Sen đang lo lắng chó bị đau mắt đỏ không mở được kèm chảy ghèn, nước mắt. Hãy thử đọc kĩ các nội dung bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet nhé. Tại đây chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ cho bạn nguyên nhân, cách xử lý tại nhà cơ bản. Cũng như các lưu ý cần thiết nhất. Nào cùng bắt đầu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân chó bị đau mắt đỏ, chảy ghèn
Hiện nay, có 3 nguyên nhân chính khiến chó bị đau mắt đỏ chảy ghèn. Tùy thuộc vào mức độ, lý do gây nên mà chúng ta sẽ có phương án điều trị thích hợp.
– Nhiễm trùng hoặc viêm khớp mắt: đây được xem là lý do phổ biến nhất khiến cún bị đau mắt. Thông thường các vế thương ở mắt rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công. Nên sẽ gây nên tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu cho boss.
– Dị ứng: cún dễ bị dị ứng với một số loại chất như sau: phấn hoa, bụi,… Khi các hạt này rơi vào sẽ khiến mắt bị viêm đỏ, sưng tấy.
– Dị vật: tương tự con người thì khi cún bị dị vật rơi vào mắt hay lông mi cong ngược vào trong. Cũng rất dễ làm tổn thương liên quan đến mắt.
– Các bệnh khác: khi mắc một số vấn đề sức khỏe chẳng hạn viêm đường hô hấp, suy dinh dưỡng. Cũng có thể khiến chó bị đỏ mắt chảy nước mắt liên tục.
Có thể bạn quan tâm:
Những biểu hiện chó bị đau mắt đỏ
Thông thường chó bị đau mắt đỏ sẽ kèm chảy ghèn, nước mắt liên tục và có thể không mở lên được. Phần khóe mắt có nhiều mủ tích tụ, đóng dày đặc.
Niêm mạc của cún chuyển sang màu trắng hoặc ửng đỏ. Viền mắt sẽ bị sưng vù, chuyển sang đỏ. Thú cưng thường khó chịu, liên tục dùng chân gãi vào mắt do bị ngứa, rát.
Mắt chó xuất hiện “mi mắt thức 3”, hai bên con người có kích thước không đồng đều. Mắt chuyển sang màu đục hơn hoặc không giống như bình thường.
Ngoài ra, cún sẽ chớp mắt liên tục, thất thường. Chó không muốn bạn chạm hay tiếp cận vùng mắt của chúng. Và xuất hiện dịch lưu hai bên mắt.
Khu vực ngoài giác mạc mắt sẽ bị tụ máu xuất hiện các mô thịt nổi màu đỏ. Đôi khi vị trí có thể nằm bên trong giác mạc. Đây là dấu hiệu chứng to bệnh chuyển nặng, chó cần được chữa trị gấp.
Để quá trình điều trị được nhanh chóng, mang lại hiệu quả. Bạn cần phát hiện ra các dấu hiệu chó bị đau mắt đỏ càng sớm càng tốt. Và đem chúng đến cơ sở y tế gần nhà để được thăm khám kĩ càng.
Cách điều trị chó bị đau mắt đỏ không mở được
Đầu tiên bạn phải năm được nguyên nhân chó bị đau mắt đỏ không mở lên được. Từ đó sẽ có phương án điều trị phù hợp nhất. Vì mỗi bé sẽ có xuất phát bệnh không giống nhau. Nếu không quá rành bạn hãy đưa cún đến bác sĩ thú y để được thăm khám kĩ càng hơn nhé.
Do lông mi mọc ngược
Hiện tương quặm lông mi chó khá phổ biển. Bạn có thể dùng kéo để cắt phần lông mi thừa đi. Sau đó tiến hành nhỏ nước mắt chuyên dụng để giảm cơn đau cho bé.
Nhưng nếu bệnh quặm lông mi có phần mí bị nghiêng quá sâu vào trong. Người nuôi thú cưng cần phải đưa cún đến bệnh viện để phẫu thuật.
Vì vốn là căn bệnh di truyền nên khi mua chó cưng. Sen nên chọn các cơ sở uy tín, kiểm tra kĩ càng mắt cún trước khi mang về nhà nhé.
Khi chó bị đau mắt không mở lên được bạn cũng không nên dùng tay cố mở. Mà hãy vệ sinh sạch sẽ lớp ghèn bị đóng dày bên dưới. Hạn chế để cún tránh xa khói bụi bẩn.
Chó bị đau mắt đỏ do bệnh
Các bệnh về mắt thường chiếm tỉ lệ rất cao. Cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến chó bị đau mắt đỏ, chảy ghèn, nước mắt. Đặc trưng của các bệnh này là cần có sự chẩn đoán, điều trị bởi bác sĩ thú y.
Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt cơn đau cho cún bằng cách vệ sinh mắt boss thường xuyên. Sử dụng axit boric 2% hoặc nước muối sinh lý 0.9% lau quanh mắt, vùng mặt của chó.
Lông mi cũng cần được cắt đi cho gọn gàng, tránh vướng víu vào mắt. Từ đó làm cho bệnh trở nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.
Xem thêm >> Mèo bị đau mắt nhỏ thuốc gì?
Thú cưng bị khô giác mạc
Hiện tượng không giác mạc khiến mắt bị sưng đỏ, đau nhức không chỉ ở người mà còn xuất hiện ở chó cưng. Khi đó bạn cần dưỡng ẩm cho mắt cún bằng các loại dung dịch nước mắt nhân tạo chuyên dụng.
Không nên để bụi bẩn rơi vào mắt. Vì cơ bản mắt chó đang bị khô nên sẽ không có chất dịch điều tiết đẩy bụi ra khỏi. Làm cho bụi tích tụ, làm ổ gây nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo một số loại dung dịch như sau:
- Tacrolimus: giúp giảm viêm, hỗ trợ điều trị khô mắt ở thú cưng.
- Methylcellulose: giúp giữ ẩm, giảm hiện tượng mắt bị khô ở chó cực kì tốt.
- Cyclosporine: giúp hỗ trợ quá trình phục hồi các tuyến lệ, giảm mức khô mắt hiệu quả.
- Hyaluronic acid: bảo vệ, dưỡng ẩm, tăng cường khả năng tự bảo vệ của bề mặt mắt, giảm ngứa ngáy, khó chịu.
Lưu ý: chúng tôi khuyến khích bạn ghé phòng khám thú y để mua sản phẩm. Từ đó có thể nhận được sự tư vấn về chủng loại, liều lượng nên dùng cho boss. Nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho thú cưng của mình.
Một số lưu ý khi chó bị đau mắt đỏ, chảy ghèn
Thông thường các bệnh về mắt chúng tôi khuyến khích bạn nên có sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ thú y. Vì một khi chó bị đau mắt đỏ, chảy ghèn nước mắt liên tục. Mà chữa trị tại nhà không có dấu hiệu thuyên giảm.
Thì có thể cún đang mắc các bệnh liên quan đến mắt nguy hiểm. Nếu việc tự điều trị kéo dài có thể làm cho tình trạng nặng hơn. Thậm chí dẫn đến giảm thị giác, mù lòa.
Chính vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt cần được bác sĩ chấp thuận. Bạn cũng nên mua các loại thuốc nhỏ chuyên dụng chó thú cưng. Không nên dùng các sản phẩm cho người để thay thế nhé.
Đối với các bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Cũng sẽ có các dấu hiệu ngứa, đỏ, đau mắt. Nên chỉ cần có các dấu hiệu bất thường sen nên đưa boss đi khám kĩ càng.
Bệnh thường phổ biến ở mọi giống chó. Nhiều nhất khi chó bước vào độ tuổi 2 – 5 năm tuổi. Và khi còn nhỏ thì mức độ chuyển bệnh càng nhanh, khó kiểm soát hơn.
Tại sao chó bị đau mắt đỏ thường gãi nhiều
Việc chó tự gãi khi bị đau mắt đỏ khá phổ biến. Tương tự như khi chúng ta bị đau ngứa mắt cơ thể sẽ có phản xạ là dụi mắt. Nhưng trong trường hợp bệnh nhẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Nhưng với các trường hợp nặng việc này gây tổn thương thêm cho mắt. Nên sau khi phẫu thuật, chữa trị bạn có thể bổ sung thêm vòng cổ chống liếm. Nhằm hạn chế việc chó gãi quá nhiều vào mắt.
Thông thường sau phẫu thuật phải ít nhất 3 – 5 tuần thì giác mạc mới lành 100%. Nên trong giai đoạn này bạn cần giữ chó cưng ở nhà, đeo vòng cổ liên tục.
Hạn chế người thân đi qua khu vực chó cưng dưỡng bệnh. Cũng như không cho chúng tiếp xúc với các bé thú cưng khác. Sen nên dành nhiều thời gian cho boss hơn.
Để đẩy nhanh quá trình hồi phục, giữ cho tâm trạng cún ổn định. Việc vệ sinh mắt hằng ngày là điều bắt buộc. Sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao cần có sự tư vấn từ bác sĩ thú y.
Phòng chống chó bị đau mắt đỏ chảy ghèn, nước mắt
Dù bất cứ bệnh gì thì việc phòng chống cực kì quan trọng. Việc chó bị đau mắt đỏ chảy ghèn, nước mắt có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của boss. Nên bạn cần có chế độ chăm sóc khoa học cho chúng.
Thường xuyên vệ sinh mắt chó bằng nước muối sinh lý ít nhất 1 – 2 lần / tuần. Để tránh lông mi quá dài và mọc ngược vào trong. Sen nên cắt tỉa lông mi boss gọn gàng khi chúng mọc quá dài.
Khu vực vui chơi của thú cưng cần loại bỏ các vật sắc nhọn, dung dịch hóa chất. Khi ra ngoài nên giữ khoảng cách với các bé giống chó to, hung dữ. Tốt nhất bạn nên trang bị rọ mõm, dây xích để kiểm soát boss dễ dàng.
Định kì dẫn chó cưng đến bác sĩ để kiểm tra các vấn đề về mắt mũi họng. Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu mắt chó bị sưng đỏ. Từ đó việc điều trị dứt điểm cũng dễ dàng hơn.
Đặc biệt, chế độ ăn uống ngủ nghỉ của chó cần khoa học. Vì nếu cơ thể suy nhược có thể dễ mắc các bệnh liên quan đến mắt. Hạn chế tối đa các thực phẩm nên nếm. Bổ sung nước sạch mỗi ngày cho cún.
Việc vệ sinh sạch sẽ khu vực sống, sinh hoạt 3 – 4 lần / tuần. Sẽ giúp hạn chế các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Điều này còn giúp cho môi trường sống của gia đình bạn được trong lành hơn.
Tổng kết
Bạn đã biết được tại sao chó bị đau mắt đỏ không mở được kèm chảy ghèn, nước mắt chưa. Việc xử lý, chăm sóc vết thương ở mắt cún cực kì quan trọng. Như con người chúng ta thì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Nên nếu không là chuyên gia bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y nhé.
Xem thêm bài viết liên quan: