Ban đầu để boss quen với kem đánh răng chuyên dụng. Bạn hãy để một ít lên ngón tay, cho chúng ngửi để làm quen trong 2 – 3 ngày đầu.
Có thể cho mèo liếm thoải mái để tạo độ quen với mùi của kem. Bạn hãy an tâm là kem đánh răng cho thú cưng đều an toàn, không gây hại cho tiêu hóa của mèo. Khi chúng đã quen mùi, sen hãy để kem lên bàn chải. Có thể nhờ một người thân mà mèo ta thân thiết nhất giữ hai chân trước của bé.
Sau đó đánh nhẹ nhành hai chiếc răng to trước. Sau đó đến các răng dễ tiếp cận. Lưu ý cần đánh nhẹ, tránh tác động lực ở phần nướu, lợi nhạy cảm hay làm cho mèo sợ hãi. Việc vệ sinh răng miệng giúp phòng chống được rất nhiều bệnh lý ở thú cưng.
Tổng kết
Hi vọng sau bài viết này bạn đã trả lời được mèo bị hôi miệng phải làm sao. Hãy tìm hiểu nguyên nhân trước để có các biện pháp phòng, chống, điều trị hiệu quả. Từ đó giúp cho hơi thở của mèo trở nên thơm mát hơn. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy đặt bên dưới để chúng tớ trả lời nhé.
Xem thêm bài viết liên quan: