Có phải bạn đang lo lắng tình trạng chó đi không vững loạng choạng. Vậy thì bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet chắc chắn bạn không được bỏ qua đâu nhé. Vì các thông tin hữu ích và cần thiết đều có hết ở đây. Nào chúng ta cùng bắt đầu ngay nội dung chính thôi!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân chó đi không vững loạng choạng
Việc chó đi không vững loạng choạng có thể do chúng mắc các bệnh lý nào đó. Hoặc có thể xuất phát từ việc boss gặp phải những chấn thương. Việc nắm được nguyên nhân sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chữa trị. Mang lại các hiệu quả tích cực và giúp chó cưng nhanh chóng đi lại bình thường.
Chó đi không vững do bệnh lý
Các bệnh lý khiến chó đi không vững loạng choạng có thể nằm ở hệ xương khớp, tim,… Những cơ quan quan trọng trong việc giúp cún đi dứng dễ dàng. Bạn có thể tham khảo một số bệnh như sau:
– Chó bị liệt 2 chân sau: nguyên nhân gây liệt có thể do bệnh lý hoặc chấn thương gây ra. Việc bị liệt 2 chân sau sẽ khiến vật cưng đi lại khó khăn hơn.
– Bệnh viêm khớp: khi về già có dễ dàng mắc các bệnh về viêm khớp như viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) hoặc viêm khớp dạng thấp do viêm xoang (ankylosing spondylitis). Việc viêm khớp sẽ tác động lớn đến việc đi đứng bình thường ở chó.
– Bệnh đĩa đệm cột sống: bệnh này thường gây ra sưng hoặc thoát vị đĩa đệm. Tạo nên áp lực lên dây thần kinh và gây ra vấn đề về cân bằng và di chuyển.
– Bệnh cơ bắp: các bệnh cơ bắp như biến dạng cơ bắp (muscular dystrophy) có thể làm cho cơ bắp ở 4 chấn chó yếu đi. Và ảnh hưởng đến khả năng đi lại thông thường của chúng.
-Bệnh thần kinh: các vấn đề về hệ thần kinh như chó bị động kinh, tình trạng dị tật di thần kinh. Cũng sẽ tác động rất lớn đến sinh hoạt, vui chơi hằng ngày của chó cưng.
– Bệnh não và tủy sống: các vấn đề liên quan đến não hoặc tủy sống như viêm não, tủy sống bị tổn thương. Cũng có thể là nguyên nhân làm chó đi không vững loạng choạng.
Xem thêm >> Tại sao mèo đi loạng choạng
Chó đi loạng choạng do chấn thương
Khi xét về mặt chấn thương khiến chó đi không vững loạng choạng. Bạn sẽ cần kiểm tra xem khu vực chấn thương gây ra nằm ở đâu trên cơ thể cún. Nếu là vị trí não, cơ bắp thì nguy cơ gây tác động đến việc di chuyển của boss rất lớn.
– Chấn thương đầu và não: việc gặp chấn thương tác động lên vùng đầu và não. Sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các cơ quan giúp giữ cân bằng cho vật nuôi.
– Chấn thương cột sống: chấn thương lưng hoặc cột sống có thể gây ra việc tổn thương các đĩa đệm hoặc cơ bắp quanh cột sống. Và gây nên những căn bệnh khiến cún đi đứng khó khăn như phần trên chúng tôi đã phân tích.
– Chấn thương chân, xương và cơ: các vết thương ở chân, xương và cơ bắp. Có thể ảnh hưởng đến việc đi lại hằng ngày của chó. Nếu ở mức độ nghiêm trọng còn có thể khiến chúng bị liệt.
– Chấn thương mềm và bên ngoài: thông thường các dạng chấn thương này thường chỉ gây ra vết thân, rách, bầm tím. Và không ảnh hưởng quá lớn đến việc đi lại của cún.
– Tái phát chấn thương: nếu chó từng trải qua chấn thương trong quá khứ. Và không được điều trị hoặc hồi phục đầy đủ. Thì khi chấn thương tái phát có thể gây ra tình trạng chó đi không vững loạng choạng.
– Chấn thương vùng ngực và bụng: các chấn thương vùng ngực và bụng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hô hấp của chó. Nên cũng tác động xấu đến quá trình sinh hoạt của chúng.
Xử lý khi chó đi không vững loạng choạng
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra nguyên nhân khiến chó đi không vững loạng choạng. Nếu không nằm trong số trên thì hãy liên hệ bác sĩ thú y để được kiểm tra, tham khám trước. Nhất là tình trạng chó gần như mất khả năng di chuyển, cơ thể mệt mỏi, ủ rủ.
Trong một số trường hợp sẽ cần các xét nghiệm như siêu âm, chụp X – quang, xét nghiệm máu. Để có thể tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Khi đó việc xử lý, chữa trị mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
Nếu tình trạng xuất phát từ xương, khớp, cột sống. Thì có thể phải sử dụng đến thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu. Hoặc thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ cần đến can thiệp phẫu thuật.
Lúc này một số dạng thuốc giảm đau, giảm viêm sẽ được kê cho chó cưng. Còn tại nhà thì bạn cần có cách chăm sóc, vệ sinh, giữ an toàn cho boss mỗi khi di chuyển thật tốt.
Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp cho chó một chế độ dinh dưỡng khoa học. Có thể bổ sung thêm canxi, vitamin cho chó nhưng liều lượng cần có sự tư vấn từ bác sĩ thú y.
Mặc khác, các liệu pháp vật lý như đoạn massage, thủy liệu, và tập thể dục. Có thể giúp cải thiện cân bằng và khả năng di chuyển của chó. Đôi khi, chó có thể cần hỗ trợ từ các thiết bị như xe lăn chuyên dụng.
Lời khuyên là bạn nên theo dõi kĩ tình trạng chó đi không vững loạng choạng. Nếu có bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào hãy nhanh chóng đưa cún đến bệnh viện thú y gần nhất.
Phòng chống chó đi không vững loạng choạng
Thông thường tình trạng chó đi không vững loạng choạng chủ yếu xảy ra liên quan đến xương khớp của vật nuôi. Nên để phòng chống hiệu quả bệnh thì bạn nên cung cấp một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với từng giai đoạn của boss.
Ngoài ra, người nuôi hãy dành nhiều thời gian để chơi đùa, vận động cùng chó cưng. Mỗi tuần bạn nên dành ít nhất 2 – 4 giờ để có thể dẫn cún ra ngoài chạy bộ, dạo mát.
Điều này sẽ giúp cho hệ xương khớp của chúng được ổn định, phát triển. Bạn còn có thể cho chó phơi nắng để giúp tổng hợp vitamin D từ mặt trời. Điều này vô cùng có lợi cho sự phát triển, cứng cáp của xương.
Xung quanh khu vực chó nghỉ ngơi, vui chơi nên loại bỏ các vật dụng nguy hiểm. Hãy đảm bảo khu vực này không có nhiều tác nhân dễ làm chó bị stress như âm thanh, ánh sáng mạnh.
Sen cũng nên theo dõi sát các dấu hiệu bất thường trong việc đi lại của chó. Nếu có cần đưa cún đến bệnh viện thú y để được kiểm tra, thăm khám. Vì nếu để kéo dài có thể gây nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh về sau.
Nếu chó đi không vững loạng choạng, bạn có thể thực hiện các bài tập để giúp cải thiện việc di chuyển của boss. Bạn nên có tính kiên trì, nhẫn nại để giúp cún phục hồi nhanh chóng hơn.
Lưu ý khi chó đi không vững loạng choạng
Vì hiện tượng chó đi không vững loạng choạng tương đối nguy hiểm. Nhất là nếu chúng ta kéo dài vì có thể ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của cún. Nên bạn cần đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y để được kiểm tra, chẩn đoán sớm.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo môi trường sống của chó cưng được an toàn. Hạn chế cho chó tiếp xúc với các dung dịch, vật dung nguy hiểm. Trong giai đoạn nhạy cảm này bạn nên dành nhiều thời gian ở bên boss hơn nhé.
Nếu bạn nhận thấy chó bị thương, trầy xước. Hãy chăm sóc vết thương một cách cẩn thận, có thể dùng các dung dịch sát trùng để rửa vết thương này. Và hãy để chó nghỉ ngơi và tránh tạo áp lực lên vị trí bị tổn thương.
Bạn cũng cần đảm bảo chó có đủ thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để hỗ trợ quá trình phục hồi. Việc di chuyển, chạy nhảy lúc này cần được hạn chế tuyệt đối.
Nếu không chắc chắn về chấn thương này. Bạn cần đưa cún đi chụp X quang để kiểm tra xem liệu có gãy xương hay bất cứ chấn thương nào ở vùng nhạy cảm hay không.
Bạn có thể ghi chép lại bất kỳ triệu chứng hoặc biểu hiện bất thường nào. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ thú y trong quá trình chẩn đoán và điều trị về sau.
Tuyệt đối không nên tự ý điều trị chó đi không vững loạng choạng nếu không nắm rõ nguyên nhân. Việc sử dụng sai thuốc hay sai cách. Có thể làm cho tình trạng bệnh chuyển biến nặng và nguy hiểm hơn.
Tổng kết
Liệu bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về hiện tượng chó đi không vững loạng choạng liên tục hay chưa nào. Đây có thể là một dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Nên người nuôi cún tuyệt đối không được chủ quan, xem thường nhé. Nếu cần thiết hãy đưa boss đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám kĩ lưỡng hơn.
Xem thêm bài viết liên quan: