Bạn đang muốn tìm cách kiểm soát bé chó bị tăng động của nhà mình. Hãy thử tham khảo ngay bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet nhé. Chúng tôi sẽ cung cấp tất tần tật các nguyên nhân, cách xử lý trong trường hợp này. Nào hãy cùng bắt đầu ngay nội dung chính thôi!
Nội dung bài viết
Các nguyên nhân làm chó bị tăng động
Có khá nhiều nguyên nhân khiến chó bị tăng động mạnh. Có thể do chúng đang có độ tuổi tò mò, hiếu kì. Hoặc do môi trường sống đang có sự thay đổi. Và cũng có thể nguyên nhân đến từ các bệnh lý gây ra. Bạn cần nắm rõ các lý do này để lên phương án điều trị hiệu quả nhất.
Tâm lý, độ tuổi, môi trường
Thông thường ơ độ tuổi còn chó bị tăng động nhiều hơn khi trưởng thành. Ở độ tuổi này chúng thích khám phá thế giới xung quanh. Tìm hiểu các kĩ năng giao tiếp với con người. Rèn luyện để cơ bắp săn chắc khỏe mạnh.
Tương tự như con người, chó cũng có giai đoạn tuổi dậy thì. Trong giai đoạn này, chó có sự thay đổi hormone và có thể trở nên nhiều năng lượng hơn. Chúng có xu hướng tìm kiếm, xây dựng tính cách đập lập cho bản thân mình.
Nên các giai đoạn này bạn cần có cách huấn luyện cho nghe lời thật đúng. Để chúng lớn lên với tâm lý tốt, biết nghe lời hơn. Cũng như đem đến trải nghiệm cuộc sống thú vị nhất cho boss.
Ngoài ra, chó vốn dĩ là loài có năng lượng dồi dào và cần được tập luyện và vận động hàng ngày. Nếu chúng không giải phóng được năng lượng thừa có thể trở nên tăng động, hư hỏng và khó chịu.
Chó cũng rất cần hoạt động kích thích tinh thần để giữ cho tâm trạng của chúng cân bằng. Thiếu kích thích tinh thần có thể dẫn đến tình trạng chó bị stress, buồn chán,…
Một môi trường âm thanh, tiếng ồn quá lớn có thể ảnh hưởng đến sự thư giãn của chó. Môi trường ồn ào có thể làm chó bị tăng động và trở nên căng thẳng hơn.
Một môi trường không có cấu trúc và quy tắc rõ ràng có thể tạo ra sự bất ổn và bối rối cho chó. Chúng cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn từ người nuôi để hạn chế những hành vi sai trái của mình.
Bệnh làm chó bị tăng động
Nếu không phải tuổi tác, môi trường sống. Thì hiện tượng chó bị tăng độn có xuất phát từ một số bệnh lý về thần kinh, nội tiết tốt, hormone. Tiêu biểu nhất là các bệnh như sau:
– Bệnh lý hệ thần kinh: các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như bệnh tự kỷ, bệnh sa sút trí tuệ, chó bị động kinh. Có thể gây ra các hành vi tăng động, mất kiểm soát ở cún.
– Bệnh lý nội tiết: ngoài ra một số bệnh lý nội tiết như bệnh tuyến giáp quá hoạt động, bệnh tiểu đường. Hoặc hệ thống tuyến yên không hoạt động đúng cách. Cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống hormone và gây ra sự tăng động không bình thường ở boss.
– Bệnh lý tim mạch: một số bệnh lý tim mạch, như bệnh van tim bị dị dạng hoặc bệnh tăng huyết áp. Sẽ gây thiếu oxy trong máu, não bộ. Từ đó cũng tác động xấu đến hệ thần kinh, hành vi của chó cưng.
– Bệnh lý tiêu hóa: bạn cũng cần quan tâm đến các bệnh lý tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, dạ dày. Đây đều là các bệnh có thể khiến tâm trạng thú cưng không tốt.
– Các bệnh lý khác: nếu chó gặp phải các bệnh, chấn thương gây đau đớn, bồn chồn. Cũng sẽ là cho hành vi của boss trở nên tăng động, kích động bất thường hơn.
Cách xử lý khi chó bị tăng động
Đầu tiên, bạn hãy đảm bảo cho bé chó bị tăng động có đủ hoạt động thể chất và tinh thần hàng ngày. Việc đi dạo thường xuyên, chơi đùa cùng chó và cung cấp đồ chơi phù hợp. Sẽ giúp chúng tiêu thị bớt đi số năng lượng dư thừa trong cơ thể.
Bạn cũng nên đào tào các bài tập cơ bản như dạy chó bắt tay. Huấn luyện cún các khẩu lệnh cơ bản như “ngồi”, “nằm”, “đứng lại”, và “đến đây”. Điều này giúp chúng rèn luyện kĩ năng tập trung, lắng nghe. Từ đó sẽ kiểm soát tốt hơn hành vi của mình.
Ngoài ra, bạn cũng cần tạo ra môi trường yên tĩnh. Hạn chế tiếng ồn, ánh sáng mạnh khu vực chó nghỉ ngơi. Điều này giúp tránh những tình huống căng thẳng, gây kích động không đáng có lên tâm lý boss.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các kỹ thuật như thư giãn như massage, yoga hoặc kỹ thuật thở để áp dụng cho chó. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng và kích thích tinh thần của chó rất tốt đấy.
Đồng thời, người nuôi cần thiết lập một lịch trình hàng ngày hoạt động, ngủ nghỉ khoa học cho cún. Không nên để chó ngủ nhiều vào ban ngày, mà cần có thời gian ăn uống, chơi đùa, rèn luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
Bạn cũng cần tạo các mối tương tác xã hội với mọi người xung quanh. Nhất là bé chó con bị tăng động cất cần các sự tương tác này. Để chúng có thể phát triển các kỹ năng cần thiết. Giúp hòa nhập với cuộc sống cùng chủ, người trong nhà tốt hơn.
Tại sao chó con bị tăng động?
Như ở trên chúng tôi đã có phân tích thì chó con bị tăng động cao hơn so với khi chúng trưởng thành, về già. Điều này tương tự như con người chúng ta khi còn nhỏ vậy.
Rất thích khám phá môi trường sống mới. Cũng như lục lòi, nâng cao các kiến thức, kĩ năng cần thiết. Để xây dựng mối quan hệ tương tác với mọi người xung quanh.
Điều này cực kì quan trọng với chó con. Vì một bé cún khi lớn lên sẽ chịu ảnh hưởng tâm lý rất nhiều khi chúng còn nhỏ. Và chúng cũng sẽ xây dựng tính cách của mình từ giai đoạn này.
Nên bạn cần có kế hoạch huấn luyện, dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ, nghe lời hơn lúc còn nhỏ. Để dần dần các kĩ năng này trở thành bản năng của boss. Giúp chúng hòa nhập với cuộc sống về sau tốt nhất.
Nếu không quá trình trong việc dạy bảo chó cưng. Bạn hãy đưa chúng đến các trung tâm, trại huấn luyện chó chuyên nghiệp. Để các chuyên gia ở đây đào tạo thay bạn nhé.
Ngoài ra, sen có thể bổ sung thêm các món đồ chơi dạng gặm. Để hạn chế việc chó hay cắn phá đồ, chân bàn, ghế gỗ trong nhà. Và hãy thường xuyên dẫn boss ra ngoài để chúng cảm thấy thoải mái hơn.
Cuối cùng, việc chó con bị tăng động hơn bình thường là điều dễ hiểu. Nhưng bạn cũng cần quan sát các hành vi, dấu hiệu bất thường. Để có thể can thiệp trong những trường hợp cần thiết.
Những lưu ý khi chó bị tăng động
Hiện tương chó bị tăng động rất phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều giống, độ tuổi, giới tính khác nhau. Nên bạn không nên la rầy, đập đánh cún. Điều này sẽ khiến tâm lý chúng bị tổn thương nghiêm trọng.
Từ đó gây khó khăn hơn trong quá trình tương tác, giúp boss hòa nhập với cuộc sống. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các biện pháp khác để giúp chúng hiểu hành vi sai trái của mình.
Chẳng hạn như ngồi nói chuyện như 2 thằng đàn ông chẳng hạn. Và bạn phải nhớ dùng bánh thưởng cho chó để thưởng khi chúng đạt được 1 thành tựu đánh kể nào đó.
Khi chó bước vào độ tuổi từ 2 – 3 tháng tuổi sẽ là lúc nên dạy chúng học các kĩ năng cần thiết. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát hành vi khi lớn lên dễ dàng hơn.
Bạn cũng cần tạo môi trường ổn định, hạn chế nơi quá ồn. Vì tai chó có mức độ thính nhạy rất cao. Nên chúng thường không thích nơi có quá ồn ào, náo nhiệt.
Vào các ngày rảnh bạn cũng nên thường xuyên dẫn cún đi ra ngoài gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, người xung quanh. Đặc biệt là khi chúng còn nhỏ. Để tăng tính tương tác với con người nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu hành vi chó bị tăng động diễn ra bất thường. Hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu như chó bị co giật, nhe răng, khó chịu. Bạn hãy đưa chúng đến bác sĩ để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân kĩ càng nhé.
Tổng kết
Bạn đã nắm được nguyên nhân, cách xử lý khi chó bị tăng động hay chưa. Đây là hiện tương tương đối phổ biến ở các dòng cún cảnh. Nên bạn cần có kế hoạch để giúp cún kiểm soát các hành vi không mong muốn. Từ đó giúp chúng hòa nhập tốt hơn với cuộc sống cùng con người.
Xem thêm bài viết liên quan: