Ở các nước nóng ẩm như Việt Nam thì chó bị sốc nhiệt hay shock nhiệt cực kì phổ biến. Đặc biệt là giai đoạn giữa hè và khu vực các tỉnh miền trung, nam bộ. Nơi mà mức nhiệt luôn di trì ở mức cao không chỉ vào hè. Nhưng liệu bạn đã biết được mức độ nghiêm trọng của việc này chưa. Hãy tham khảo ngày bài viết sau đây nhé.
Nội dung bài viết
- 1 Chó bị sốc (shock) nhiệt là gì?
- 2 Biểu hiệu giúp phát hiện chó bị sốc (shock) nhiệt
- 3 Nguyên nhân khiến chó bị sốc nhiệt
- 4 Cách chữa chó bị sốc nhiệt hiệu quả, nhanh chóng
- 5 Phòng chống chó bị sốc (shock) nhiệt
- 6 Những dòng chó nào dễ bị sốc nhiệt nhất
- 7 Không nên xem thường khi chó bị sốc nhiệt
- 8 Tổng kết
Chó bị sốc (shock) nhiệt là gì?
Chó bị sốc nhiệt là một hiện tượng mà cơ thể cún có những phản ứng lại với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Không chỉ thú cưng mà chính bản thân chúng ta vẫn có thể bị. Thông thường đây là một dạng phản ứng có không có điều kiện. Giúp cún có thể thích nghi với sự thay đổi này.
Nhưng nếu không được xử lý, chữa trị kịp thời. Nhất là những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Kèm theo đó là sức khỏe của thú cưng không tốt. Có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, biến chứng về sau. Hoặc trường hợp xấu có thể làm cho chó bị tử vong nhanh chóng.
Về cơ bản thì chó có cơ thể thuộc dạng tiếp thu tốt nhiệt độ từ môi trường. Nhưng việc chúng có qua ít sự lựa chọn tỏa nhiệt lại vô cùng hạn chế (thường thông qua việc mở miệng, thè lưỡi). Nên khi sống trông môi trường lạnh giá, mát mẻ sẽ phù hợp hơn. Chính vì vậy, chó dễ bị shock nhiệt khi sinh sống tại các vùng xích đạo như Việt Nam.
Biểu hiệu giúp phát hiện chó bị sốc (shock) nhiệt
Biển hiện ban đầu giúp sen phát hiện chó bị sốc nhiệt là bé thè lưỡi, thở hổn hển liên tục đi kèm với chảy nước dãi hai bên. Khoang miệng cún mở rộng hết cỡ, cảm giác vô cùng nặng nề so với thường lệ.
Việc thè lưỡi giúp chó tự giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. Nếu quan sát kĩ phần lưỡi, lợi dưới chân răng bạn sẽ dễ nhận thấy có màu tím tái, thiếu sức sống.
Chúng sẽ cố gắng kiếm chỗ mát nằm nghỉ, đôi khi đến nơi có thể ngã quỵ vì mệt mỏi. Biển hiện nặng là khi chó bị nôn mửa, tiêu chảy. Nặng nhất là cún rơi vào tình trạng hôn mê dễ gây tử vong nhanh chóng.
Một biểu hiện hiếm gặp hơn là chó bị sốc nhiệt chảy máu mũi đi kèm. Đây không chỉ là dấu hiệu cún bị cảm nắng thông thường đâu nhé.
Mà có thể là di chứng của rất nhiều bệnh đi kèm như: kí sinh trùng, tổn thưởng phổi,… Nên sau khi sơ cứu bạn cần đưa cún đến ngay trung tâm y thế thú y gần nhất.
Nguyên nhân khiến chó bị sốc nhiệt
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến chó bị sốc nhiệt là do sự thay đổi quá nhanh của nhiệt độ môi trường sống. Nghĩa là bạn đang cho thú cưng ở trong phòng mát, máy lạnh.
Nếu ngoài trời nhiệt độ đang cao trên 35°C mà dẫn cún ra ngoài liền. Có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bé không kịp thích ứng với sự thay đổi này.
Một nghiên nhân khác khiến chó shock nhiệt là sen để quên chúng trên oto. Theo một số nghiên cứu thì nhiệt độ trong oto vào những ngày nắng nóng không mở cửa sổ có thể lên đến 60 – 70°C. Một mức nhiệt ngay cả con người còn có thể bị chết huống gì đến thú cưng.
Thông thường tỉ lệ chó bị sốc nhiệt sẽ cao hơn ở các bé đang điều trị béo phì, tim mạch. Vì khi ở thể trạng này các mạch máu không được lưu thông tuần hoàn tốt nhất.
Nên khi nhiệt độ thay đổi sẽ khiến máu lưu thông chậm hơn, bệnh dễ trở nặng nhanh chóng. Hoặc với các bé chó già yếu thì việc bị shock nhiệt cũng rất phổ biến
Cách chữa chó bị sốc nhiệt hiệu quả, nhanh chóng
Đưa vào nơi thoáng mát
Việc đầu tiên khi nhận thấy các dấu hiệu chó bị sốc nhiệt. Bạn cần đưa cún vào nơi có bóng râm, thoáng mát, có quạt gió,…. Không nên đưa cún vào nơi nhiệt độ quá thấp vì có thể gây tình trạng xấu đi. Bước tiếp theo hãy có bé uống nước bằng những gụm nhỏ, tránh bị sặc.
Chuẩn bị một chiếc khăn ướt thấm nước mát. Lau sạch nhẹ toàn bộ cơ thể cún. Bạn có thể dùng bình xịt phun sương để “tưới” nhẹ vào người bé. Không nên cho toàn bộ cơ thể chó vào chậu nước. Vì khi đó nhiệt độ sẽ bị sốc lần hai, làm cho bệnh càng thêm trở nặng hơn.
Sau khi hạ nhiệt cần đưa đến bác sĩ
Nếu chó bị sốc nhiệt mà có thêm chảy máu mũi. Bạn cần dùng khăn lạnh, túi đá nhỏ để chườm lên mũi cún. Điều này làm cho các mạch máu ở mũi boss thu nhỏ, giảm bớt đi tình trạng chảy máu.
Nếu kèm với tiêu chảy thì sau khi hạ được thân nhiệt cần đưa bến bác sĩ để họ truyền nước. Vì biến chứng đầu tiên của tiêu chảy sẽ là mất nước rất nhanh và nguy hiểm
Bạn có thể kiểm tra thân nhiệt của chó cưng. Nếu nhiệt độ cơ thể vượt quá 40°C thì đây là dấu hiệu bệnh trở nặng, vô cùng nguy cấp.
Người nuôi cần đưa chó đến ngay tới cơ sở thú y gần nhất. Để các bác sĩ ở đây có thể chữa trị chó bị shock nhiệt kịp thời. Khi di chuyển bạn có thể quạt, tưới nước nhẹ giúp cún mát mẻ hơn.
Xem thêm >> Các triệu chứng khi chó bị sốc thuốc
Phòng chống chó bị sốc (shock) nhiệt
Vì khí hậu Việt Nam nóng ẩm, đặc biệt là các tỉnh miền trung trở vào. Nên vào mùa nắng nóng cao điểm để tránh chó bị sốc nhiệt. Bạn cần hạn chế tôi đa việc cho cún vui chạy nhảy quá sức ngoài trời. Dù thời tiết có đang nóng, hay mát cũng chỉ nên cho bé chơi đùa vừa sức.
Khi đi có thể mang thêm chai nước suối để chúng giải nhiệt sau những trò vận động mạnh. Nếu là dòng chó mới từ nước ngoài về thì hãy tập cho chúng quen dần với khí hậu ngoài trời ở nước ta trước. Bằng việc cho đi dạo nhẹ nhàng vào ban đêm tầm 7 – 8 giờ. Sau đó hãy tăng dần thời gian về chiều hơn những vẫn giữ mức nhiệt phù hợp.
Một các giúp tránh cho chó bị sốc nhiệt vào mùa hè nhất là những bé có lông rậm, dày. Đó là việc cho chúng đi cạo bớt đi lớp lông thừa. Vì những dòng cún từ xứ lạnh thường sở hữu chiếc lông siêu dày giúp cách nhiệt tốt. Nhưng khi về Việt Nam thì đám lông này lại gây nóng bức khó chịu vô cùng.
Cung cấp đủ nước cho chó hằng ngày vô cùng cần thiết. Vì nước sẽ chiếm hơn 50% khối lượng cơ thể cún trong suốt cuộc đời. Nên việc chó bị shock nhiệt phần lớn là do mất nước đầu tiên. Nếu bạn là người bận rộn thì các máy cho chó uống nước tự động sẽ giúp ích rất nhiều.
Xem thêm >> Xử lý mèo bị sốc nhiệt vào mùa hè
Những dòng chó nào dễ bị sốc nhiệt nhất
Dù là dòng cún nhập Châu Âu, Thái Lan hay trong nước. Để phòng chống việc chó bị sốc nhiệt khi vào hè. Bạn nên lựa những thời điểm “vàng” để dắt cún đi dạo, vui chơi. Đó là những buổi chiều mát, có gió nhẹ nhiệt độ chỉ loanh quanh 28°C trở lại. Hạn chế cho bé ra ngoài khi nhiệt độ cao, giữa trưa nóng.
Khu vực đệm cho chó cần được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, cao hơn so với nền nhà càng tốt. Tuyệt đối không nên để cún một mình ở trên xe với cửa đóng kín. Ngay cả trẻ em phụ huynh cũng cần để ý đến việc này thường xuyên.
Như ở trên đã phân tích thì các giống chó lông dày rất dễ bị shock nhiệt như: , dày như: chó Schnauzer, Poodle, Saint Bernard,…. Ngoài ra, việc lông quá dày vào những ngày nắng nóng, đông về thì cũng dễ bị rụng rất nhiều. Nên sen cần dẫn cún đi spa chăm chút, tỉa tót gọn gàng, loại bỏ đi đám lông thừa gây nhiều rắc rối này nhé.
Trường hợp chó bị ghẻ, lở thì bạn nên cạo sạch toàn bộ. Còn nếu chỉ để làm mát thì nên giữ lại lớp lông tơ bên trong, cạo bớt đi lớp bên ngoài. Vì đây là phần lông bảo vệ da cún tránh bị cháy nắng. Các dòng có mõm ngắn như chó Pug Dog cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng rất cao.
Không nên xem thường khi chó bị sốc nhiệt
Tương tự như con người, khi chó bị sốc nhiệt thì bạn cần xử lý nhanh chóng. Bằng mọi giá cần làm mát cơ thể cún để giúp thân nhiệt trở lại ổn định.
Đây là một loại bệnh bị người nuôi thú cưng xem thường. Nhưng rất dễ lây đi mạng sống của chó chỉ trong “vài nốt nhạc”. Vốn không được đánh giá cao về sức đề kháng so với chúng ta.
Nên bạn cần có một chút kinh nghiệm xử lý. Để có thể nhanh chóng phát hiện, hỗ trợ cún kịp thời. Những giây đầu tiên trước khi có ngã quỵ, nôn mửa, chảy máu mũi là rất cần thiết. Giúp cho quá trình hồi phục về sau trơn tru, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, di chứng sau khi điều trị cũng có thể rất nặng nề. Nên bạn cần cảnh giác khi thời tiết đang vào hè. Nên xem thử nhiệt độ phòng nơi chó đang ở so với bên ngoài như thế nào.
Để có thể cho bé ra ngoài tự do mà không lo lắng điều gì. Việc phòng chống chó bị shock nhiệt hay bất cứ bệnh gì luôn phải đặt lên hàng đầu.
Tổng kết
Việc chó bị sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng, ói bức nhất là vào mùa hè thì vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt những bé cún có vấn đề tim mạch, béo phì hay giá yếu. Nên giữ cho boss chơi đùa ở nơi mát mẻ, vận đông nhẹ nhàng. Kết hợp với việc cung cấp nước thường xuyên. Sẽ giúp chó cưng trải qua những ngày hè nghỉ ngơi bên bạn trọn vẹn nhất.
Xem thêm bài viết liên quan: