Bạn đang lo lắng không biết chó đi tiểu ra máu (đái ra máu) là bệnh gì và cách khác phục bệnh ở boss này như thế nào. Hãy thử ngay bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet để trả lời được câu hỏi này. Bạn cũng lưu ý đây sẽ là dấu hiệu cún đang mắc các bệnh nguy hiểm. Nên đừng xem thường các triệu chứng này nhé.
Nội dung bài viết
Chó đi tiểu đái ra máu là bệnh gì?
Chó đi tiểu ra máu hay đái ra máu thường không được xem là bệnh rõ ràng. Mà đây được hiểu ngầm là dấu hiệu chứng tỏ chó đang gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thông thường các bệnh này xuất phát tại tiết niệu, bàng quang, thận. Đây là các cơ quan thông với đường tiểu của chó. Nên khi mau lẫn trong phân hoặc nước tiểu thì bạn nên đặc biệt lưu tâm nhé.
Ngoài ra, ở một số bé mắc hội chứng máu khó đông cũng dễ dẫn đến hiện tượng trên. Hoặc khi chơi đùa, cắn nhau vô tình gây trầy xước, tổn hại các cơ quan nhạy cảm.
Từ đó khiến đường tiểu bị nhiễm trùng. Lâu dài không được chữa trị sẽ bị viêm nhiễm dẫn đến máu lẫn trong nước tiểu. Gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt của chó cưng.
Một số lý do không phổ biến khác như chó mắc bệnh gan, bị nhiễm độc từ thức ăn, hóa chất. Làm tổn thưởng, xuất huyết ở nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Theo một số nghiên cứu còn chỉ ra bệnh có thể do di truyền từ các thế hệ khác. Nên việc mua chó cảnh có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ sẽ giúp ích trong việc phòng chống bệnh rất nhiều.
Bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân kĩ hơn ở ngay nội dung bên dưới. Nhưng chó tiểu ra máu là dấu hiệu chứng tỏ chúng đang mắc các bệnh nặng về tiết niệu. Nên bạn hãy kiểm tra, xét nghiệm kĩ càng tại bệnh viện thú y để đảm bảo an toàn cho boss nhé.
Nguyên nhân chó đi tiểu đái ra máu
Có nhiều nguyên nhân khiến chó đi tiểu ra máu Tuy nhiên, đây là hiện tượng nguy hiểm đến sức khẻo của bé. Nên bạn cần đặc biệt lưu ý, một số lý do gồm:
- Viêm đường tiết niệu: đây được xem là nguyên nhân hàng đầu làm chó đái ra máu hoặc có màu sắc khác thường. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác như tiểu nhiều hơn bình thường, cảm giác bị đau vùng bụng dưới, đau khi tiểu tiện.
- Sỏi thận: sỏi thận có thể là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở chó. Khi phát hiện dấu hiệu chó bị sỏi bạn nên đưa bé đi khám. Để bác sĩ chụp X quang kiểm tra kích thước sỏi và lên phương án chữa trị phù hợp.
- Đau dạ dày: nước tiểu hoặc phân có lẫn máu là một trong các dấu hiệu chứng tỏ cún đang mắc bệnh loét dạ dày hoặc viêm dạ dày. Bệnh còn làm chó biếng ăn, nôn mửa, chậm lớn đôi khi kèm theo những cơn đau quằn quại ở bụng.
- Tắc đường tiết niệu: việc đường tiết niệu bị tắt có thể do sỏi quá to hoặc ung thư. Khiến cho luồng nước tiểu cần thoát ra ngoài bị tắt nghẽn.
- Các khối u: khi khối u (lành tính hoặc ác tính) nằm ở khu vực niệu đạo hoặc bàng quang. Cơ chế gây bệnh cũng tương tự như khi chó bị sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Vì hiện tượng chó tiểu ra máu thường liên quan đến các cơ quan ở đường tiết niệu. Nên việc đưa boss ra bác sĩ thú y để được xét nghiệm, thăm khám cực kì quan trọng.
Triệu chứng chó đi tiểu đái ra máu
Hiện tượng chó đi tiểu ra máu được giải thích là trong nước đái của thú chưng có chứa một lượng hồng cầu. Điều này khiến nước tiểu có màu đỏ. Mức độ đậm hay nhạt tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bé.
Ngoài ra, khi mắc bệnh thú cưng còn có nhiều triệu chứng khác như: đau vụng bụng, nôn mửa, đi phân ra máu,…. Đây là các dấu hiệu tương đối nguy hiểm ở chó mà người nuôi cần chú ý.
Việc cung cấp cho boss một chế độ ăn uống phù hợp với độ tuổi, thể trạng. Sẽ giúp ngăn ngừa được vô số các loại bệnh nguy hiểm. Bạn cũng nên hạn chế cho chó ăn đồ sống.
Thực phẩm nấu chín, không nêm nếm sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của thú cưng hơn. Nhất là với các bé có mức độ nhạy cảm cao. Thì rất dễ bị ứng với các loại hạt nêm, bột ngọt.
Có thể bạn quan tâm:
Cách khắc phục đi tiểu ra máu ở chó
Việc chó đái ra máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Có thể bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, đường tiêu hóa, sỏi niệu, ung thư và các vấn đề với gan hoặc thận
Vì vậy, để khắc phục đi tiểu ra máu ở chó, bạn nên đưa chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức. Để bác sĩ có thể chẩn đoán, xét nghiệm kĩ càng. Từ đó đánh giá thể trạng, mức độ của bệnh nhằm điều trị phù hợp nhất.
Ngoài việc đưa chó đi khám bác sĩ thú y. Bạn có thể làm những việc sau đây để hỗ trợ cho quá trình điều trị và phục hồi của chó ngay tại nhà như:
- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch hằng ngày. Nhất là trong giai đoạn nắng nóng chó thở gấp lè lưỡi và mất nước thường xuyên.
- Tránh cho bé tiếp xúc với những loại thức ăn, đồ uống chứa hóa chất độc hại. Đặc biệt là các khu vực miền quê chó rất hay nuốt phải thuốc trừ sâu.
- Hạn chế cho chó chơi đùa với những bé hung dữ, to lớn. Với các giống chó nhỏ bạn chỉ nên cho chúng vui chơi có chừng mực.
- Bạn cũng nên giữ chó sạch sẽ bằng cách tắm và chải lông thường xuyên. Điều này giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường ở da.
- Nếu chó bị táo bón, hãy thay đổi chế độ ăn uống của chó bằng cách bổ sung thêm chất xơ hoặc nước vào chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, nếu là người lần đầu nuôi thú cưng hoặc không có kinh nghiệm chăm sóc. Bạn hãy liên hệ bác sĩ, bạn bè, người thân để được tư vấn cụ thể.
Chăm sóc chó đái ra máu như thế nào?
Đầu tiên, bạn cần tìm ra nguyên nhấn khiến chó đi tiểu ra máu. Nếu không chắc chắn hãy đưa chúng để gặp bác sĩ thú y. Để họ làm các xét nghiệm, chụp X quang. Nhằm kiểm tra tổng quá khu vực tiết niệu, thận, bàng quang của boss.
Sau khi đã nắm được nguyên nhân chúng ta mới lên phương án điều trị. Với các trường hợp chó đái ra máu di sỏi thận to, ung thư. Thì đôi khi sẽ cần đến phẫu thuật để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Khi đó bạn sẽ cần chăm sóc boss ở chế độ đặc biệt hơn. Không gian sinh sống lúc này cần yên tĩnh, hạn chế nhiều người qua lại. Bạn nên cố định chó bằng dây xích nhằm tránh chúng chạy nhảy, chơi đùa quá mức.
Giai đoạn này sen cũng phải thường xuyên để ý đến boss. Nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật. Bổ sung thêm các món ăn nhẹ, nhuyễn giúp tiêu hóa tốt hơn. Cung cấp các thực phẩm giàu đạm, protein và khoáng chất.
Bạn cũng nên chia nhỏ bữa ăn thành 2 – 3 bữa / ngày. Các bát ăn uống, khu vực chuồng trại cần được dọn dẹp, vệ sinh mỗi ngày. Để các loại vi khuẩn, virut gây bệnh không thể sinh sôi gây hại.
Còn nếu chó tiểu ra máu chỉ ở mức bệnh nhẹ. Thì việc bổ sung nước sạch hằng ngày sẽ tốt cho hệ bài tiết của chó. Bạn cũng nên dẫn chúng đi dạo ít nhất 3 – 4 lần / tuần. Để giúp tránh hiện tượng chó bị stress, căng thẳng do nhốt ở nhà quá lâu.
Chế độ uống nước cho chó đi tiểu ra máu
Một chế độ uống đủ và đúng nước. Sẽ hạn chế việc chó đi tiểu ra máu rất nhiêu lần. Nhưng liệu bạn đã nắm được cách cho boss sử dụng nước sạch đúng cách chưa?
Vì đến 99% các nguyên nhân khiến chó đái ra máu do gặp vấn đề về thận, tiết niệu. Nên bổ sung nước sạch mỗi ngày là điều rất cần thiết không chỉ với chó cưng mà chính cả bản thân chúng ta.
Bạn nên lựa chọn bát uống có kích thước phù hợp với độ tuổi từng bé. Khu vực đặt nên tránh ánh nắng chíu vào. Hạn chế được nhiều người qua lại càng tốt.
Những ngày nắng nóng hoặc chó mới ốm dậy. Bạn có thể bổ sung thêm một số vitamin, khoáng tổng hợp trong nước. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng của chó.
Nhưng liều lượng sử dụng cần tuân thủ quy định của nhà sản xuất. Bạn cũng không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Vì có thể làm cho ruột chó bị cứng gây nên tình trạng tiêu chảy.
Người nuôi còn có thể bổ sung nước cho chó thông qua các loại đồ ăn mềm. Vừa giúp ích cho hệ tiêu hóa vừa có thể bổ sung lượng nước bị thiếu hụt mỗi ngày.
Ngoài ra, việc vận động mỗi ngày cũng rất cần thiết. Các hoạt động vui chơi sẽ giúp chó tiểu ra máu được vận động tốt hơn. Từ đó giảm thiểu đánh kể tình trạng bệnh.
Tổng kết
Bạn đã trả lời được câu hỏi chó đi tiểu ra máu là bệnh gì hay tìm ra được cách khác phụ đái ra máu ở chó an toàn chưa. Thường có nguyên nhân đến từ các bệnh liên quan đến tiết niệu, thận, bàng quang. Nếu không quá rành trong việc chăm sóc thú cưng. Bạn nên liên hệ bác sĩ thú y để được tư vấn cụ thể nhé.
Xem thêm bài viết liên quan: