Khi chuột hamster cắn nhau chảy máu phải làm sao, cách để chúng không còn cắn nhau như thế nào. Hãy cùng với Chợ Phụ Kiện Pet tìm hiểu kĩ càng thông qua bài viết sau. Chắc chắn các thông tin cần thiết đều sẽ nằm hết ở đây. Nào chúng ta cùng bắt đầu nội dung chính bên dưới nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân chuột hamster cắn nhau chảy máu
Trước khi tìm hiểu chuột hamster cắn nhau chảy máu phải làm sao. Chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Từ đó sẽ lên phương án giải quyết phù hợp nhất. Một số lý do cơ bản gồm:
– Xung đột xã hội: về lý thuyết thì hamster là một loài động vật có tính chất xã hội. Nên giữa chúng có thể xảy ra các xung đội trong quá trình cạnh tranh thức ăn, lãnh thổ, quyền lãnh đạo.
Xung đột này dễ xảy ra khi bạn nuôi nhiều bé hamster chung một chuồng. Nếu kéo dài và không được giải quyết. Có thể dẫn đến hamster bị stress, căng thẳng khi phải sống chung với nhau.
– Thiếu đồ ăn, thức uống: việc nuôi nhiều bé hamster nhưng không cung cấp đủ đồ ăn, nước uống. Hay thậm chí là không gian chuồng trại, đồ chơi cũng không đủ. Rất dễ gây ra xung đột không đáng có trong bầy chuột cảnh.
– Giới tính: điều này liên quan chủ yếu đến việc hamster đực và cái xung đột trong mùa giao phối. Hoặc có thể xảy ra giữa các hamster đực khi chúng tranh giành cùng một bé chuột cái.
– Tính cách cá nhân: tương tự con người chúng ta thì mỗi bé hamster sẽ có tính cách riêng biệt. Nên việc chuột hamster có tính cách không hòa hợp mà sống chung với nhau. Thì việc chúng cắn nhau đến chảy máu rất dễ xảy ra.
Cuối cùng, từ những lý do cơ bản và phổ biến như trên. Chúng ta sẽ nắm được chuột hamster cắn nhau chảy máu phải làm sao. Mời bạn theo dõi tiếp nội dung bên dưới ngay sau đây nhé.
Xem thêm >> Dấu hiệu hamster bị tiêu chảy
Chuột hamster cắn nhau chảy máu phải làm sao?
Việc chuột hamster cắn nhau chảy máu phải làm sao sẽ tùy thuộc vào mức độ chấn thương của chúng. Tuy nhiên, khi nhận thấy hamster xung đột với nhau thì việc đầu tiên bạn cần làm là tách chúng ra riêng càng sớm càng tốt.
Sau đó hãy cẩn thận kiểm tra vết thương của mỗi bé. Và xác định vị trí, mức độ chảy máu nhiều hay ít. Nếu chỉ là vết trầy xước ngoài da, bạn có thể sử dụng bông gòn thấm một ít dung dịch sát khuẩn để làm sạch.
Tuy nhiên, nếu vết cắn chảy máu nhiều và vết thương nghiêm trọng. Thì lời khuyên là nên đưa chuột hamster đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám. Điều này sẽ tránh cho vết thương có thể nhiễm trùng về sau.
Ngoài ra, khi đưa chuột cảnh về nhà bạn vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh vết thương mỗi ngày. Có thể dùng băng dính y tế để che vết thương nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp tránh ruồi, kí sinh trùng đậu vào.
Và bạn nên theo dõi sát sao sức khỏe của hamster. Để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng. Cũng như không có bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào khác liên quan đến xương hay cơ quan quan trọng khác.
Vì đôi khi hành vi cắn nhay này ở boss tương đối nguy hiểm. Nên ngoài việc quan tâm xem chuột hamster cắn nhau chảy máu phải làm sao. Bạn nên có cách phòng chống hiện tượng này thật tốt nhé.
Liệu chuột hamster cắn nhau có sao không?
Thông thường chuột hamster cắn nhau có thể gây ra chảy máu hoặc chấn thương và gây hại đến sức khỏe của chúng. Các vết thương này có thể bị viêm nhiễm, gây đau đớn cho hamster.
Ngoài ra, việc cắn nhau còn khiến vật nuôi luôn trong trạng thái căng thẳng về mặt tinh thần. Mà loài chuột hamster có mức độ nhạy cảm rất cao. Nên nếu kéo dài có thể khiến chúng trầm cảm và chết.
Nên nếu nhận thấy có sự xung đột trong mối quan hệ của chuột. Bạn nên tách biệt chúng ra riêng để theo dõi. Cũng như kiểm tra sức khỏe của mỗi bé. Nếu có dấu hiệu nghiêm trọng nào hãy nhanh chóng đưa boss đến bác sĩ thú y ngay nhé.
Mặc khác, nếu bạn muốn nuôi chung hai bé hamster đã từng tranh giành, xung đột với nhau. Thì quá trình cho chúng làm quen cần có nhiều thời gian và sự kiễn nhẫn. Để đảm bảo an toàn cho cả hay và chính bản thân bạn.
Đồng thời, giám sát kĩ càng từng hành vi của mỗi bé hamster. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu chúng cắn nhau. Từ đó có thể đưa ra phương án xử lý tiếp theo.
Chính vì vậy, việc phải làm sao khi chuột hamster cắn nhau chảy máu cực kì quan trọng. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho từng cá thể chuột cảnh. Và tránh được các xung đột không đáng có có thể xảy ra trong tương lai.
Cách để chuột hamster không cắn nhau chảy máu
Để tránh đau đầu không biết phải làm sao chuột hamster cắn nhau chảy máu. Thì bạn nên có cách để tránh xảy ra hiện tượng này. Một số cách cơ bản sen có thể tham khảo như sau:
– Cung cấp đủ không gian: mỗi bé chuột cảnh cần có đủ không gian riêng để chúng chơi đùa hoặc xây dựng tổ cho riêng mình. Bạn không nên để quá nhiều phụ kiện trong chuồng để tránh cản trở không gian sinh hoạt của hamster.
– Lựa chọn lồng phù hợp: lời khuyên là bạn nên chọn lồng nuôi chuột hamster dạng lưới sắt tĩnh điện. Việc này sẽ giúp tạo độ thông thoáng gió tối đa. Nhưng khoảng cách giữa các nan nên đảm bảo để tránh vật nuôi lọt ra ngoài.
– Tách biệt giới tính: nếu bạn nuôi nhiều chuột hamster có cả đực và cái trong cùng một chuồng. Hãy tạo hàng rào để tách biệt chúng với nhau. Nhằm để ngăn chặn xung đột giữa các bé hamster vào mùa giao phối.
– Cần tách biệt khi cần thiết: nếu xảy ra xung đột do tính cách cá nhân của mỗi bé chuột. Hoặc bạn không muốn hamster sinh sản quả mức. Hãy biết cách tách riêng chúng trong trường hợp cần thiết.
– Cung cấp thức ăn và nước: Đảm bảo rằng mỗi chuột có đủ thức ăn và nước sạch. Sắp xếp các nơi để đặt thức ăn và nước sao cho tất cả chuột có thể dễ dàng truy cập mà không bị cản trở bởi nhau.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu tính cách của từng bé chuột cảnh. Vì đây là cách để chuột hamster không cắn nhau chảy máu hiệu quả. Nhất là với những bé quá năng động và khó tính.
Những lưu ý cơ bản khi nuôi chuột hamster
Khi bạn có cách nuôi chuột hamster chuẩn chỉnh, khoa học. Thì khi đó sẽ không cần quá bận tâm đến việc chuột hamster cắn nhau chảy máu phải làm sao. Vì khi nuôi đúng cách thì hamster sẽ có cuộc sống thoải mái, không tranh giành nhau thứ gì.
Đầu tiên, trước khi mua chuột cảnh về nuôi. Bạn nên xác định loài và giống mà bạn muốn nuôi. Một số dòng phổ biến ở hamster dễ nuôi bao gồm: Hamster Winter White, Hamster Bear, Robo, Campbell,…
Ngoài ra, như ở trên có phân tích thì bạn nên chọn lựa kích thước và thiết kế lồng nuôi phù hợp. Vị trí đặt lồng nên chọn khu vực thoáng mát, không có nhiều âm thanh ồn hay ánh sáng quá mạnh chiếu vào.
Việc cung cấp đủ đồ ăn cho hamster sẽ giúp chúng phát triển khỏe mạnh. Bạn đừng quên cung cấp đủ nước sạch cho chuột bằng một chiếc bát uống riêng nhé. Nhất là khi thời tiết đang vào mùa nắng nóng.
Chuột hamster còn là một loài rất năng động. Nên việc cung cấp các món đồ chơi như bánh xe chạy, ống chui, nhà gỗ. Sẽ giúp chúng giảm stress, tăng tuổi thọ đáng kể.
Hamster còn là loài có khả năng tự làm sạch bản thân. Nên bạn cần bổ sung và thay thế cát tắm cho hamster 3 – 4 ngày / lần. Để tránh những vi khuẩn có hại sinh sôi trong cát và tấn công bé chuột của bạn.
Cuối cùng bạn cũng nên tim hiểu cách để chuột hamster không cắn nhau chảy máu. Nhất là khi bạn có dự định nuôi 2 bé trở nên trên cùng một chuồng để đảm bảo an toàn cho chúng nhé.
Tổng kết
Bạn đã nắm rõ khi chuột hamster cắn nhau chảy máu phải làm sao hay chưa nào. Mặc dù vậy thì tốt nhất bạn nên có kế hoạch chăm sóc khoa học khi quyết định nuôi 2 bé chuột cảnh trở lên trong cùng một chuồng. Điều này sẽ giúp tránh các xung đột không đáng có. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, tinh thần của mỗi bé hamster.
Xem thêm bài viết liên quan: