Nhận biết các dấu hiệu chuột hamster bị stress không hề khó. Điều này giúp cho sen nhanh chóng có phương pháp chữa trị kịp thời. Và vốn là động vật sống trong hang đất, đá, nơi tối tăm ngoài tự nhiên. Nên khi được nuôi bởi con người thì chúng rất dễ bị căng thẳng.
Nên để biết được khi nào hamster bị căng thẳng, cách xử lý triệt để như thế nào? Thì mời bạn tham khảo ngay bài viết bên dưới của Chợphukienpet.com. Để chuẩn bị cho mình những biện pháp phòng chống bệnh hiệu nghiệm. Nhất là khi mới mang chuột về hay hamster đang mang thai, nuôi con.
Nội dung bài viết
Các dấu hiệu chuột hamster bị stress, căng thẳng
Di chuyển thất thường
Vốn dĩ là một động vật yêu thích sự vận động. Nhưng nếu chuột hamster di chuyển quá nhanh so với bình thường thì đây là dấu hiệu cho thấy chuột đang bị stress. Các bé có thể chạy khắp lồng, chuồng khi thấy có người xuất hiện. Việc chúng chạy không chỉ để tìm nơi né tránh cong người mà còn giải phóng bớt năng lượng bị tích tụ khi căng thẳng.
Việc chuột hamster bị căng thẳng di chuyển khắp nơi còn thông qua việc bé leo trèo lên thành lồng. Mục đích của việc này là để chúng tìm kiếm, khám phá ra nơi có thể thoát ra ngoài. Dấu hiệu nhận biết chuột hamster bị stress này bạn có thể tham khảo kĩ hơn ở nội dung bên dưới.
Một dấu hiệu hamster bị stress khác là chuột thường kiếm cho mình một góc. Chỉ ru rú ở đó ngay cả khi được cho ăn các món yêu thích. Thì đây là dấu hiệu bé đang bị căng thẳng nặng. Bạn cần tinh tế quan sát các biểu hiện khác thường này. Để kịp thời đưa ra phương án xử lý.

Tính cách chuột hamster thay đổi
Tương tự như con người, khi chuột hamster bị stress thì tính cách của chúng sẽ bị thay đổi thất thường. Giống như kiểu con gái sớm nắng chiều mưa bữa trưa giông bão. Mới vài phút trước chuột còn chơi đùa hăng say với chủ nhân. Nhưng chỉ sau đó chúng tỏ thái độ khó chịu đôi lúc là sợ sệt, hung dữ,…
Ngoài ra, khi bị chuột hamster bị stress, căng thẳng dâu hiện nhận thấy thông qua những tiếng “rít rít rit”. Theo những người nuôi chuột cảnh lâu năm thì đây là tiếng phát ra do sự cạ xát của hai hàm răng. Tuy nhiên, vào ngày bình thường chúng vẫn phát ra tiếng kêu như vậy.
Nhưng nếu như tần suất tiếng “rít rít ritr” kèo dài dai dẳng. Thì chắc chắn chuột hamster đang bị căng thẳng tột độ. Bạn cần đặc biệt lưu tâm đến dấu hiệu này. Và phải phân biệt được khi nào bé đang vui vẻ, khi nào đang trong trạng thái lo lắng. Để có hướng xử lý tiếp theo.
Một dấu hiệu về tính cách chuột hamster thay đổi khi bị stress là tấn công chủ nhân. Khi bạn cho tay vào để dùng cát tắm thì chuột cảnh sẽ cào, cắn. Đồng thời, tai chú ta sẽ có xu hướng cụp về sau, hạ thấp trọng tâm. Ngoài tự nhiên thì đây là biểu hiện khi chuột hamster muốn tấn công con thú khác.
Xem thêm >> Hamster nằm im mở mắt là bị gì
Tìm cách thoát ra ngoài
Dấu hiệu nhận biết hamster đang bị stress là việc chúng luôn trong trạng thái phá lồng, chuồng để ra ngoài. Đây là một dạng phản xạ không chỉ ở chuột mà ngay cả chó mèo cũng sẽ làm tương tự. Khi đó chú ta sẽ tỏ ra hung dữ, cắn phá thành lồng, đồ chơi các phụ kiện hamster có bên trong.
Nếu là lông bằng gỗ thì không sao nhưng vớ chuồng nuôi hamster bằng sắt có thể thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Đôi khi chuột còn sẽ đào bới, lục tung mọi thứ môt dấu hiệu nhận biết hamster đang bị stress, căng thẳng dễ bị nhầm lẩn. Bơi đào bới là một hoạt động mà bất cứ dòng gặm nhắm nào cũng yêu thích.
Hamster stress dễ bị rụng lông
Rất nhiều con sen dễ bị nhầm lẫn dấu hiệu chuột hamster bị rụng lông do stress, căng thẳng với bệnh nấm lông da. Việc bé bị rụng lông do nấm thường chỉ diễn ra ngắn, có cả các đốm viêm ở da. Còn nếu tình trạng này kéo dài thì chắc chắn chuột đang bị stress.
Khi đến giai đoạn rụng lông thì bệnh đã chuyển dần sang mãn tính. Tức là bệnh đã kéo dài, không được điều trị. Dẫn đến thể trạng của chuột cũng có những thay đổi ở hormone. Một số bé chuột hamster khi bị stress còn tự cào cấu, gãi khắp cơ thể khiến lông rụng nhiều hơn.
Xem thêm >> Nguyên nhân hamster bị rụng lông
Dấu hiệu tiêu chảy ở hamster bị stress
Tiêu chảy mặc dù dấu hiệu này không quá phổ biến để nhận biết chuột hamster bị stress. Nhưng nếu mua từ trại giống về thì trong khoảng 1 tuần đầu thay đổi môi trường sống. Thì chuột sẽ có thể bỏ ăn, nhịn đói từ đó khiến sức đề kháng giảm sút trông thấy.
Và với một dòng thú cưng có hệ bài tiết nhạy cảm. Đi kèm là các vi rút, vi khuẩn gây bệnh đường ruột tấn công. Sẽ làm cho chuột hamster bị tiêu chảy. Từ đó dẫn đến một số bệnh khác như mất nước, ảo giác. Có thể dẫn đến tử vong nếu sen không phát hiện sớm.
Để nhận ra chuột hamster đang bị tiêu chảy. Người nuôi có thể nhìn vào phần lông đuôi sát hậu môn. Khi bị tiêu chảy thì phần này sẽ có dấu hiệu bị ướt. Dân gian thường gọi là “chuột bị ướt đuôi”, nghĩa là đang ám chỉ hamster bị tiêu chảy do ăn uống hoặc bị stress, căng thẳng.
Xem thêm >> Cách điều trị hamster bị tiêu chảy
Nguyên nhân khiến hamster bị stress, căng thẳng
Môi trường sống khiến hamster bị stress
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến chuột hamster bị stress là thay đổi môi trường đột ngột. Ở đây không chỉ việc thời tiết chuyển, giao mùa. Mà ngay cả việc sen đổi cho chuột cưng một chiếc chuồng mới, xinh xắn hơn. Cũng sẽ khiến chúng dễ bị căng thẳng, khó chịu.
Hay việc sen đặt lồng hamster đến nơi ở mới cũng sẽ khiến chuột bị stress. Mặc dù ý đồ ban đầu của bạn là kiếm một không gian thoáng, mát, phù hợp hơn. Nhưng vì là dòng thú cưng có tâm hồn mỏng manh, nhạy cảm. Nên việc thay đổi quá nhanh này khiến chuột khó thích nghi kịp.
Khi mới mua về thường chúng ta sẽ cưng nựng, ẵm bồng chuột. Nhưng vì chưa quen với cuộc sống mới khi ra khỏi trại giống, cửa hàng thú cưng. Chính vì hành động tưởng chừng vô phạt, vô thưởng này của bạn. Mà có thể làm cho chuột hamster bị stress đấy.
Việc chuồng nuôi hamster quá nhỏ cũng có thể khiến chuột bị stress. Đặc biệt là khi một chiếc chuồng chứa số lượng chuột lớn. Dẫn đến các bé cắn nhau từ đó làm cho chúng trở nên căng thẳng. Và vốn dĩ là dòng thú cưng thích chơi đùa nên không gian sống của hamster cần phải đủ rộng nhé.
Chế độ ăn làm chuột hamster bị căng thẳng
Khi bạn thay đổi bất ngờ chế độ ăn uống đôi lúc cũng khiến chuột hamster bị stress, căng thẳng. Vì hệ tiêu hóa của chúng khá yếu nên các món ăn đã quen bị sen bỏ đi. Thay vào đó các loại dinh dưỡng hơn nhưng chuột chưa kịp thích nghi. Có thể dễ làm cho chúng thay đổi tâm sinh lý.
Vào mùa sinh sản thì chế độ ăn uống, chăm nom cần được lưu tâm đặc biệt. Bạn nên có sẵn thức ăn, cho vào bát đựng lượng đủ dùng cho nhiều ngày. Hạn chế tối đa việc ngó, nhìn liên tục vào chuồng. Vì giai đoạn này chuột hamster cực kì nhạy cảm, dễ bị stress nếu sen làm phiền quá mức.
Xem thêm >> Tuổi thọ của chuột hamster
Xử lý khi phát hiện dấu hiệu hamster bị stress
Việc nhận biết các dấu hiệu hamster bị stress càng sớm. Thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn. Đầu tiên, người nuôi cần nới lỏng không gian sống đủ rộng cho chuột. Không nên nhốt quá nhiều bé cùng một lồng nuôi. Khi mua hamster từ lúc còn nhỏ thì bạn cần dự trù để mua một chiếc chuồng đủ kích thước khi chúng lớn.
Không nên dọn dẹp, thay lót chuồng khi chuột đang mắc bệnh, sinh con, mang thai,… Tốt nhất bạn nên chuẩn bị khu vực sống thật sạch sẽ cho các giai đoạn nhạy cảm này. Người nuôi cũng không nên tách bầy khi lũ chuột đã sống với nhau từ nhỏ. Chuẩn bị đủ mọi đồ chơi mà bé thích bên trong nữa nhé.
Điều cần thiết nhất khi chuột hamster bị căng thẳng chính là tạo một không gian thật yên tĩnh. Bạn không nên thay đổi vị trí lồng nuôi mà chỉ cần nhắc mọi người không làm phiền chúng trong lúc này. Nếu nhà có chó mèo thì tuyệt đối không để chúng lại quá gần chuột.
Giai đoạn mới mang chuột về là lúc hamster dễ bị stress, căng thẳng nhất. Nên khoảng 2 – 3 ngày đầu bạn hãy để bé có không gian thật yên tĩnh để khám phá nơi ở mới. Vào 4 ngày sau bạn hãy thận trọng, giữ khoảng cách khi chó chuột ăn. Và khi chúng đã quen sự có mặt của bạn thì hãy thoải mái chơi đùa nhé.
Hậu quả khi chuột hamster bị stress, căng thẳng
Hậu quả lâu dài khi hamster bị stress, căng thẳng là chuột sẽ giảm tuổi thọ. Thông thường tuổi thọ của chuột hamster sẽ khoảng từ 2 – 3 năm. Nhưng nếu bị căng thẳng kéo dài thì chúng sẽ giảm xuống chỉ còn 1 – 2 năm. Nếu không được bạn chưa phát hiện, chữa trị kịp thời thì nguy tơ tử vong chỉ sau vài tuần rất cao.
Và khi chuột hamster bị stress thì sẽ kéo theo căn bệnh trầm cảm. Người nuôi cần phân biệt rõ khái niệm của hai loại bệnh về thần kinh này. Vì ở mức độ bệnh trầm trảm thì dấu hiệu chuột bị stress đã rất mạnh, dễ nhận ra. Khi đó tỉ lệ chữa khỏi thấp, tỉ lệ chết rất cao.
Xem thêm >> Dấu hiệu chuột hamster bị đau mắt đỏ
Tổng kết
Phát hiện các dấu hiện hamster bị stress càng sớm thì tỉ lệ giải quyết thành công sẽ cao hơn. Nhất là các giai đoạn nhạy cảm của chuột như khi mới mang về, đang mang thai, nuôi con,… Thì việc giữ cho không gian sống của bé đủ rộng, đủ yên tĩnh sẽ giúp phòng bệnh cực kì hiệu quả.
chuột hamster của em cứ hay kêu r chui vào góc chuồng,em ra kiểm tra thì cứ nằm ra,cho tay vào kiểm tra thì thấy di chuyển bth r chơi ko có dấu hiệu gì nhưng rất hay kêu
Việc chuột hamster có dấu hiệu kêu có thể chúng đang muốn thể hiện cảm xúc căng thẳng của mình. Không chỉ riêng việc bạn cho tay vào bé không hoảng sợ là không sao. Nên hãy để chuồng ở khu vực yên tĩnh, hạn chế người qua lại từ 1 – 2 ngày. Nếu hiện tượng hamster kêu diễn ra tần suất nhiều có thể bé đang bệnh. Bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ thú y nhé.
Con chuột của em bị hoảng ngủ li bì ăn thì vẫn ăn em cho tay vào sờ thì nó sợ sạt nó còn cắn em cơ
vậy là bé đang bị stress, căng thẳng rồi. Bạn nên giữ khoảng cách, không nên cho tay vào sẽ khiến bé hoảng sợ hơn. Cũng như hạn chế người thân đến gần, trong lúc này nên tạo không giao cho bé được riêng tư hơn. Cũng như quan sát các biểu hiện tiếp theo nhé.
Em mới mua bé chuột robo về của bạn em , nhưng em thấy nó năng động lắm , chạy bộ quá tr ạ , xong bé tập xong đi đào cái hố gì , mà thấy mắt bé hí hí mà ko biết phải làm s , ẻm ko chịu ngủ luôn ạ… , em cầm thì bé quay ra cạp nhẹ em 1 cái , em đang bth hay bị stress v ạ?
hamster là loài thích sống về đêm á bạn. Nếu bé năng động hay chơi đùa thì không sao hết. Còn việc bé cắn là do phản ứng tự nhiên vì chưa quen chủ thôi. Bạn cứ giữ khoảng cách, hạn chế cho tay vào chuồng lúc này để hamster nghỉ ngơi thoải mái hơn nhé
Em có nuôi môyj bea hamter bear buổi sáng bea ngủ li bì buổi tối thì đu lồng cắn lồng chạy quanh lồng bé có bị sao ko ạ
hamster là động vật sống về đêm nên chuyện này là bình thường em nhé
bé hamster nhà e kh hiểu s mỗi khi em cho tay vào lông thì bé đuổi theo, nhảy lên cắn ngấu nghiến mặc dù em nuôi đc 1 tuần r
bé năng động, dám ra chơi đùa khi bạn cho tay vào là không sao nhé. Nhưng cũng nên hạn chế, bạn cứ cho bé ăn uống, nghỉ ngơi điều độ là ok nè
Bé cứ bới hết đồ chơi trong lồng lên , còn chạy loanh quanh nữa, mình sợ đến mức stress cùng bé luôn. Mặc dù mình làm y hệt bạn nói trên nhưng bé vẫn vậy, không biết bạn có cách gì không?
Bé cứ bới hết đồ chơi trong lồng lên , còn chạy loanh quanh nữa, mình sợ đến mức stress cùng bé luôn. Mặc dù mình làm y hệt bạn nói trên nhưng bé vẫn vậy, không biết bạn có cách gì không?
sao con hamster của mình cứ bỏ cứt vô mồm bạn ạ
sao con hamster của mình ăn rồi lại nôn hết ra ấy bạn
sao con hamster của mình ăn rồi lại nôn hết ra ấy bạn,có cách nào chữa không
Vì việc hamster nôn thường liên quan đến tiêu hóa nhiều. Mà loài chuột khá nhạy cảm với vấn đề này nên tốt nhất bạn hãy đưa bé ra bac sĩ để kiểm tra kĩ nhé
Bé bear nhà em từ khi bị tiêu chảy xong thì ngủ rất nhiều. Khi nào em xuống chơi với bé thì bé mới dậy và hay leo ra khỏi lồng nhảy ra ngoài, còn nếu e đóng cửa lồng thì gặm lồng, e còn ngồi thì còn gặm. Nếu e không chơi với bé thì hầu như bé ngủ cả ngày lẫn đêm, có dậy ăn ( rất kén ăn) và đi wc rồi lại ngủ, có khi dậy đi dạo quanh lồng, hay gặm lồng một xíu mà không thấy e thì lại ngủ. Vậy bé có bị sao không ạ.
Bé còn bị rụng một nhúm lông nhỏ trên mũi nữa ạ.
Bé còn bị rụng lông nhẹ nữa ạ. Nhất là ở trên mặt. Em mua rất nhiều đồ chơi và đồ gặm cho bé, nhưng bé không gặm, chỉ gặm lồng.
bé nhà em mới sinh xong, mấy bé con cũng được hơn 10ngày tuổi rồi. Nhưng từ lúc sinh em thấy bé mẹ có hiện tượng cắn chuồng đòi ra nên ngày em sẽ thả bé ra tầm 30p, nhưng mà càng ngày em thấy bé càng cắn chuồng nhiều hơn và còn cắn em nữa ạ huhu. Không biết em cần làm gì? anh chị gợi ý giúp em với ạ
Chị ơi hamster của em buổi sáng đào 1 góc xong chui vào ngủ có lần em chọc đít thì không dậy lôi ra thì bé mới dậy, xong buổi sáng hoạt động có Tí xíu, tuối thì lên cơn ngặm cửa chuồng
Em mới nui bé ww đc 1 tuần thì e thả be khác vào từ hôm đó be ww cu nhà e cứ chạy nhanh tăng động thích chơi wheel hơn thì có Sao ko ạ… Nó còn ăn nhiều hơn nx ý
bạn theo dõi xem 1 – 5 ngày tiếp theo như thế nào nhé. Thường thì như vầy bé hoàn toàn bình thường
bé em mua về nhà được 3 tuần rồi giờ em đang đặt chuồng to hơn mà nó hay cắn chuồng sợ nó không cự nổi thêm mấy ngày ạ
bé ham của em mỗi lần cho tay vào đẻ bắt ra ngoài là cứ chạy trốn.với bữa trước em có mang bé đi học và để lên bàn nhưng bé trợt chân và ngã từ trên bàn xuống sau đó bé có dấu hiệu chạy bấn loạn thành vòng tròn khi em bế lên thì mắt bé mở to bất động thì có sao không ạ em lo quá
Em có 2 bé hamster, lúc mua thì ngoan với hiền. Mà sao về từ từ nó hơi dữ. Rồi cắn em. 1 còn thì cứ ngủ. 1 con thì cứ chạy suốt
hamster đôi khi sẽ khó hiểu vậy á bạn. Nhớ kiểm tra bé ngủ quá nhiều nhé. Còn về cơ bản thì chuột có mức năng lượng cao nên chúng đôi khi sẽ hơi khó tính, chạy nhiều
Con hamster của em hay cắn lồng xong r chạy ra ngoài đường, vậy có sao ko ạ
hamster vốn tăng động mà. Bạn nên gia cố chuồng chắc chắn để tránh việc này tái diễn. Nếu không có thể gây chấn thương cho chuột nhé
Dạ Hamter của e mới mua dc vài ngày. Còn bé xíu. Nhưng cứ vẩy liên tục 2 chân sau. Bé đang ngủ cũng giật mình vẩy ạ. K biết bé có bị sao k ạ. E cám ơn!
Hamster nhà e nuôi lâu rất thân, qua em thay chuồn cho bé đến khi để bé vào lại chuồng bé có dấu hiệu đi không vững kiểu một bên người cứ nghiên, dễ té, đầu lâu lâu lại hướng cao lên trời, chạy vòng quanh hình tròn thì bé bị sao và có cách nào điều trị hết ko ạ? Ai biết cách xin hãy trả lời ạ, thương ẻm dữ lắm mà giờ thấy ẻm bị vậy xót vô cùng 🥺😭
Chuột hamster của em nó cứ mệt mỏi, nó ko chịu ăn xg nằm cuộn tròn ngủ, 2-3 phút lại thay đổ tư thế, vậy bn ấy bị gì vậy ạ?
tình trạng này lâu chưa bạn, bạn nên xem thời gian sinh hoạt + ăn uống của bé, xem liệu có phải do bạn quan sát lúc bé đang ngủ hay không nhé
Bé ham nhà em cứ tầm đêm với sáng là lại muốn tẩu thoát khỏi chuồng em phải làm sao ạ
Chuột của mình bị u 1 cục to trên đầu. Mấy ngày nay đi lại khó có dấu hiệu tự cắn chân tay bị thương. Có cách nào cứu k ạ
Hamster của em sau khi thay lót chuồng bị tăng động thì có bị làm sao lo ạ, cứu e với
bạn cần đánh giá xem bé có bị tăng động do việc thay lót chuồng. Hay bản tính của bé trước h là vậy. Hãy quan sát thêm 1 – 2 ngày để đưa ra kết luận nhé
Em nuôi 2 bé hamster bear 1 đực 1 cái ạ ban đầu bé đực lanh lắm cứ chơi miết từ chiều tới tối sáng thì ngủ nhưng khoảng 2 hôm nay bé k ra chơi nữa em mở chuồng ra thì chốn trong góc kiểu làm hang mà không ra ăn lun mà thường bé hiền đụng vào không cắn chiều nay em thấy lo qua cái mở chổ đó ra định bắt nó ra xem vừa đưa tay vào nó cắn 1 cái mạnh vào tay phun máu lun xong tối em cũng k thấy nó ra ăn hay gì hết lun cứ đưa gì lại gần là có cắn hết giờ em nên làm gì cho bé năng động lại ạ với bé cắn có sao không ạ