Chó bị động kinh là một dạng bệnh liên quan đến thần kinh, biểu hiện bởi những cơn co giật. Mặc dù là chứng bệnh không thật sự quá phổ biển nhưng tỉ lệ chữa khỏi cực kì thấp. Chính vì vậy, sen không thể xem thường được đâu nhé. Hãy cùng Chợ Phụ Kiện Pet tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết sau đây.

Chó bị động kinh là gì, có nguy hiểm không?

Về cơ bản thì chó bị động kinh có nguyên nhân bởi nhiều yếu tố bệnh lý cấu thành. Nên thường đây không được xem là một căn bệnh, mà chỉ coi là một dạng triệu chứng.

Lý do chính là các nơ ron thần kinh bị xung kích điện sai quy tắc. Làm cơ thể chó không kiểm soát được hành vi. Dẫn đến chó bị các cơ co giật dữ dội, có thể kéo dài chỉ vài giây hoặc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.

Có rất nhiều yếu tố gây ra hiện tượng trên, chủ yếu là do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng như bị chấn thương, hạ đường huyết, xuất hiện khối u não,…

Và để biết được chó bị thần kinh có chưa được không? Thì bạn sẽ cần xác định nguyên nhân khởi phát. Từ đó sẽ đánh giác mức độ tổn thương, làm cho quá trình chữa trị tốt hơn.

chó bị động kinh

Nguyên nhân khiến chó bị động kinh

Theo một số nguyên cứu thì chó bị động kinh có xác suất xảy thấp, chỉ khoảng 0.5 – 2.5%. Và để trả lời chó bị thần kinh có chưa được không? Thì bạn sẽ cần tìm hiểu kĩ một sô nguyên nhân chính như sau:

  • Cuộc sống hiện đại làm con người sử dụng nhiều loại hóa chất hơn. Các hóa chất cũng là một phần nguyên nhấn gây cho chó bị các bệnh thần kinh. Tiêu biểu nhất là chất bromethalin (trong trong thuốc diệt chuột), pyrethrins, organophosphates,…
  • Những khối u, sán, tai biến ở não cũng dễ khiến thần kinh chó gặp vấn đề. Để có thể tìm ra các loại u, sán này sẽ phải đưa cún đến bệnh viện để chụp cắt, xét nghiệm kĩ càng.
  • Ngoài ra, có thể do thú cưng bị tụt canxi, thiếu Pyridoxin (Vitamin B6), thiếu nước hoặc rối loạn điện giải, thiếu máu. Nên việc bổ sung các chất này trong bữa ăn sẽ rất cần thiết.
  • Mặc khác, có thể do chấn thương sọ não bởi tai nạn giao thông, cắn nhau. Đặc biệt, trong giai đoạn cún mang thai sẽ rất nhạy cảm, thường chó bị động kinh sau sinh rất phổ biến.
  • Chức năng gan, nội tạng suy giảm ngoài khiến chó bị vàng da. Cũng sẽ là nguyên nhân gây một số bệnh thần kinh. Bởi vì các độc tố trong máu khi qua gan đã không được loại trừ triệt để.
  • Chó bị giảm đường huyết cũng có thể khiến chúng bị động kinh. Thông thường lượng đường trong cơ thể chó sẽ duy trì ở mức 70 miligam mỗi decilit (mg/dl). Nếu bị sụt giảm có thể làm giảm mức độ tập trung, sức đề kháng, làm chó bị co giật.

Biểu hiện nhận biết chó đang bị động kinh

Như ở trên đã phân tích thì chó bị động kinh sẽ có những cơn co giật không kiểm soát. Do một hoặc cả hai bên não bộ bị các tác động. Làm cho các chức năng điều khiến tứ chi, cơ thể của não bộ bị tạm ngưng, gián đoạn. Thông thường cơn co giật này sẽ kéo dài khoảng 5 phút, quãng cách không qua 24 giờ đồng hồ.

Độ tuổi chó bị động kinh thường rơi vào khoảng từ 1 – 6 tuổi là nhiều nhất. Dù là giống chó thuần chủng hoặc được lai tạo thì nguy cơ mắc sẽ là tương đương nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ bị bệnh thần kinh ở chó đức sẽ nhỉnh hơn đôi chút so với con cái.

Thời điểm các cơn co giật ở chó xảy ra nhiều vào ban đêm hoặc rạng sáng. Có thể diễn ra ngay cả lúc cún đang chơi đùa, ăn uống, ngủ nghỉ. Nên để phát hiện bệnh sớm sen cần quan sát các biểu hiện của boss thường xuyên. Từ đó giúp cho việc điều trị dễ dàng về sau hơn.

chó co giật

Chó bị động kinh gồm những loại nào?

Sen cần lưu ý một điều rằng chó bị động kinh có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Nhất là một số giống chó rất dễ bị di truyền các bệnh thần kinh gồm: Beagle, Keeshond, Tervuren, chó Golden vàng, Poodle, các giống chó săn, Springer Spaniel,… Thông thường động kinh ở chó sẽ chia làm 3 loại như sau:

  • Động kinh cục bộ: thường xảy ra ở một bên não bộ. Do các tế bào dây thần kinh bị kích thích bởi một nguyên nhân nào đó.
  • Động kinh toàn phần: xảy ra ở cả hai bên não của cún. Cực kì nguy hiểm vì có thể khiến chó co giật tứ chi, rơi vào trạng thái mất ý thức,…
  • Động kinh thứ phát: hay còn gọi là động kinh liên tục kéo dài. Đây là trường hợp chó bị động kinh nặng nhất. Những cơn co giật liên túc, thân nhiệt tăng cao dễ khiến chó tử vong.

Chó bị động (thần) kinh có chưa được không?

Giữ ổn định cho chó bị động kinh

Khi những cơn cho giật hành hạ chú chó bị động kinh. Bạn sẽ cần giữ bình tĩnh cho chúng bằng cách dùng tay đỡ nhẹ đầu. Hoặc sử dụng gối để chó nằm nghiêng một bên. Rất cần để cún ở nơi bằng phẳng, tránh xa các vị trí gây nguy hiểm như: cầu thang bộ, nhà bếp,…

Những vật dụng có thể gây tổn thương cần được dọn dẹp đi như: dao, kéo, vật sắt nhọn,… Nếu cún đang ở ngoài đất thì hãy di chuyển vào trong bằng tấm vải to. Lúc này nên có sự trợ giúp từ người thân để đảm bảo toàn cho chính bạn. Sen cũng sẽ phần giữ bình tĩnh trước những cơn co giật của chó nữa nhé.

Dân gian thường truyền tai nhau việc “lưới chó bị rơi” khi xảy ra động kinh, co giật. Làm tắt đường thở, gây nguy hiểm cho boss. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng và phản khoa học nhé. Vì cấu trúc lưỡi ở chó không thể gây nghẹn, khó thở chó chúng được.

Tuy nhiên, bạn cũng sẽ cần chú ý, không nên để tay gần miệng. Nhất là những bé chó hay cắn tay chủ sẽ dễ không kiểm soát được miệng mình khi thần kinh không ổn định. Lúc này bạn tuyệt đối không được cho cún uống nước, thức ăn hoặc bất cứ thứ gì vào miệng chúng.

động kinh ở chó

Nên đưa đến bác sĩ sớm

Vậy liệu chó bị thần kinh có chưa được không? Câu trả lời là hoàn toàn được nhé. Nếu chó bị động kinh xuất phát do việc hạ đường huyết hoặc một số nguyên nhân nhẹ khác. Thì khi đưa đến bác sĩ sẽ được chữa hoàn toàn.

Nếu sau 5 – 10 phút mà những cơn co giật ở chó chưa hết. Hãy đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất để được khám. Khi di chuyển hãy hết sức cẩn thận tránh bị cún cắn vào tay, chân, mặt,…

Chúng tôi khuyên bạn nên ghi nhớ hoặc tốt nhất là cầm ngay một cuốn sổ ghi chép. Đồng thời, ghi lại thời gian, hiện tượng cụ thể chó bị động kinh ra sao, bao lâu. Điều này sẽ giúp ích các bác sĩ kiểm tra tổng thể sơ bộ ban đầu.

Phương pháp chẩn đoán chó bị động kinh

Như chúng tôi đã nói ở phần đầu bài viết. Chó bị động kinh sẽ không được xem là bệnh. Mà đây là biểu hiện của các căn bệnh nguy hiểm gây tổn thương não bộ, có thể do di truyền hoặc tai nạn, bệnh nền,… Nên khi cún được đưa đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm cơ bản như sau:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra gan, nội tạng. Hoặc các xét nghiệm sinh hóa cần thiết khác.
  • Chụp X quang để kiểm tra các chân thương vùng đầu.
  • Đo điện não để check các dấu hiệu xung bất thường.
  • Có thể lấy mẫu nước tiễu để xem xét tình trạng thận.
  • Và còn những xét nghiệm khác nếu chưa tìm ra nguyên nhân làm chó bị thần kinh, co giật.

Điều trị, chăm sóc chó bị thần kinh như thế nào?

Bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ khối u. Đồng thời, có thể sử dụng thuốc an thần dạng tiêm diazepam giúp kiểm soát cơn co giật cho chó bị động kinh. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần có sự kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng cho thú cưng.

Thông thường chó sẽ trải qua nhiều xét nghiệm mới cho ra kết quả. Nên bạn hãy để cún ở bệnh viện 2 – 3 ngày. Trong lúc này việc co giật, tăng thân nhiệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, hãy tự mình hoặc nhờ người thân túc trực ở bên cún để an ủi, phòng ngừa hiệu quả nhé.

chó bị thần kinh

Phòng chống chó bị động kinh, co giật hiệu quả

Cơ bản thì chó bị động kinh do di truyền rất khó đễ chữa khỏi. Những cơn co giật sẽ hành hạ chó, nhất là độ tuổi từ 6 tháng trở đi. Nên khi mua cún bạn nên chọn các cơ sở bán thú cưng uy tín, chất lượng. Không nên tiếc tiền mà chọn các bé không đầy đủ giấy tờ gia phả.

Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp cho chó phát triển toàn diện. Hạn chế các bệnh không chỉ về thần kinh mà nhiều loại bệnh nguy hiểm khác. Có thể cho chó ăn thịt sống để tăng độ ngon miệng, giảm stress,… Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên nấu chín, hạn chế nêm nếm gia vị.

Ngoài ra, khu vực chuồng trại cần được vệ sinh định kì ít nhất 1 tuần / lần. Nước sạch thì không thể thiếu hằng ngày, nếu bận rộn sen có thể sử dụng máy cho chó mèo ăn tự động. Nhưng nhớ bát ăn uống cần được rửa sạch thường xuyên. Để các loại vi khuẩn gây hại không thể trú ngụ.

Nếu nhà bạn sát quốc lộ, hãy sử dụng xích để cố định cún cưng. Tránh các tai nạn do xe gây ra cho boss. Vì những vụ tai nạn này dễ làm tổn thương não khiến chó bị động kinh, co giật về sau. Cũng như có thể làm cho chó bị gãy chân, di chứng thương tật vĩnh viễn.

Tổng kết

Nếu nguyên nhân khiến chó bị động kinh, co giật là do đường huyết, tổn thương nhẹ vùng đầu,… Thì có thể chữa khỏi dễ dàng bằng các phương pháp y khoa. Tuy nhiên, nếu do bẩm sinh, mắc khối u thì tỉ lệ chữa khỏi 100% không quá cao. Nên bạn hãy giữ cho cún một cuộc sống thật tốt cả về vật chất lẫn tinh thần nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *