Việc chó mèo không chịu uống nước rất phổ biến. Nếu bạn là người mới nuôi thú cưng hay không có nhiều kinh nghiệm để xử lý. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể chăm sóc thú cưng mình tốt hơn. Vì nước là thành phần không thể thiếu đối với boss cũng như chính bạn.
Sen cũng đừng quá lo lắng nếu chó mèo lười uống nước nhất là khi vào đông. Đây không phải là bệnh lý mà có rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ thói quen, môi trường sống của thú cưng. Nên việc xử lý cũng đơn giản, nhanh chóng mà rất hiệu quả, an toàn.
Nội dung bài viết
- 1 Tại sao chó mèo không chịu uống nước
- 2 Công dụng của nước đối với cơ thể thú cưng
- 3 Chó mèo không chịu uống nước phải làm sao?
- 4 Kiểm tra xem chó mèo có bị mất nước không
- 5 Đưa chó mèo đi khám nếu không chịu uống nước
- 6 Thay đổi khẩu vị cho chó mèo không chịu uống nước
- 7 Hậu quả khi chó mèo lười không chịu uống nước
- 8 Tổng kết
Tại sao chó mèo không chịu uống nước
Nguyên nhân đầu tiên khiến chó mèo không chịu uống nước ở bát có sẵn mà chỉ thích nghiên đầu, cúi người uống tại các vòi sen. Có thể một phần vì tính cách “chảnh chọe” của bé. Tuy nhiên, ở các vòi nước thì việc uống cũng sẽ có vẻ tương tự như suối ngoài thiên nhiên hơn. Nên sẽ không ảnh hưởng quá nhiều sen an tâm.
Nguyên nhân khác có thể do bạn đang đặt bát uống quá cao. Khiến thú cưng không thể với tới để sử dụng. Hoặc nơi uống nước quá ồn ào, nhiều người qua lại. Việc này rất phổ biến, nhất với những bé có tính nhút nhát. Nên bạn hãy kiểm tra ngay vị trí đặt chén nước ngay và luôn.
Nguồn nước bị ô nhiễm cũng sẽ khiến chó mèo lười uống hơn. Điều này còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của boss. Gây nên rất nhiều bệnh về tiêu hóa, đường ruột. Đôi khi nguồn nước đó còn được gia đình bạn sử dụng. Hãy đảm bảo nước thật sạch để thú cưng sử dụng nhé.
Có thể do kích thước chén nước không phù hợp. Bạn nên dựa vào kích thước chó mèo cưng mà chọn loại bát, chén nước thích hợp. Nếu qua to sẽ khiến chúng bị sợ không dám đến gần. Còn nếu qua nhỏ có thể sẽ không đủ uống cho các chú chó mèo lười nhát.
Công dụng của nước đối với cơ thể thú cưng
Liệu bạn có biết rằng nước là thành phần chiếm đến 60 – 70% cơ thể thú cưng. Nên khi chó mèo không chịu uống nước trong nhiều ngày sẽ không tốt. Một bé trưởng thành sẽ cần một lượng nước khá lớn. Công thức tính lượng nước cần cho một ngày của chó mèo trưởng thành như sau: cứ một kilogram trọng lượng cơ thể sẽ cần uống 20 – 40 ml nước.
Nước còn giúp giải nhiệt cho thú cưng trong những ngày nắng nóng. Tránh việc mèo chó bị sốc nhiệt do thay đổi môi trường nhất là lúc thời tiết vào hè. Vì chó mèo cơ bản là động vật hấp thụ nhiệt chứ không phải tỏa nhiệt. Nên cơ thể chúng cần một chế độ làm mát thật tốt.
Chó mèo có thể không chịu hoặc lười uống nước khi bị bệnh. Nhưng với các loại bệnh về tiêu chảy thì việc mất nước rất dễ xảy ra. Một số trường hợp còn có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp nước kịp thời. Khả năng nhịn uống nước của chó mèo chỉ duy trì được từ 3 – 4 ngày.
Nước là chất xúc tác giúp cơ thể chó mèo trao đổi chất tốt hơn. Đồng thời, hỗ trợ tiêu hóa, giúp bài tiết chất thải, chống lại nhiều bệnh tật. Đối với chó mèo vận động nhiều như: chó Border Collie, Golden, Jack Russell,… Thì việc cấp, bù nước sau các buổi tập luyện, vui chơi cực kì quan trọng.
Chó mèo không chịu uống nước phải làm sao?
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra các nguyên nhân liên chó mèo không chịu uống nước ở trên. Nếu vị trí đặt chén quá cao hãy điều chỉnh thấp xuống. Chọn vị trí gần chuồng trại mèo chó cưng hơn. Có thể đặt nhiều bát uống ở khắp nhà, nơi mà thú cưng thường nghỉ ngơi, vui chơi,….
Hãy cho chó mèo uống nước thật tinh khiến. Vì khẩu vị của thú cưng cũng rất nhạy bén. Nên một nguồn nước sạch, thơm ngon sẽ giúp chúng dễ uống hơn. Có thể sử dụng các máy cho mèo uống nước tự động khi bạn đi vắng. Sen cũng nên thay nước mới mỗi ngày nữa nhé.
Bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bát uống, chuồng trại, nơi boss thường sinh hoạt. Sen có thể bổ sung một ít cỏ catnip để thu hút mèo cưng hơn. Bạn có thể nghiền nhỏ cỏ, rắc xung quanh và một ít vào nước. Tuy nhiên, với chó sẽ không có tác dụng khi sử dụng cỏ catnip đâu nhé.
Ngoài ra, việc bổ sung nước thông qua các thực phẩm đồ ăn mềm, giàu dinh dưỡng như: súp thưởng, nước hầm gà, nước cá luộc trộn cơm,… Đây là các loại đồ ăn dễ nhai, giàu nước mà thú cưng rất thích. Nến sẽ giúp rất nhiều cho chó mèo lười uống nước.
Kiểm tra xem chó mèo có bị mất nước không
Nếu sen quá bận rộn để biết được chó mèo có chịu uống nước hay không? Và đang lo lắng cho tình trạng cơ thể của thú cưng nhà mình sau quãng thời gian đi công tác, du lịch. Bạn có thể kiểm tra mức độ mất nước của chó mèo bằng một số cách đơn giản, hiệu quả như sau:
– Dùng ngón tay ấn nhẹ vào phần da ở dưới dụng hoặc kéo phần da ở sau gáy chó mèo. Nếu có độ đàn hồi khi buông ta ra thì chứng tỏ chó mèo không hề bị mất nước.
– Kiểm tra trực tiếp chậu cát cho mèo. Dùng xẻng chuyên dụng để đào bới lớp cát vón cục do nước tiểu chó mèo thải ra. Kiểm tra số lượng, độ to nhỏ của các cục này có như thường ngày hay không?
– Đối với dòng chó mèo có lông dài, rậm thì kiểm tra xem chúng có bị mất nước không khá dễ. Trừ vào mùa rụng lông thì khi thú cưng uống đủ nước. Da lông sẽ có độ mượt mà, óng ả chứ không hề thô ráp, dễ rụng.
Việc kiểm tra xem chó mèo có bị mất nước hay không rất quan trọng. Nhất là sau khi bạn chỉ cho bé uống thông qua các máy tự động khi ra ngoài nhiều ngày liền. Việc này đảm bảo an toàn cho các chú chó mèo lười uống nước khi không được chủ nhân chăm sóc.
Xem thêm >> Dịch vụ trông giữ chó mèo cho người bận rộn
Đưa chó mèo đi khám nếu không chịu uống nước
Nếu đã áp dụng các cách trên mà chó mèo vẫn không chịu uống nước. Bạn hãy mang thú cưng đến cơ sở thú y gần nhất. Để bác sĩ có thể thăm khám, xét nghiệm và đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả hơn. Nhất là với các bé chó mèo lười uống nước đã quá nhiều ngày.
Đặc biệt trong trường hợp chó mèo đang bị tiêu chảy mà không chịu uống nước. Khi đó rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể bé bị mất nước trầm trọng. Việc bạn có thể làm là đưa boss đế ngay trạm y tế thú y gần nhà. Để họ truyền nước nhằm tránh gây tử vong cho thú cưng.
Thay đổi khẩu vị cho chó mèo không chịu uống nước
Mặc dù chúng tôi luôn khuyến khích sen chế biến món ăn cho thú cưng không nên nêm nếm gia vị. Nhưng về cơ bản thì chó mèo không chịu uống nước có thể xuất phát từ việc nhàm chán đồ ăn, thức uống mà bạn cung cấp. Nên bạn có thể thay khẩu vị cho boss bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc đơn giản là để 1 viên đá lạnh vào bát nước cho bé.
Đối với thức ăn khô dạng hạt thường nước chỉ chiếm được 5 – 10% tổng khối lượng. Điều này cực kì không tốt cho các bé chó mèo lười uống nước. Bạn có thể bù lượng nước còn thiếu này thông qua một số đồ ăn dạng tươi mà boss yêu thích. Nhất là những bé già có răng miệng yếu thì thức ăn không sẽ rất khó nhai, tiêu hóa.
Việc thay đổi thời tiết khiến cho chó mèo không chỉ lười uống mà cả ăn uống. Thường vào mua lạnh thì chúng chỉ ru rú ở các đệm, giường ấm áp, ít hoạt động. Nên bạn cũng cần cảnh chỉnh lượng đồ ăn, thức uống phù hợp. Tuyệt đối không nên ép thú sẽ dễ khiến thú cưng bị stress.
Bài viết liên quan:
Hậu quả khi chó mèo lười không chịu uống nước
Như chúng tôi đã phân tích thì chó mèo có thể nhịn uống nước từ 3 – 4 ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng khi chó mèo không chịu uống nước qua ngày thứ 5 thì sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh. Miệng, lưỡi của boss sẽ dần khô đi khiến chó mèo lười biếng ăn uống hơn.
Từ đó sẽ bị sút kí mất kiểm soát, tác động lên cả quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng về sau. Hệ bài tiết cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Làm cho cơ thể bé trở nên kiệt quệ, mất sức sống. Gây rối loạn các chất điện giải và giảm đi quá trình trao đổi chất ở nhiều cơ quan trọng yếu.
Nhất là khi vào hè thì việc chó mèo không chịu uống nước sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt các giống thú cưng nhập từ Châu Âu khi qua tới Việt Nam sẽ chưa quen thời tiết nắng nóng ở xứ nhiệt đới. Nên việc lười uống nước sẽ khiến cho chó mèo dễ rơi vào tình trạng sock nhiệt.
Tổng kết
Việc chó mèo không chịu uống nước khá phổ biển và dễ điều trị. Bạn cần xem xét được nguyên nhân khiến cho chó mèo cưng lười uống nước trông thấy. Từ đó sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được cải thiện thì sen nên đưa boss đến bác sĩ thú y khám ngay nhé.
Xem thêm bài viết liên quan: