Bạn đang lo lắng cho tình trạng chó bị đau chân mà không rõ nguyên nhân. Vậy hãy thử tham khảo bài viết sau của Chợ Phụ Kiện Pet ngay nhé. Chắc chắn sẽ có rất nhiều kiến thức vô cùng bổ ích và thú vị đấy. Không dài dòng nữa chúng ta cùng bắt đầu ngay nội dung chính nào.

chó bị đau chân

Nguyên nhân chó bị đau chân

Có khá nhiều nguyên nhân có thể làm chó bị đau chân. Có thể xuất phát từ các chấn thương, môi trường. Hoặc những bệnh lý về xương khớp gây nên. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà chúng ta sẽ có cách chữa trị hiệu quả. Bạn có thể tham khảo như sau:

Do môi trường sống

Đầu tiên, nếu sống liên tục trong một căn nhà có bề mặt không bằng phẳng. Việc đi lại của boss sẽ trở nên khó khăn. Nếu kéo dài có thể làm chó bị đau chân. Đôi khi là trượt té và gây nên các chấn thương không đáng có.

Ngoài ra, một số loại vật cản như cầu thang, rào chắn. Nếu là các dòng chó cảnh nhỏ sẽ tương đối khó khăn khi đi qua các chướng ngại này. Thậm chí có thể gặp phải các rắc rối về xương, khớp hay mô mềm.

Nếu môi trường quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể là nguyên nhân. Nhất là với các bé chó đã ở độ tuổi xé chiều. Thì việc nhiệt độ môi trường cũng có thể tác động và gây đau nhứt cho xương khớp.

Khi nuôi chó cảnh bạn cũng nên loại bỏ các đồ vật sắt nhọn, nguy hiểm như mảnh kính, đinh, dao. Nhất là ở khu vực cún nghỉ ngơi, chơi đùa. Vì loài chó có tính tò mò rất cao nên các đồ vật này có thể gây nguy hiểm cho chúng.

Đặc biệt, nếu nhà bạn ở sát đường xá, quốc lộ. Thì nên hạn chế việc cho chó chạy nhảy ra ngoài. Nếu không có thể gặp phải các tai nạn ảnh hưởng đến xương. Thậm chí có thể gây mất mạng.

Chính vì vậy, để hạn chế việc chó bị đau chân do môi trường sống. Bạn hãy đảm bảo rằng khu vực cún sinh sống, vui chơi có đủ các biện pháp để bảo vệ. Để giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng xấu đến chân hay các bộ phận khác.

Bệnh lý làm chó bị đau chân

Hiện nay, có tương đối nhiều các bệnh lý làm chó bị đau chân. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng phụ thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến mà người nuôi cần lưu ý:

– Viêm khớp: bao gồm viêm khớp cơ học, thoái hóa và viêm khớp dạng thấp. Có thể gây sưng, viêm và đâu ở chân cún. Điều này tương tự như con người chúng ta vậy. Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu khi chó về già, lớn tuổi.

– Gãy xương: nếu chó bị gãy chân do gặp phải tai nạn, va đập mạnh. Sẽ khiến chúng di chuyển khó khăn và cảm thấy bị đau dữ dội ở vùng bị gãy. Nếu không được chữa kịp thời sẽ để lại các di chứng phức tạp.

– Đau thần kinh: một số vấn đề về thần kinh như viêm dây thần kinh. Hoặc thói hóa dây thần kinh ở chân, bắp đùi. Có thể tạo ra các cơn đau, mức độ sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của dây thần kinh này.

– Đau do áp lực: khi chó cưng gặp phải các vấn đề ở phần mô mềm như viêm, sưng. Thì khi di chuyển sẽ gây áp lực từ xương, cân nặng lên các vị trí mô bị tổn thương này. Từ đó gây đau nhứt, khó chịu dai dẳng

– Bệnh truyền nhiễm: chủ yếu liên quan đến một dạng bệnh như viêm khớp, nhiễm khuẩn trong khớp bàn chân, ngón chân. Từ đó gây ra hiện tượng sưng viêm và đau.

chó đau chân

Cách xử lý khi chó bị đau chân

Khi cảm nhận thấy chó bị đau chân bạn hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Sau đó tiến hành một số biện pháp giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Đầu tiên, hãy kiểm tra chấn thương ở chân chó có nghiêm trọng không. Xem xét có bất kỳ vết thương, sưng, hoặc tổn thương nào trên da hoặc móng chân hay không. Nếu có vết gãy hãy cố định lại và nhanh chóng đưa cún đến bác sĩ thú y.

Nếu tình trạng chỉ ở mức sưng, viêm nhẹ. Bạn nên để chó cưng nghỉ ngơi, hạn chế việc di chuyển, vận động trong khoảng thời gian này. Có thể lót thêm vài tấm đệm thú cưng để tạo sự êm ái, dễ chịu cho chân boss hơn.

Ngoài ra, bạn có thể dùng một túi mỏng bỏ thêm vài miếng đá lạnh. Sau đó chườm nhẹ nhàng vào vị trí bị thương ở chân chó khoảng 10 – 15 phút. Và tiến hành lặp lại quá trình này 1 – 2 giờ / ngày.

Trong một số trường hợp cún sẽ cần đến thuốc giảm đau. Nhưng việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm cần có sự tư vấn từ bác sĩ thú y. Để xác định được liều lượng, loại thuốc phù hợp nhất.

Cuối cùng, nếu tình trạng chó bị đau chân không có dấu hiệu thuyên giảm. Hay dấu hiệu sưng, viêm ngày càng nặng và rõ rệt hơn. Bạn hãy đưa chúng đến ngay bệnh viện thú y để được thăm khám kĩ càng hơn nhé.

Cách chăm sóc chó bị đau chân

Việc chăm sóc chó bị đau chân đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của cún. Trong giai đoạn nhạy cảm này bạn nên giữ chó cố định trong một không gian yên tĩnh. Tuyệt đối không được vận động, di chuyển quá nhiều.

Ngoài ra, như ở trên chúng tôi có phân tích. Thì bạn nên lót bên dưới chỗ nằm của chó vài tấm đệm, áo dày. Để giúp cho chân chúng không tiếp xúc nhiều với bề mặt cứng. Gây đau nhứt nghiêm trọng hơn.

Bạn cũng nên quan sát xem chó bị lở loét ở chân hay không. Nếu có hãy dùng các loại nưới muối sinh lý hay nước rửa vết thương chuyên dụng. Để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Nếu chó cưng cần đi vệ sinh hay bất cứ sinh hoạt nào khác. Bạn hãy hỗ trợ bằng cách dìu chúng đến vị trí mong muốn. Điều này giúp làm giảm áp lực lên chân, hỗ trợ boss di chuyển tốt hơn.

Mặc khác, bạn cũng cần bổ sung cho chó một chế độ ăn uống khoa học. Có thể bổ sung thêm các chất như glucosamine và chondroiti tốt cho xương khớp hơn.

Tuy nhiên, việc dùng các loại chất này cần có sự tư vấn từ bác sĩ thú y. Trong những trường hợp bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm nếu cần thiết.

Trong thời gian chó bị đau chân bạn nên thường xuyên ở bên chúng. Nhằm để quan sát, kiểm tra các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra. Và kịp thời xử lý trong các tình huống khẩn cấp.

chó bị đau 2 chân sau

Phòng chống việc chó bị đau chân

Việc chữa trị cho chó bị đau chân sẽ không quan trọng bằng việc chúng ta phòng chống bệnh như thế nào. Người nuôi hãy cố gắng tạo ra môi trường sống đủ an toàn cho boss.

Hạn chế các loại dụng cụ, vật liệu sắt nhọn, nguy hiểm gần khu vực chó sinh sống. Đảm bảo bề mặt sàn nhà không quá trơn trượt. Hoặc quá cứng gây khó khăn trong việc di chuyển của chó cưng.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát việc ăn uống của cún. Để hạn chế tình trạng chó bị béo phì, thừa cân. Dẫn đến áp lực đè nặng lên 4 chân và khung xương khớp của chúng.

Đối với các bé chó già, mới phẫu thuật ở chân. Thì bạn nên cố gắng giảm áp lực lên chân của chúng. Bằng cách bổ sung các tấm đệm đủ dày vào khu vực cún nghỉ ngơi.

Đồng thời, kiểm tra thường xuyên vị trí chấn thương ở chân. Xem có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần giải quyết hay không. Nếu chúng bị sưng, nhiễm trùng bạn cần rửa sạch và băng bó kĩ càng để tránh vết thương mở rộng thêm.

Chế độ vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi của vật cưng cũng cần lên lịch phù hợp với từng độ tuổi, thể trạng của mỗi bé. Điều này giúp cho chó luôn trong tình trạng thể chất tốt nhất. Hạn chế việc chó bị đau chân có thể xảy ra rất hiệu quả.

Việc cắt móng cho chó cũng nên được thực hiện thường xuyên. Điều này giúp kiểm soát tình trạng móng quá dài. Gây khó khăn trong việc di chuyển, đi lại. Cũng như gây nên các chấn thương không đáng có.

Tổng kết

Bạn đã nắm được nguyên nhân, cách xử lý khi chó bị đau chân hay chưa. Đây là hiện tượng tương đối phổ biến và dễ gặp ở cún. Nhưng chúng ta không nên được chủ quan và cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Để giúp nâng cao chất lượng sống cho boss ngày càng tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *