Nhận biết dấu hiệu chó bị stress sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn đã nắm được hết nguyên nhân, cách phát hiện điều trị khi chó bị căng thẳng chưa. Hãy thử ngay bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet. Chắc chắn sẽ mang lại những kiến thức bổ ích đấy.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến chó bị stress
Để nhận ra các dấu hiệu chó bị stress thì chủ nuôi cần hiểu được nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Phần lớn lý do là ở việc thay đổi môi trường sống đột ngột, ví dụ bạn chuyển đến nơi ở mới cún chưa thích nghi kịp. Ngoài ra, còn có một số lý do như sau:
– Có thể do chó bị mắc bệnh tật, khó khăn trọng việc di chuyển làm chúng trở nên căng thẳng hơn.
– Chó có thể bị stress sau sinh (cũng khá phổ biển). Tương tự như con người thì thú cưng rất dễ mất kiểm soát tâm lý sau quá trình sinh đẻ.
– Do tác động từ xấu từ tâm lý thất thường của chính chủ nhân.
– Khi nhà bạn mất đi người thân, nhất là người cún yêu quý cũng làm cho tâm sinh lý chúng thay đổi rõ rệt.
– Hoặc sau khi cạo lông chó cũng dễ bị tress hơn. Nguyên nhân là do chúng chưa quen sự thay đổi nhiều trên cơ thể mình. Cũng có thể xuất phát từ quá trình cạo lông làm rách da khiến cún hoảng sợ.
– Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi. Hoặc có thể do nhà bạn đang tổ chứ tiệc, có đông người lạ vào nhất là trẻ nhỏ.
– Khi về già các nội tiết tố cơ thể chó thay đổi dễ làm cho chó dễ bị căng thẳng hơn
Các dấu hiệu chó bị stress dễ thất nhất
Tính cách thay đổi, hưng dữ
Một buổi sáng đẹp trời thức dậy, bạn bỗng thấy cún cưng trở nên hung dữ hơn. Thì đây là dấu hiệu cho thấy chó đang bị stress, căng thẳng rồi đấy. Vì khi tâm lý có vấn đề sẽ tác động lên não. Làm cho chúng có hành vi dữ tơn hơn. Dù đứng đối diện là chủ nhân hay người lạ đi nữa.
Tuy nhiên, bạn sẽ phải căn cứ vào giống chó mình đang nuôi hay hoàn cảnh lúc đó. Vì đối với các dòng chó bảo vệ thì chúng sẽ tỏ ra hung dữ để bảo vệ chủ khỏi môi nguy hiểm. Hoặc một vài bé chó không được dạy, huấn luyện từ nhỏ. Nên sẽ tỏ ra gầm gừ, nhe răng khi bạn đến gần chúng.
Khi chó bị stress rất dễ tấn công các người lạ đến gần quấy rầy hay thú cưng khác. Nên trước khi mua cún bạn sẽ cần kiểm tra lịch tiêm chủng phòng bệnh dại kĩ lưỡng. Nếu tình trạng căng thẳng không được cải thiện hãy cho boss đi khám ở bác sĩ thú y gần nhất.
Bỏ ăn dấu hiệu chó bị stress
Chán ăn là dấu hiệu dễ nhận ra chó bị stress. Khi tâm trạng không tốt thì thường chó có hiện tượng bỏ ăn, nằm ủ rủ một góc. Ngay cả các món khoái khẩu chú ta cũng không thèm ngó lơ. Hoặc ngược lại chó đang căng thẳng có xu hướng ăn nhiều hơn thường ngày (tương tự như ở con người).
Nên việc kiểm soát chế độ ăn uống để nhận ra dấu hiệu chó bị stress rất quan trọng. Để tránh việc chó bị sụt cân hay béo phì do tâm lý thay đổi. Chúng ta cần một chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng. Để cún có thể phát triển khỏe mạnh kể cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thường xuyên ủ rũ, buồn bã
Với những bé chó có tính cách thân thiện, thích ngao du, làm quen với mọi người. Nhưng khi bỗng dưng chó ta trở nên lầm lì trốn một gốc thì có thể chó bị stress. Khi bị căng thẳng thú cung hay con người sẽ có xu hướng ở một mình. Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Đôi khi thời tiết chuyển mùa từ hè sang đông. Cũng có thể làm cho tâm lý của chó thay đổi. Điều này cũng dễ hiểu như chúng ta khi vào mùa lạnh sẽ thích nghe nhạc buồn, tâm trạng hơn là khi thời tiết mát mẻ. Bạn chỉ cần thường xuyên ở bên, an ủi cún hoặc dắt chúng ra ngoài dạo mát thì tâm trạng sẽ tốt hơn lên ngay thôi.
Xem thêm >> Khi mèo bị stress phải làm sao?
Chó bị stress trở nên lười biếng
Khi bị stress, căng thẳng chó không chỉ lười biếng ở vận động mà còn ở chế độ ăn uống. Tâm lý không tốt thường dẫn đến cơ thể chỉ tập trung vào não bộ, suy nghĩ nhiều hơn. Nên các hoạt động ở tứ chi thường bị bỏ qua. Nên về lâu dài stress sẽ không tốt đến sức khỏe của boss.
Dấu hiệu cơ thể chó bị stress
Không chỉ nhận biết qua dấu hiệu hoạt động mà cơ thể chó bị stress cũng sẽ có những thay đổi nhỏ. Điển hình là cún thường cụp tai laijm mắt chỉ mở 2/3 so với bình thường. Đây được xem là cơ chế “thu nhỏ cơ thể” để bảo vệ vật chủ khỏi các tác động lên tâm lý như nghe nhìn.
Khi bị căng thẳng thường xuyên chó cũng sẽ thích liếm lông ở chân, bụng,… Điều này giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn, tương như việc liếm lông ở loài mèo. Một số trường hợp cún còn sẽ bị rụng lông nhiều khi tâm trạng bị thay đổi. Bạn sẽ dễ nhận thấy khi vuốt ve, ôm ấp chúng.
Chó bị stress thì phải làm sao?
Khi nhận ra các dấu hiệu chứng tỏ rằng chó bị stress. Thì bạn sẽ phải dành nhiều thời gian ở bên thú cưng của mình hơn. Việc này giúp kiểm soát hành vi, tâm lý cho boss. Đồng thời, hãy dẫn chó cưng ra ngoài dạo mát, nhớ mang đầy rủ rọ mõm, dây xích nhé.
Vì nguyên nhân khiến chó bị stress nằm ở việc chúng bị bỏ rơi một mình quá lâu. Chính vì vậy, bạn sẽ phải tập thói quen sống tự lập khi không có chủ nhân. Điều này cũng quan trọng khi bạn nuôi chó ở chung cư. Vì khi ở một mình chưa quen chó có thói quen sủa, cào cửa làm ảnh hướng đến hàng xóm rất nhiều.
Trong giai đoạn này dù chó có tỏ ra khó chịu, không nghe lời. Chủ nhân cũng tuyệt đối không được la rầy, mắng mỏ boss. Mà thay vào đó hãy an ủi, vuốt ve, trò chuyện thâu đêm suốt sàng cùng với nhau. Bổ sung thêm bánh thưởng cho chó để giúp cung cấp thêm năng lượng.
Khi chó bị stress bạn hãy hạn chế cho chơi đùa với các thú cưng khác. Nhất là những bé mèo khó tính, bé chó quá năng động. Giai đoạn này cún cần sự trấn tĩnh, ở bên chủ nhân nhiều hơn. Hãy cung cấp đủ đệm thú cưng ấm áp khi vào đông. Và giữ cơ thể chó mát mẻ khi vào hè.
Cách phòng tránh chó bị stress hiệu quả
Việc quan tâm, săn sóc giúp hạn chế chó bị stress hay các vấn đề về tâm lý rất tốt. Chó cưng như một đứa trẻ lên 3 nên sẽ cần sen dành riêng cho chúng một khoảng thời gian. Có thể để đi ra ngoài dạo mát hoặc đơn giản nằm cạnh nhau trên ghế sofa. Khi đó các hormone hạnh phúc serotonin sẽ được tiết ra giúp tâm trạng boss tốt hơn.
Ngoài ra, bạn sẽ cần lưu ý về chế độ chăm sóc chó ở từng độ tuổi khác nhau. Khi chúng về già việc giữ chô không gian sống sạch sẽ, ít tiếng ồn rất cần thiết. Việc vận động cũng sẽ tùy thuộc nhiều vào độ tuổi, nhu cầu của mỗi giống chó.
Giữ cho môi trường sống chó mèo nói chung giúp chúng phát triển tốt về tâm sinh lý. Những món đồ chơi, bát ăn hay chuồng trại sẽ cần được vệ sinh định kì hàng tuần, hàng ngày. Điều này còn sẽ giúp cho không gian sống chính ngôi nhà bạn được trong lành hơn.
Hãy cho chó cưng đi tắm nắng thường xuyên. Bạn hãy lựa các buổi sáng sớm khi ánh nắng dịu nhẹ. Và dắt thú cưng ra ngoài để chúng được hưởng thụ ánh nắng ấy. Vừa tốt cho tâm trạng của boss vừa cung cấp vitamin D có lợi cho xương khớp.
Hậu quả khi chó bị stress kéo dài
Nếu hiện tượng chó bị stress chỉ kéo dài vài ngày do thay đổi môi trường sống, đông người,… Thì sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Nhưng nếu kéo dài hàng tuần, thậm chí cả tháng trời thì sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng:
Việc sụt cân, chậm lớn trong giai đoạn chó đang thưởng thành nếu bị căng thẳng, chán ăn, bỏ bữa thường xuyên. Dễ làm cho cún bị sụt cân, gầy gò, ốm yếu. Khi đó chó sẽ chậm lớn, tác động xấu lên cả xương, trí tuệ, sức đề kháng ngày càng kém đi,….
Tinh cách thay đổi thất thường là dấu hiệu chó bị stress dễ nhận ra. Nhưng nếu để tình trạng này diễn ra triền miên. Sẽ hình thành tính cách xấu, làm cho cún trở nên dữ tợn hơn về sau.
Hoạt động vui chơi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì khi bị căng thẳng thường chúng chỉ ủ rũ nằm một góc nhà, không thèm ra ngoài vui chơi như mọi ngày. Khi đó sẽ làm cho xương khớp boss yếu đi, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Giờ giấc sinh hoạt ăn uống thất thường dễ làm cho hệ tiêu hóa, đường ruột có vấn đề. Tương tự như con người thì giờ ngủ nghỉ, vui chơi hay ăn uống đều cần sắp xếp khoa học. Để cơ thể hình thành thói quen, phát triển toàn diện nhất.
Lưu ý khi để cún cưng ở nhà một mình
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dấu hiệu chó bị stress thường xuất phát từ việc cún ở một mình quá lâu. Nên nếu cần thiết phải để bé ở nhà một khoảng thời gian ngắn như đi làm, đi chơi 1 – 2 ngày,… Bạn sẽ phải chuẩn bị cả tâm lý, sức khỏe của boss thật tốt.
Trước ngày đi bạn có thể dẫn chúng đi dạo mát, tâm sự ngoài trời, hít thở bầu không khí trong lành. Việc này giúp cho tinh thần của cả hai tốt lên, sẵn sàng cho việc xa nhau thời gian tới. Khi về bạn nên cất dọn các đồ vật có giá trị, dây diện, dép trên cao để tránh chó cắn phá đồ.
Ngày đi sen hãy tỏ ra dứt khoát, không nên vuốt ve trước khi đóng cửa. Vì khi đó sẽ tâm lý nhớ chủ của cún sẽ trở nên mãnh liệt hơn. Bạn chỉ cần quan sát lại một lần xem nhà cửa đã ổn chưa, những vật dụng, đồ chơi bát ăn uống của boss đã đủ chưa. Và chỉ đóng cửa lại, đi một cách thảnh thơi nhất.
Một lưu ý nếu sen chỉ đi trong ngày về không sao. Nhưng nếu chuyến đi dài ngày hãy lựa chọn các dịch vụ trông giữ thú cưng. Để đảm bảo an toàn nhất cho cún. Ngoài ra, người nuôi cũng nên dùng máy cho chó ăn tự động. Để chúng có thể tự ăn uống khi không có chủ nhân.
Tổng kết
Cuộc sống hiện đại hóa như hiện nay. Thì các dấu hiệu bị stress ở chó hay người đều rất dễ nhận ra. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp quá trình điều trị, chữa khỏi nhanh chóng. Đem lại cho thú cưng một cuộc sống tốt hơn. Chúc tình cảm của sen và boss ngày càng gắn kết kéo sơn hơn nhé.