Có phải bạn đang thắc mắc nguyên nhân khiến chó bị nấm vảy gầu và liệu bệnh này ở cún có lây không? Nếu chưa có câu trả lời thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết của Chợ Phụ Kiện Pet sau. Vì tất cả các kiến thức, thông tin cần thiết nhất đều sẽ nằm hết ở đây. Nào chúng ta hãy cùng bắt đầu bài viết ngay bên dưới nhé!

chó bị nấm vảy gầu

Dấu hiệu chó bị nấm vảy gầu

Đầu tiên cần nhấn mạnh rằng nấm vảy gàu ở chó không phải là căn bệnh phổ biến. Nhưng bệnh vẫn có thể tấn công bất cứ bé cún nào. Một số dấu hiệu chứng tỏ rằng chó bị nấm vảy gầu bao gồm:

– Vảy gàu ở da chó: khi bị bệnh thì trên da, lông cún xuất hiện các đốm màu trắng bạc. Chúng có hình dạng, màu sắc tương tự như gàu ở con người. Đây cũng là lý do bệnh được gọi là nấm vảy gầu.

– Gây ngứa: vùng bị nấm tấn công sẽ khiến boss cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Khi đó chó cưng sẽ liên tục gãi, cào vào khu vực này để giảm ngứa. Việc này có thể gây ra tình trạng lở loét da.

– Rụng lông: bệnh có thể gây ra tình trạng rụng lông từng mảng ở vị trí nấm. Tùy thuộc mức độ của bệnh và cách chúng ta chăm sóc mèo. Mà khu vực lông rụng có thể rộng hoặc chỉ là một đốm nhỏ.

– Nhiễm trùng: đối với những bé cún có sẵn các bệnh về da hoặc sức khỏe kém. Thì nấm còn có thể tấn công lên vùng da nhạy cảm này. Gây ra tình trạng sưng tấy, đỏ ửng hay thậm chí là nhiễm trùng.

Trong trường hợp bạn nghi ngờ chó bị nấm vảy gầu với các dấu hiệu chúng tôi cung cấp ở trên. Thì bạn nên nhanh chóng đưa cún đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám nhé.

Xem thêm >> Chó nhịn đói được bao lâu thì chết

Nguyên nhân chó bị nấm vảy gầu

Các nguyên nhân chính có thể khiến chó bị nấm vảy gầu thường liên quan đến yếu tố môi trường, vệ sinh. Hoặc do chế độ dinh dưỡng, chăm sóc mà ra. Ngoài ra, còn có một số lý do khác như sau:

– Lây nhiễm chéo: nấm vảy gàu ở chó có thể lây từ những cún không mắc bệnh sang những bé khỏe mạnh. Hoặc có thể lây từ những động khác như mèo, dơi và thậm chí là con người.

– Môi trường sống: nấm bệnh có xu hướng phát triển khi môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ấm. Nên vào mùa mưa tỉ lệ chó cưng mắc bệnh cũng như nguy cơ lây nhiễm cho nhau sẽ cao hơn.

– Yếu tố dinh dưỡng: nếu chó có một chế độ ăn thiếu cân đối. Thì dễ dẫn đến tình trạng thú cưng bị suy giảm sức đề kháng. Từ đó khiến cho nấm dễ dàng tấn công cơ thể chúng.

– Vệ sinh không đúng: nếu chó không được vệ sinh, chải lông và tắm rửa thường xuyên. Thì sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh hình thành, gây hại đến sức khỏe của boss.

Hệ miễn dịch yếu: ngoài chế độ ăn thì gen cũng ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch của chó. Khi khả năng miễn dịch kém, thì nguy cơ chó mắc các bệnh về da, lông sẽ cao hơn.

Mặc dù chó bị nấm vảy gầu được xem là căn bệnh không phổ biến. Nhưng mức độ lây lan của bệnh cao và có thể ảnh hưởng đến cả con người. Nên bạn cần nắm rõ các nguyên nhân kể trên để giúp ích trong việc phòng bệnh nhé.

chó con bị nấm vảy gầu

Cách chữa trị chó bị nấm vảy gầu

Thông thường cách chữa trị cho chó bị nấm vảy gầu sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh ở cún. Đối với những trường hợp nhẹ bạn có thể áp dụng phương pháp tắm (có thể sử dụng sữa tắm chuyên dụng). Còn trong trường hợp bệnh nặng thì sen cần dùng đến các loại thuốc để chữa trị.

Tắm cho chó bị nấm vảy gầu

Cách chữa cho chó bị nấm vảy gầu bằng phương pháp tắm rất hay được áp dụng. Nhưng chỉ mang lại hiệu quả đối với nấm vảy gàu ở chó thể trạng nhẹ. Và cần kiên trì tắm định kì thì mới chữa hết bệnh được.

Thông thường thì bạn có thể tắm cho chó bằng các loại sữa tắm chuyên dụng. Đây là những dòng sữa tắm dành cho thú cưng đang chữa bệnh về da, lông. Bạn có thể tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ thú y để nắm rõ hơn.

Trong trường hợp bệnh chỉ mới xuất hiện. Thì bạn có thể tắm định kì cho chó bằng dụng dịch nước muối sát khuẩn. Hoặc cũng có thể pha muối hột với nước ấm theo tỉ lệ 1 : 3 để tắm cho boss.

Ngoài ra, người nuôi còn có thể sử dụng lá, vỏ của cây xà cừ. Sau đó dung sôi và pha loãng ra với nước để tắm cho chó. Nhưng nhớ không nên để cún uống nước này. Vì có thể làm chó bị ngộ độc và không tốt cho hệ tiêu hóa.

Một số loại lá bạn có thể tắm cho chó khác như lá đào, búp non lá bàng,… Đây là những loại lá dân gian vô cùng an toàn, dễ kiếm. Không gây ra tình trạng kích ứng da. Phù hợp cho chó có lớp da mỏng, dễ bị tổn thương.

Lưu ý rằng loài chó rất hay dùng miệng để liếm cơ thể. Nên sau khi chữa trị cho chó bị nấm vảy gầu bằng cách tắm. Bạn nên lau khô thật kĩ lông của boss. Để tránh chúng liếm phát và tránh nấm có nguy cơ phát triển thêm.

Thuốc trị nấm vảy gầu ở chó 

Để tránh tình trạng chó bị sốc thuốc khi tự ý mua và sử dụng thuốc thú y sai cách. Thì cách điều trị chó bị nấm vảy gầu bằng thuốc nên có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y nhé.

Đầu tiên, bạn nên cắt bớt vùng lông bị nấm tấn công. Để giúp cho thuốc bôi có thể ngấm sâu, mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời, có thể kiểm tra được mức độ nấm vảy gàu ở chó đang ở mức độ nào.

Đối với trường hợp bệnh ở mức trung bình. Người nuôi có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Betadine 10% để bôi trực tiếp vào vết thương. Với tần suất khuyên dùng là 2 – 3 lần / ngày.

Mặc khác, bạn có thể kết hợp với thuốc điều trị nấm dạng xịt Alkin FungikuR. Đây là dạng thuốc xịt giúp chống lở loét da cho chó khá tốt. Hạn chế xịt đối với vết thương nằm ở khu vực gần mắt, mũi, miệng.

Ngoài ra, để tránh chó liếm phải thuốc thì bạn nên sử dụng vòng cổ chống liếm. Nhưng sau khi thuốc đã ngấm xong thì nên tháo ra. Để tránh khiến cho chó cảm thấy khó chịu, không thoải mái.

Vì khi chó bị nấm vảy gầu thể nặng thì nguy cơ lây lan ở trong bầy rất cao. Nên bạn cần có các biện pháp cách ly phù hợp. Để kiểm soát tình hình, đảm bảo an toàn cho những bé cún khỏe mạnh.

Xem thêm >> Bụng chó kêu ọc ọc là bệnh gì

Nấm vảy gàu ở chó có lây không

Việc nấm vảy gàu ở chó có lây không thì câu trả lời là có nhé. Bệnh có thể lây dễ dàng từ chó bị nấm vảy gầu sang những bé khỏe mạnh. Đặc biệt là những chú chó có cơ địa kém, hay mắc các bệnh về da, lông.

Mặc khác, nấm còn có thể tồn tại trong môi trường sống vài ngày liên tục. Nên việc môi trường sống không được vệ sinh thường xuyên. Cũng có thể dẫn đến nguy cơ nấm lây truyền sang cơ thể cún.

Nên người nuôi cần định kì quét dọn khu vực thú cưng thường xuyên qua lại. Gối, đệm bên trong lồng cún cần được rửa sạch 1 – 2 tuần / lần. Việc này sẽ giúp giảm tình trạng nấm hại trú ẩn.

Lưu ý rằng bệnh còn có thể lây lan sang cả con người. Nên khi chăm sóc chó cưng bạn cần đeo găng tay, khẩu trang y tế. Và sau khi chăm sóc xong cần rửa sạch tay với xà phòng sát khuẩn.

Ngoài ra, nấm có thể tồn tại trên lông của các động vật hoang dã bên ngoài. Nên khi dẫn chó ra ngoài dạo mát. Bạn cần trang bị dây xích và hạn chế boss tiếp xúc nhiều với các loài động vật hoang dã này.

Lời khuyên là ngoài quan tâm xem nấm vảy gàu ở chó có lây không. Thì bạn cũng nên có kế hoạch chăm sóc chó bị nấm vảy gầu hiệu quả. Để giúp cún khỏi bệnh và lấy lại thể trạng ban đầu nhé.

nấm vảy gàu ở chó

Cách chăm sóc chó bị nấm vảy gầu

Việc chăm sóc khi chó bị nấm vảy gầu cần lưu ý đặc biệt đến vệ sinh cá nhân và chế độ dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp nấm vảy gàu ở chó không lây lan ra ngoài. Đảm bảo an toàn cho chính bạn và người thân trong nhà.

Hãy thường xuyên tắm cho cún với các loại sữa tắm chuyên dụng đặc trị bệnh. Bạn nên làm sạch lông, da xung quanh vết thương do nấm gây ra. Và nhớ lau không để tránh tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Trong giai đoạn chữa trị bệnh thì sen cần chải lông cho boss nhiều hơn thường lệ. Điều này sẽ giúp loại bỏ đi nấm ở trên bề mặt lông. Nhưng nhớ đeo găng tay để tránh nấm lây sang người.

Ngoài ra, người nuôi nên cung cấp một chế độ dinh dưỡng khoa học, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Để tăng cường sức đề kháng, giúp chó chống lại các tác nhân khiến bệnh trở nặng hơn.

Đồng thời, bạn cũng cần giữ cho môi trường sống của chó cưng được khô thoáng. Nên có khu vực riêng nhằm cách ly bé chó nhiễm bệnh. Để ngăn chặn tình trạng sự phát triển của nấm.

Hãy cố gắng theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh sau khi điều trị. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường. Chúng tỏ nấm đang không được kiểm soát. Hãy nhanh chóng đưa chó đến bệnh viện thú y để được thăm khám.

Việc chữa trị, chăm sóc cho chó bị nấm vảy gầu có thể mất rất nhiều thời gian. Nên đòi hỏi người nuôi cần kết sức kiên trì, nhẫn nại. Và luôn tuân thủ theo mọi hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Phòng chống nấm vảy gàu ở chó

Vì việc chó bị nấm vảy gầu có quá trình điều trị kéo dài. Và bệnh rất dễ tái đi tái lại gây ra nhiều phiền toái cho chính bạn. Nên hãy áp dụng một số cách giúp phòng chống nấm vảy gàu ở chó như sau:

– Chăm sóc da và lông: việc chó cưng được tắm rửa định kì. Sẽ giúp phòng chống được rất nhiều bệnh về da, lông. Việc này còn giúp phòng tránh tình trạng lấy nhiễm chéo khi bạn nuôi nhiều bé chó cùng lúc.

– Vệ sinh môi trường sống: nấm gầu thường phát triển trong điều kiện ấm ướt. Nên việc vệ sinh, quét dọn thường xuyên khu vực sống của chó. Hay giữ cho không gian sống luôn được khô thoáng là rất cần thiết.

– Tránh tiếp xúc với chó mắc bệnh: nếu nhận thấy bé cún trong nhà đã mắc bệnh. Thì sen cần cho boss một căn phòng riêng để điều trị bệnh. Nhằm tránh tình trạng nấm lây sang những thú cưng khỏe mạnh khác.

– Chăm sóc dinh dưỡng: vì nấm vảy gàu ở chó thường xảy ra với những bé có hệ miễn dịch kém. Nên bạn cần cung cấp cho boss một chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học. Để giúp tăng cường sức đề kháng cho chó cưng.

Cuối cùng, để phòng chống chó bị nấm vảy gầu thì yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý là sức khỏe và vệ sinh. Khi đảm bảo được hai yếu tố cơ bản này. Thì nấm sẽ được kiểm soát và tiêu diệt nhanh chóng trong vòng một nốt nhạc.

Xem thêm >> Chó bị lòi trĩ có chết không

Hiện tượng chó con bị nấm vảy gầu

Loài chó tương tự như khi con người còn nhỏ thì hệ miễn dịch của chúng ta khá yếu ớt. Nên hiện tượng chó con bị nấm vảy gầu có thể diễn ra khá dễ dàng. Và có thể gây ra những di chứng nguy hiểm về sau.

Nên trong giai đoạn chó còn nhỏ bạn nên có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Để giúp tăng cường sức đề kháng cho boss. Nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường sông.

Hãy cung cấp cho cún con một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Phù hợp với thể trạng, nhu cầu vận động của mỗi bé. Bạn nên dựa theo độ tuổi, cân nặng để lên thực đơn phù hợp nhất.

Ngoài ra, người nuôi cần định kì tắm cho chó bằng các loại sữa tắm dành riêng cho thú cưng. Tốt nhất bạn nên chọn các dòng sản phẩm dành cho chó nhỏ, lành tính và ít gây kích ứng cho da.

Nhất là trong những ngày thời tiết chuyển mùa, sang đông. Thì nguy cơ chó cưng mắc các bệnh về miễn dịch rất cao. Nên người nuôi cần giữ ấm, cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng hơn.

Mặc khác, việc vận động sẽ giúp ích cho hệ xương khớp của chó con. Điều này cũng giúp chúng được thư giãn, giảm stress. Từ đó hệ thống miễn dịch của cún cũng được tăng cường đáng kể.

Cuối cùng, khi nhận thấy chó con bị nấm vảy gầu thì bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra. Không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi, xịt lúc này. Vì cơ thể chó con cực kì nhạy cảm với hóa chất.

Tổng kết

Bạn đã nắm được nguyên nhân chó bị nấm vảy gầu hay nấm vảy gàu ở chó có lây không hay chưa nào. Mặc dù được nhận xét là căn bệnh hiếm gặp ở cún. Nhưng vì việc điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức. Nên người nuôi cần có các biện pháp giúp phòng chống bệnh thật hiệu quả nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *