Khi dòng đời đưa đẩy sen đến bài viết này thì chắc chắn bạn đang thắc mắc về cấu tạo tai mèo phải không nào. Đây được xem là một trong những “phát minh” vĩ đại của mẹ thiên nhiên đấy. Chúng ta hãy cùng Chợ Phụ Kiện Pet khám phá qua bài viết sau đây nhé! Chắc chắn sẽ có vô vàn các kiến thức bổ ích dành cho sen.

cấu tạo của tai mèo

Tạo sao cần biết cấu tạo tai mèo?

Việc hiểu cấu tạo tai mèo là cực kì quan trọng. Vì điều này giúp người nuôi mèo có thể biết được các kiến thức về cơ chế nghe và cảm giác thăng bằng của boss. Từ đó mang lại nhiều giá trị trong việc chăm sóc, huấn luyện.

Đặc biệt là giúp chúng ta có cách vệ sinh tai cho mèo đúng nhất. Vì chỉ cần một vài thao tác sai cách có thể khiến boss bị chảy máu tai trong. Ngoài ra còn có thể gây thủng màn nhĩ khiến mèo bị mất thính giác vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, còn có thể giúp bạn hiểu được hành vi và phản ứng của mèo khi có âm thanh hay vật thể chuyển động. Từ đó mang lại sự tương tác, có lợi cho quá trình huấn luyện, dạy bảo mèo từ khi chúng còn nhỏ.

Nắm được các đặc điểm tai của mèo còn giúp phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra. Nhưng mèo bị viêm tai, nấm, polyp, hay cả sự hình thành của u tai. Các bệnh này có thể làm boss khó chịu, giảm sút chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt là khi mèo bước vào mùa dịch, sức đề kháng bị giảm sút. Từ đó khiến cơ thể chúng dễ bị các loại virut, vi khuẩn tấn công thông qua tai, mũi, họng.

Tai mèo cũng như con người chúng ta dễ gặp các vấn đề bệnh, chấn thương. Nên hiểu được cấu trúc tai mèo sẽ giúp bạn có biển pháp phòng tránh các tai nạn đáng tiếc. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho boss trong quá trình vui chơi, phát triển.

Cấu tạo tai mèo gồm những gì

Về cơ bản thì cấu tạo tai mèo cũng tương tự như con người hay các động vật khác. Sẽ bao gồm 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Mỗi phần sẽ có cho riêng mình cấu trúc, nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu kĩ hơn ngay nội dung bên dưới nhé!

cấu tạo tai mèo

Cấu tạo tai ngoài mèo

Tai ngoài của mèo mang công dụng chính là nghe, nhận biết âm thanh từ môi trường bên ngoài. Giúp boss có thể phát hiện ra kẻ địch, con mồi dễ dàng. Cấu tạo tai mèo ở ngoài bao gồm: vành tai, ống tai ngoài.

Tai của mèo sẽ có hai cái đặt bên trên đỉnh đầu của chúng. Vành tai thường có hình dạng bo tròn hoặc tam giác. Luôn dựng thẳng đứng hoặc hơi nghiêng về phía trước.

Điều thú vị là mèo có thể di chuyển và xoay 2 chiếc tai này để nghe âm thanh từ các hướng khác nhau. Và khi cần thiết thì mỗi vành tai sẽ xoay về 1 hướng riêng biệt.

Vành tai còn được kết nối bởi nhiều xương sụn bên dưới lớp da. Các xương này cho phép mèo có thể điều khiển, di chuyển tai theo đúng ý muốn. Và cũng giúp vành tai cứng cáp, tránh bị tổn thương tốt hơn.

Ống tai ngoài: kéo dài từ chân vành tai và hướng vào trong về phía màng nhĩ. Ống tai ngoài có hình chữ L nằm nghiêng, tạo thành một gốc gần 90º so với vành tai.

Cấu trúc của tai giữa

Cấu tạo tai giữa của mèo sẽ bao gồm màng nhĩ và khoang màng nhĩ (hay còn gọi là ống định hướng) nằm ngay phía trên màng nhĩ. Trong khoanh màng nhĩ này bao gồm màng thính giác, xương nhỏ để thu nhận các kích thích gây ra bởi sóng âm thanh.

Những xương nhỏ này được đặt tên là xương búa hay xương bàn đạp, xương đe (vì hình dạng của chúng giống với chiếc búa, bàn đạp). Các xương này tạo thành một chuỗi xuyên gia tai giữa từ màng nhĩ đến của sổ ốc tai của tai trong.

Tai giữa được nối với phía sau cổ hầu bằng ống thính giác hoặc ống eustachian. Ống này cho phép không khí đi vào và ra khỏi tai giữa. Đồng thời, giúp giữ áp suất tai giữa ở mức bình thường.

Tai giữa tai được nối với tai trong qua cửa số ốc tai, nằm đối diện với xương bàn đạp. Vị trí tai giữa thường tương đối nhạy cảm. Nên khi mắc các bệnh về tai mèo có xu hướng bị tổn thương ở khu vực này nhiều nhất.

Cấu tạo tai trong mèo

Phần tai trong nằm trong xương thái dương cứng của hộp sọ và bao gồm hai phần. Mê cung xương hoặc xương chứa một loạt các màng mỏng, chứa đầy chất lỏng được gọi là “mê cung”.

Cấu tạo tai mèo ở trong cùng (tai trong) gồm ốc tai (ống xoắn ốc), tiền đình và ba kênh hình bán nguyệt. Ốc tai chứa các dây thần kinh truyền xung điện và chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc nghe.

Các kênh tiền đình và bán nguyệt chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng hoặc trạng thái thăng bằng khi mèo di chuyển. Nên khi mèo có dấu hiệu đi đứng loạng choạng thì nguyên nhân là tai trong bị tổn thương.

Ngoài ra, các mô được cung cấp bởi hai nhánh của dây thần kinh sọ thứ 8 (dây thần kinh tiền đình ốc tai). Có khả năng truyền các xung điện liên quan đến âm thanh và thăng bằng trở lại não bộ.

Xem thêm >> Các dung dịch vệ sinh tai chó mèo

Các chức năng của tai mèo

Tai mèo có hai dạng chức năng bao gồm: nghe và giữ thăng bằng. Việc nắm được các cấu tạo tai mèo sẽ giúp nhận biết được nguyên nhân gây suy giảm chức năng ở tai boss tốt hơn.

Việc nghe của mèo thường khá phức tạp. Sau khi âm thanh đi vào trong tai thì một số tế bào cảm giác sẽ tạo ra tín hiệu điện để truyền đến não bộ xử lý. Các quá trình này chỉ mất không quá 1/1.000 giây.

Nên loài mèo có khả năng nghe vô cùng tốt và nhạy. Chúng cũng có khả năng nhận biết các tần số âm thanh cao hơn con người rất nhiều lần.

Ngoài ra, tai mèo còn giúp chúng giữ thăng bằng, hướng đi. Đặc biệt cần thiết khi mèo săn chuột, leo treo trên cao. Điều này có được là do các kênh tiền đình và bán nguyệt ở tai trong.

Các chất lỏng ở tai trong khi bị “xê dịch” sẽ kích thích các tế bào cảm giác thẳng bằng. Và từ đó gửi đi tín hiệu đến hệ thần kinh để duy trì thăng bằng cho boss tốt hơn.

Mặc khác, tai còn giúp thú cưng biểu lộ cảm xúc của chúng. Tai mèo có thể xoay, gập lên xuống để giúp chúng truyền tải thông điệp đến với chủ nhân của mình.

Khi mèo cảm thấy sợ hoặc căng thẳng, tai có thể bị kéo về phía sau. Ngược lại, khi mèo hứng thú, vui vẻ thì tai có thể đứng thẳng lên hoặc lệch về phía trước.

tai mèo

Một số lưu ý về cấu tạo tai mèo

Sau khi đã nắm được các cấu tạo tai mèo. Bạn sẽ cần lưu ý đến việc chăm sóc, kiểm tra tai của boss định kì. Đầu tiên, khi làm sạch tai cho mèo sen cần thao tác nhẹ nhàng và cẩn thận.

Có thể sử dụng bông gòn hoặc bông tai chuyên dụng cho thú cưng. Tuyệt đối không được sử dụng các đồ vật cứng và sắc để tránh làm tổn thương màng nhĩ hoặc phần trong tai của “hoàng thượng”.

Việc kiểm tra và làm sạch cần được thực hiện định kì. Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm, chất nhầy hoặc bất thường khác. Nếu bạn thấy tai có mùi hôi, đỏ, hoặc mèo bị ngứa tai liên tục. Hãy đưa boss đến bác sĩ thú y để được thăm khám.

Bạn đã biết được phần vành tai mèo tương đối mỏng, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nên sen không được có các hành động kéo, vặn hay gây áp lực lên vị trí này.

Vì tai mèo có vai trò quan trọng trong cảm giác thăng bằng và giữ hướng đi của chúng ổn định. Nên bạn cần chú ý các biểu hiện mèo đi loạng choạng, mất thăng bằng. Thì đây chứng tỏ mèo đang gặp vấn đề bên trong tai rồi đấy.

Nếu bạn không chắc chắn 100% về vấn đề ở tai của mèo đang gặp phải. Thì lời khuyên là hãy đem chúng đến bệnh việc để được kiểm tra. Người nuôi không nên tự ý vạch, moi móc tai đê kiểm tra. Vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của boss.

Tổng kết

Bạn đã nắm được các cấu tạo tai mèo hay chưa. Việc chúng ta nắm rõ các cấu trúc phức tạp này sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình tắm rửa, vệ sinh, chăm sóc tai cho chúng. Cũng như giúp sen có thể thấu hiểu về boss nhiều hơn nữa. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy đặt ngay bên dưới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *