Có phải bạn đang thắc mắc chuột hamster con mấy ngày mở mắt, cách chăm ra sao? Vậy thì bài viết của Chợ Phụ Kiện Pet sau chắc chắn bạn không nên bỏ qua. Vì hầu hết các thông tin, kiến thức hữu ích nhất đều sẽ nằm hết ở đây. Nào không vòng vo nữa, chúng ta hãy cùng bắt đầu nội dung chính bên dưới nhé.
Nội dung bài viết
Quá trình phát triển của chuột hamster con
Trước khi tìm hiểu xem chuột hamster con mấy ngày mở mắt. Bạn nên nắm rõ quá trình phát triển cơ bản của chuột cảnh. Vì tuổi thọ của chuột hamster rất ngắn. Nên quá trình phát triển của chúng không kéo dài. Bạn có thể tham khảo như sau:
– Giai đoạn sơ sinh: mắt của hamster sẽ ở ra sau khoảng 10 – 14 ngày. Và lông của chúng sẽ mọc trong khoảng 7 – 10 ngày. Và boss có thể bắt đầu dùng thức ăn cứng vào khoảng hơn 10 ngày tuổi.
Giai đoạn chuột cảnh sơ sinh rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố từ môi trường. Nên việc chăm sóc chúng đòi hỏi bạn phải có kĩ năng. Cũng như cung cấp đủ điều kiện cần thiết nhất.
– Tách khỏi mẹ: khi hamster đạt đến độ tuổi từ 3 – 4 tuần. Chúng sẽ dần tách khỏi chuột mẹ để đi khám phá thế giới. Đây là lúc bạn có thể cho bé ăn những loại thực phẩm chuyên dụng.
– Giai đoạn giữa: trong những tuần tiếp theo thì hamster sẽ tăng nhanh về kích thước, trọng lượng cơ thể. Chúng sẽ bắt đầu học cách tương tác với môi trường, với các bé chuột khác trong bầy.
– Trưởng thành: độ tuổi chuột hamster được xem là trưởng thành sẽ rơi vào khoảng 6 – 8 tuần tuổi. Đây là giai đoạn chuột bắt đầu cho việc tìm kiếm bạn đời, ghép đôi và sinh sản.
– Tuy nhiên, quá trình phát triển ở chuột hamster con này có thể khác nhau tùy thuộc từng giống cụ thể. Cũng như việc boss phát triển tốt hay không còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, điều kiện môi trường sống.
Xem thêm >> Nguyên nhân hamster bị tiêu chảy
Chuột hamster con mấy ngày mở mắt
Việc chuột hamster con mấy ngày mở mắt thường sẽ rơi vào khoảng 10 – 14 ngày sau khi chúng được sinh ra. Thời gian này có thể sớm hoặc trễ hơn tùy cơ địa của mỗi bé. Cũng như cách chúng được chăm sóc như thế nào.
Mặc khác, trong một số trường hợp thì hamster có thể mắc phải triệu chứng mở mắt sớm hơn dự kiến. Việc này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do gen, môi trường, điều kiện chăm sóc.
Nên nếu bạn lo lắng cho tình trạng mở mắt sớm này. Hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám. Tránh những hậu quả đáng tiếc như nhiễm trùng mắt hay một số bệnh liên quan khác,
Trong giai đoạn đầu đời, mắt của chuột hamster con thường được đóng kín. Nhằm mục đích bảo vệ mắt chúng khỏi các nhân gây hại như bụi, vi khuẩn. Cũng như các tác động từ ánh nắng mặt trời.
Khi lớp màn mắt của hamster được mở ra. Sẽ đánh dấu chúng bước vào giai đoạn phát triển mới. Nhằm giúp chuột có thể tự do khám phá môi trường xung quanh. Hay tương tác với hamster mẹ và anh chị.
Ngoài ra, việc mở mắt còn giúp cho hamster có thể bắt đầu các hoạt động cơ bản. Mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào mẹ của mình. Chẳng hạn như tìm kiếm thức ăn, chơi đùa, giải trí.
Mặc dù vậy, thông thường chuột hamster con mấy ngày mở mắt sẽ diễn ra tự nhiên. Bạn chỉ nên quan tâm xem cách chăm sóc boss trong giai đoạn này như thế nào. Hãy tìm hiểu bằng nội dung bên dưới để nắm rõ hơn nhé.
Cách chăm sóc chuột hamster con
Vì tương tự như tương tự con người chúng ta khi còn nhỏ. Chuột con cũng sẽ rất dễ bị tổn thương bởi nhiều tác động bên ngoài. Nên bạn hãy áp dụng một số cách chăm chuột hamster con như sau:
– Môi trường sống: việc có đủ không gian lồng rộng rãi sẽ giúp boss di chuyển, khám phá dễ dàng hơn. Bạn nên bổ sung một lớp mùn cưa, cát tắm cho hamster để chúng sử dụng khi cần thiết.
– Vị trí đặt lồng: loài hamster thường cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ từ 18 – 24ºC. Vị trí đặt chuồng nên chọn khu vực yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Nhằm giúp hamster mẹ và con nghỉ ngơi thoải mái.
– Thức ăn: người nuôi nên cung cấp cho hamster một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Giai đoạn sơ sinh thì chuột con sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Khi chúng lớn bạn có thể bổ sung vào thực đơn rau củ tươi, hạt.
– Vệ sinh: bạn nên định kì dọn đồ ăn thừa, phân hằng ngày cho hamster. Đối với mùn cưa thì lời khuyên là 1 – 2 tuần thay mới một lồng. Điều này sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn, virus gây bệnh có thể phát triển.
– Tương tác: cách chăm chuột hamster con bạn sẽ cần phải tương tác với chúng nhiều hơn. Việc này sẽ giúp cho boss trở nên thân thiện với con người hơn. Cũng như hạn chế các bệnh lý liên quan đến stress, căng thẳng.
Xem thêm >> Hamster có uống sữa vinamilk được không
Lưu ý trong cách chăm chuột hamster con
Để cho cách chăm chuột hamster con mang lại hiệu quả tối đa. Cũng như giúp đảm bảo an toàn cho boss lúc còn nhỏ. Bạn nên lưu ý đến một số điểm quan trọng như sau:
– Tạo môi trường sống an toàn: bạn nên đảm bảo lồng sắt không có nhiều lỗ nhỏ. Để tránh chuột con bị lọt hoặc mắc kẹt vào. Sen cũng nên tránh để các vật sắt nhọn ở khu vực gia đình hamster sinh sống.
– Kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng: hamster khi còn nhỏ tương đối nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng. Nên bên trong chuồng nuôi hãy đặt thêm nhiệt kế, bóng đèn điện. Để kiểm soát được nhiệt độ, nguồn sáng tốt hơn.
– Chế độ ăn khoa học: người nuôi nên có một chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chuột hamster. Nên hạn chế các thức ăn giàu đường và nhiều chất béo.
– Vận động, vui chơi: khi hamster lớn hơn một chút thì chúng sẽ cần chơi đùa nhiều. Khi đó bạn nên bổ sung vào lồng bánh xe chạy, cầu trượt. Để chuột có thể giải trí, chơi đùa thoải mái nhất.
– Kiểm tra sức khỏe định kì: bạn nên quan sát thường xuyên gia đình chuột hamster. Để có thể kiểm tra, phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Nhằm hỗ trợ chúng trong trường hợp cần thiết.
Vì việc chuột hamster con mấy ngày mở mắt hay cách chăm sóc boss trong giai đoạn nhạy cảm này rất quan trọng. Nên nếu bạn chưa nắm rõ, thì hãy tham khảo sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ thú y nhé.
Cách phòng chống bệnh cho chuột con
Khi còn nhỏ thì chuột hamster con rất dễ mắc phải các bệnh cơ bản. Nên lời khuyên là bạn cần có kế hoạch giúp phòng chống bệnh hiệu quả. Dưỡi đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo:
– Vệ sinh lồng: người nuôi cần dọn dẹp định kì mỗi ngày khu vực lồng, chuồng nuôi hamster. Điều này sẽ giúp ngăn chặn hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, mắt hay da ở hamster.
– Chọn thức ăn sạch sẽ: vì hệ tiêu hóa của chuột nói chung khá kém. Nên bạn cần mua thực phẩm ở siêu thị, cửa hàng thú cưng chuyên dụng. Và nên chọn hoa quả còn tươi, không bị dập nát, nấm mốc.
– Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm: các vi khuẩn, virus gây bệnh ở hamster thường phát triển nếu độ ẩm cao. Nên sen cần giữ cho chuồng nuôi chuột được thông thoáng. Nhiệt độ nên duy trì ở mức 18 – 24ºC là tốt nhất.
– Rửa tay trước, sau khi tiếp xúc: tay con người có thể là vật trung giai truyền bệnh cho thú cưng. Nên trước và sau khi chăm sóc chuột con, bạn nên vệ sinh tay kĩ lưỡng. Có thể dùng găng tay cao su y tế nếu cần thiết.
Đánh giá sức khỏe định kì: người nuôi cần theo dõi kĩ hành vi, tránh thái sức khỏe của chuột hamster con mỗi ngày. Để có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Nếu có hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để thăm khám nhé.
Tổng kết
Sau khi đọc xong bài viết bạn đã nắm được chuột hamster con mấy ngày mở mắt hay cách chăm sóc chúng như thế nào hay chưa. Vì giai đoạn sơ sinh, còn nhỏ là rất nhạy cảm với bất cứ động vật nào. Nên bạn sẽ cần lên kế hoạch nuôi dưỡng, bảo vệ. Để giúp bé hamster có thể lớn nhanh, khỏe mạnh nhất.
Xem thêm bài viết liên quan: