Việc tìm ra cách vệ sinh tai cho mèo bằng dung dịch nước muối hay loại chuyên dụng. Sẽ đảm bản an toàn không chỉ cho thú cưng mà chính cả người thực hiện. Nếu còn băng khoăn hãy tham khảo ngai bài viết sau đây của Chophukienpet.com. Để có cái nhìn tổng quan nhất nhé!

vệ sinh tai cho mèo

Tại sao cần vệ sinh tai cho mèo

Mèo vốn dĩ là loài có tính nhạy cảm với môi trường sống cực kì cao. Chúng rất dễ bị các tác động làm ảnh hưởng đến tai. Phổ biến nhất là bệnh viêm tai từ đó làm mèo bị ngứa tai gãi liên tục.

Nên việc vệ sinh tai cho mèo sẽ giúp loại bỏ các chất bả nhờn chứa đầy vi khuẩn bên trong. Những chất này không chỉ làm dơ mà còn gây nên các vấn đề viêm nhiễm nguy hiểm khác.

Đem lại cho mèo cưng cuộc sống thoải mái hơn. Để chúng chỉ việc ăn ngủ, ị và nằm nghỉ ngơi. Đợi con sen cày lưng đi làm mang tiền về mua pate cho chúng.

Tuy nhiên, việc vệ sinh tai mèo phải có đầy đủ kiến thức để đảm bảo an toàn cho boss. Nếu chỉ cần một chút lơ là, sơ sót có thể gây nguy hại đến tai mèo cưng.

Nên nếu là người mới tập nuôi hay không có nhiều kiến thức chăm sóc chó mèo. Bạn hãy sử dụng các loại dịch vụ chăm sóc thú cưng ở các shop uy tín nhé.

Tìm hiểu cấu trúc tai của mèo

Trước khi tìm ra được cách vệ sinh tai cho mèo đúng cách. Bạn nên đọc qua nội dung cấu trúc tai của loài mèo. Để có thể hiểu được cơ bản kết cấu. Từ đó giúp đảm bảo an toàn khi thực hiện việc vệ sinh cho chúng. Thông thường cấu trúc tai “hoàng thương” sẽ được chia làm 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai ngoài

Tai ngoài của mèo có cấu tạo loa tai hình tam giác và ống tai. Tùy thuộc vào giống loài, độ tuổi mà kích cỡ phần này sẽ có sự khác nhau chút đỉnh.

Nhiệm vụ chính của tai ngoài là hấp thụ âm thanh đưa xuống các khu vực tai giữa và trong. Tai mèo được ví như ví 2 như chiếc ăngten vì chúng có thể xoay độc lập với nhau và với các bộ phận khác.

Tai giữa

Tai giữa là phần ống trung gian truyền âm thanh, sóng rung động từ tai ngoài và trong. Theo một số nghiên cứu thì tai giữa còn giúp mèo giữ thăn bằng trong leo trèo, di chuyển.

Chúng bao gồm các xương nhỏ có cấu tạo vô cùng phức tạo. Phần xương này giúp tăng độ cứng cáp, bảo vệ tai khỏi các tác động từ bên ngoài.

Nên nhiệm vụ làm sạch, bảo vệ để tránh viêm tai giữa cho mèo rất cần thiết. Nếu không quá trình điều trị ở khu vực nhạy cảm này cực kì phức tạp và khó khăn.

Xem thêm >> Top 15 dung dịch vệ sinh tai cho mèo

Tai trong

Tai trong bao gồm lớp màng nhĩ màu xám và các tế bào cảm giác. Nhằm mục đích uốn cong các xung tín hiệu. Để truyền chúng từ tai đến thần kinh thông qua các dây thần kinh thính giác.

Đồng thời, cũng có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho mèo khi chúng di chuyển như tai giữa. Nên nếu bị viêm tai trong mèo sẽ có xu hướng di chuyển khó khăn, loạng choạng, mất thăng bằng.

Kiểm tra tai cho mèo trước khi vệ sinh

Bạn biết tại sao phải kiểm tra tai mèo trước khi vệ sinh cho boss không. Vì với một số loại bệnh về tai sen phải đem boss đến bác sĩ khám. Không nên tự ý chùi rửa, vệ sinh vế thương ở tai tại nhà.

Đầu tiên bạn hãy nắm nhẹ nhàng phần chóp tai mèo. Sau đó xoay từ từ và cố gắng đặt vị trí tai dễ quan sát sâu bên trong. Hãy đưa mèo cưng đến nơi có ánh sáng hoặc dùng đèn loại nhỏ để rọi vào giúp dễ nhìn hơn.

Nếu bên trong tai mèo hoàn toàn không có ráy màu đen, bụi bẩn, tai ửng hồng nhẹ. Thì có thể không cần đụng vệ sinh bên trong. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy hiện tượng này.

Vì cơ bản mèo vốn là loài ưa sạch sẽ hơn chó hay thú cưng khác. Nên việc vệ sinh tai, lông, cơ thể được chúng đam mê thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Tuy vậy, nếu đang gặp các tình trạng về bệnh lý. Thì tùy thuộc mức độ mà bạn cân nhắc có đem bé đến bác sĩ thú y. Hay chỉ vệ sinh cơ bản tại nhà. Một số biểu hiện bất thường gồm:

  • Vành, hốc tai đỏ ửng bất thường.
  • Bên trong xuất hiện mủ màu vàng, xanh.
  • Mèo bị mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng.
  • Nếu tai xuất hiện các loại ráy, phân rận màu đen bạn có thể vệ sinh tại nhà.

Lưu ý: bạn không nên cố gắng mở to vành tai ngoài để quan sát bên trong hốc, màn nhĩ. Nhất là các bé nhát có thể làm chúng hoảng sợ. Từ đó gây khó khăn cho quá trình vệ sinh về sau.

Cách vệ sinh tai cho mèo đơn giả nhất

Sau khi đã kiểm tra, đánh giá tình trạng tai cho boss kĩ càng. Bạn có thể thực hiện các cách vệ sinh tai cho mèo đơn giản tại nhà như sau:

Bước 1: nhỏ một ít dụng dịch vệ sinh tai (nước muối sinh lý) lên bông ngoáy tai. Sau đó một người giữ chặt phần gáy, 4 chân của mèo cưng. Hãy cho chúng nằm sấp thoải mái trên một chiếc bàn để dễ thực hiện hơn.

Bước 2: một tay bạn giữ vành tai, một tay cầm bông ngoáy đã tẩm vệ sinh nhẹ nhàng từ trong ra ngoài. Hãy vệ sinh kĩ ở các góc phần xương nhỏ bên trong. Đây là các khu vực ráy, bụi bẩn bám rất nhiều.

Bước 3: lau sạch các mảng bám ở vành trong của tai. Tuyệt đối không được chà sát, dùng vật cứng để cố cậy các phần dơ trong tai. Điều này có thể gây tổn thương, nhiễm trùng tai.

Bước 4: sau khi làm sạch cơ bản xong. Bạn hãy nhỏ thuốc theo đúng liều lượng khuyên dùng vào phần tai giữa để nước tự chảy vào bên trong. Lúc này mèo sẽ cực kì quậy phá nên sen cần giữ cố định boss nhé.

Bước 5: sau khi chế dung dịch vào bạn hãy gập mang tai che hết phần ống tai. Dùng tay ép nhẹ vào trong, xoa hay massage đều để thuốc ngấm, tự chảy vào tai trong.

Bước 6: thả mèo để chúng tự do di chuyển. Khi đó “hoàng thượng” sẽ có xu hướng lắc đầu liên tục. Việc này giúp đánh bay các mảng bám, ráy còn thừa nên bạn cứ an tâm.

cách vệ sinh tai cho mèo

Những lưu ý khi vệ sinh tai cho mèo

Tuyệt đối không nên vệ sinh tai cho mèo khi chúng đang trong trạng thái vui chơi, tràn đầy năng lượng. Bạn nên lựa thời điểm mèo đang thư giãn, nằm nghỉ ngơi.

Lúc này sẽ giúp đảm bảo an toàn, tránh việc boss khó kiểm soát. Từ đó gây nguy hiểm cho chính bản thân thú cưng và bạn. Nên chọn khu vực làm vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, ít người qua lại.

Đồng thời, hãy nhờ thêm 1 người để giúp bạn giữ bé trong khi thực hiện. Lực giữ nên ở mức vừa phải, không quá mạnh tránh gãy xương cổ cho mèo.

Các loại dung dịch vệ sinh tai cần dùng loại chuyên dụng cho thú cưng. Có thể dùng nước muối nhưng vẫn khuyến khích sen nên mua sản phẩm chuyên dụng. Bạn cũng cần có sự chuẩn bị về kiến thức, trang thiết bị trước.

Có thể dùng các loại súp thưởng cho mèo để giúp boss thoải mái hơn. Cũng như tạo niềm tin rằng đây chỉ là cuộc chơi đùa chứ không phải đang ép chúng.

Sau khi đã được vệ sinh xong bạn nên để “hoàng thượng” thoải mái, riêng tư 1 mình. Nhưng vẫn có sự quan sát kĩ càng để tránh các biến chứng xảy ra về sau.

Nếu trong trường hợp cách vệ sinh tai cho mèo bạn thực hiện sai. Gây tình trạng đau đơn, chảy máu hãy đưa bé đến ngay bác sĩ thú y. Để được kiểm tra, khám chữa bệnh kĩ càng.

Vệ sinh tai mèo bằng nước muối được không?

Vậy vệ sinh tai cho mèo bằng nước muối được không? Câu trả lời là hoàn toàn được và còn rất tốt nhé. Vì nước muối có tính kháng khuẩn, an toàn cho da nhạy cảm của loài mèo.

Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi là bạn nên vệ sinh tai cho mèo bằng nước muối với tỉ lệ 1 : 3. Tức là 3 phần nước sạch cộng 1 phần nước muôi. Để làm loãng nồng độ bên trong dung dịch bớt đi.

Nên sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh. Hãy để chai nước muối ở phòng trong 30 – 45 phút. Để nhiệt độ cân bằng với nhiệt độc cơ thể mèo. Giúp boss cảm thấy thoải mái khi bị nhỏ nước vào tai.

Sau khi làm xong bạn nên dùng miếng bông lau nhẹ bên trong tai. Để lấy đi phần nước muối thừa bám dính vào lông mềm, bề mặt trong tai của boss.

Tuy vậy, nước muối có tính kháng khuẩn ở mức trung bình. Nên nếu mèo bạn đang gặp các vấn đề về tai. Hãy đưa chúng đến bác sĩ để kiểm tra và kê loại dung dịch phù hợp nhất.

vệ sinh tai mèo bằng nước muối

Nên vệ sinh tai cho mèo bao nhiêu là đủ?

Cũng như tắm rữa, cách vệ sinh tai cho mèo cũng cần có tần suất vừa phải. Việc quá lạm dụng có thể làm mất đi các chất bã nhờn bên trong.

Điều này vô hình chung lại khiến tai mèo dễ bị các loại vi khuẩn, bụi bẩn tấn công. Nên tùy thuộc vào trạng thái của từng bé mà có tần suất khác nhau.

Lời khuyên của Chợ Phụ Kiện Pet là nếu mèo trạng thái bình thường nên vệ sinh tai khoảng 1 lần / tháng. Còn nếu bé đang điều trị bệnh thì nên duy trì 1 – 2 lần / tuần.

Thực tế có thể chênh lệch nên bạn có thể dẫn bé đến các tiệm spa, thú y để được kiểm tra kĩ càng. Từ đó mới đánh giá chuẩn chỉnh nhất tần suất nào tốt cho bé.

Nên vệ sinh tai cho mèo ở nhà hay tiệm spa

Việc học cách vệ sinh tai cho mèo ở nhà đôi lúc khó khăn với các bạn bận rộn. Và các sen mới nuôi boss cũng sẽ gặp đôi chút khó khăn trong giai đoạn đầu.

Bạn nên học hỏi thêm từ các người có kinh nghiệm. Từ đó các thao tác mới nhanh nhẹn, dứt khoát nhưng vẫn đủ nhẹ nhàng. Tránh tổn thương cho mèo.

Các dung dịch, dụng dụng vệ sinh tai nên chuyên dụng, mềm mại. Nên có người giữ bé để tránh việc bị cào cấu, không chịu hợp tác và làm tổn thương tai.

Đối với các tiệm spa thú cưng bạn nên chọn các đơn vị uy tín như: Chophukienpet.com,… Tại đây sẽ có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản (ít nhất lớp C khóa Groomer trở lên).

Bạn cũng nên check xem các dung dịch, dụng cụ họ sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho các bé nhạy cảm không. Từ đó đánh giá xem bé mèo mình phù hợp với tiệm spa nào nhất.

Khu vực cắt tỉa lông bạn cũng có thể kiểm tra trước. Để đảm bảo vệ sinh, tránh lây lan bọ chét, ve rận sau khi đưa bé về. Nếu sen còn băn khoăn hãy gọi trực tiếp chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé.

Tổng kết

Bạn đã tìm được cách vệ sinh cho mèo đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà chưa? Việc rửa tai sẽ giúp cho mèo loại bỏ các kí sinh trùng, phân ve rận, chất nhầy dính vi khuẩn. Từ đó giúp bảo vệ tai “hoàng thượng” tránh các hiện tượng ngứa ngáy, sưng viêm vô cùng nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *