Bạn đang tìm kiếm các dấu hiệu chuột hamster sắp đẻ, sinh con để có thể chuẩn bị lồng, chuồng, đồ ăn cho boss. Thì bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết nhất. Từ đó giúp cho quá trình chuẩn bị đỡ đẻ cho hamster được suống sẻ, thuận lợi hơn.
Nội dung bài viết
Những dấu hiệu chuột hamster sắp đẻ, sinh con
Có rất nhiều cách nhận ra dấu hiệu hamster sắp đẻ. Bằng việc quan sát kĩ càng trong quá trình chuột mang thai. Sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra những biểu hiện này. Nhưng nếu là người mới nuôi, không có nhiều kiến thức chăm thú cưng. Hãy đưa boss đến bác sĩ để kiểm tra kĩ càng nhất.
Trữ thực phẩm – dấu hiệu hamster sắp đẻ
Thông trường chuột hamster sắp đẻ sẽ có dấu hiệu trữ đồ ăn. Khoảng 2 – 3 ngày trước khi sinh chúng sẽ chỉ ở trong tổ. Nhằm giữ cho cơ thể ổn định trước khi sinh.
Nên trong giai đoạn này bạn cần bổ sung thêm một ít hạt vào. Nhằm giúp hamster có thể tự mình trữ thực phẩm như bên ngoài thiên nhiên.
Ngoài ra, hạn chế mọi người, thú cưng khác đến gần lồng, chuồng nuôi hamster. Nhằm tạo không gian yên tĩnh, giúp boss “tịnh tâm” trước khi lâm bồn.
Dấu hiệu chuột hamster sắp đẻ bụng to
Các loài gặm nhắm nói chung thường sẽ khó nhận ra việc chúng mang thai bằng kích cỡ bụng. Nên khi bụng đã to thì sẽ là dấu hiệu nhận biết chuột hamster sắp đẻ, sinh con.
Theo một số nghiên cứu thì từ khi bụng hamster to đến khi đẻ sẽ chỉ còn 5 – 7 ngày. Việc này cũng khá dễ hiểu vì vòng đời của loài chuột ngắn, sinh sản nhanh.
Tuy nhiên, một số loại bệnh cũng có thể khiến bụng hamster to bất thường. Nên bạn có thể kiểm tra thêm các dấu hiệu khác để chắc chắn như: có nuôi chung chuột đực không, bé đó phải là con cái không,…
Xây tổ – dấu hiệu chuột hamster sắp đẻ
Việc chuột tìm kiếm, thu thập các mùn cưa bên ngoài vào trong ổ. Ngoài là dấu hiệu chuột hamster sắp đẻ thì còn xảy ra trong giai đoạn chúng mang thai.
Đây được xem là bản năng làm mẹ của các loài gặm nhấm. Việc thu thập “vật tư” lót ổ giúp cho việc sinh đẻ được dễ dàng, không mất sức khi bụng lớn.
Điều này giúp chúng không bị các loài động vật, thú dữ tấn công khi sắp đẻ. Nên lúc này người nuôi cần bổ sung đầy đủ mùn cưa. Để hamster có thể tự do xây chiếc tổ ấm cho gia đình của mình nhé.
Xem thêm >> Dấu hiệu nhận biết hamster có bầu
Tìm dấu hiệu hamster sắp đẻ bằng núm vú
Khi núm vú to hơn so với bình thường. Thì cũng là một trong các dấu hiệu chuột hamster sắp đẻ dễ nhận biết nhất. Mặc dù khi bắt đầu mang thai núm vú chuột đã to.
Nhưng khi sắp đẻ vú sẽ căng đều hơn. Để hamster luôn trong tư thế sẵn sàng cho con bú sau khi sinh ra. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho chuột con.
Bạn có thể kiểm tra bằng các vạch phần lông dưỡi bụng để xem. Nhưng lưu ý rằng trong giai đoạn này chuột cực kì nhạy cảm, dễ stress. Nên việc bắt chúng ra ngoài cần được hạn chế tối da.
Xem thêm >> Hamster nằm im mở mắt là bị gì
Dấu hiệu ăn uống cua chuột hamster sắp đẻ
Ngoài việc giấu đồ ăn thì khi chuột hamster sắp đẻ chúng sẽ có xu hướng ăn ít lại. Giai đoạn này chúng sẽ chỉ chăm chút cho tổ đẻ, thực phẩm để dành. Và dành thời gian cho việc nghỉ ngơi là chính.
Dấu hiệu đau bụng đẻ khi hamster sắp sinh
Không có dấu hiệu nào dễ nhận biết hơn khi chuột hamster sắp sinh bằng các cơn đau đẻ. Khi đã kiểm tra các dấu hiệu chuột mang thai rõ ràng.
Thì khi sắp sinh chúng sẽ có phần hoảng loạng, đau và ôm bụng. Đôi lúc sẽ kèm theo những biểu hiện khác như chải chuốc lông nhiều hơn, bồn chồn, khó chịu.
Chăm sóc chuột hamster sắp đẻ
Sau khi đã tìm ra dấu hiệu chuột hamster sắp đẻ. Nhiệm vụ của bạn là phải tiến hành các kĩ thuật chăm sóc đúng cách, khoa học. Để giúp chuột có thể phát triển, sinh nở dễ dàng.
Đặc biệt, trong giai đoạn này chúng cần sự yên tĩnh tuyệt đối. Bạn có thể đặt chuồng trại nơi thoáng mát, tránh xa chỗ ồn ào, có nhiều người qua lại.
Trước khi hamster đẻ từ 3 – 5 ngày nên bổ sung nước sạch đều đặn. Việc giữ cho chuồng thoáng mát, tránh bụi bẩn là điều gần như bắt buộc.
Sau bao nhiêu ngày thì hamster sinh con?
Bạn có thể xác định được ngày chuột hamster đẻ chính xác nhất là sau khi cho giao phối. Tuy nhiên, việc xác định này sẽ tương đối khó khăn cho chính cả những người đã có kinh nghiệm.
Thông thường dấu hiệu hamster sắp đẻ rơi vào khoảng 1 tuần. Khi đó bạn có thể kiểm tra các dấu hiệu mà chúng tôi đã liệt kê ở trên sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Sau khi được giao phối thì dấu hiệu chuột hamster mang thai sẽ rõ ràng vào ngày thứ 10. Khi đó bạn cần có một chế độ chăm sóc riêng để giúp chuột mẹ khỏe mạnh hơn.
Tuổi hamster có thể giao phối, sinh sản khi đạt 6 – 8 tuần tuổi. Chu kỳ động dục rơi vào khoảng 15 – 18 ngày / lần. Và hamster sẽ không động dục trong giai đoạn đang chăm con.
Có một lưu ý nhỏ bạn cần để yên tĩnh sau 13 ngày kể từ lúc hamster giao phối. Trong 13 ngày này bạn nên có sẵn đồ ăn dạng khô. Không nên đụng chạm, di chuyển lồng tùy tiện.
Chuột hamster thường đẻ bao nhiêu con?
Bạn cũng có thể ước lượng số lượng chuột hamster sắp đẻ dựa trên dấu hiệu kích thước bụng. Theo kinh nghiệm thì hamster đẻ bao nhiêu con phụ thuộc nhiều vào gen bố mẹ, giống loài.
Trung bình một bé chuột hamster khỏe mạnh có thể đẻ được 8 – 20 con / lần. Cá biệt dòng hamster Syrian có thể đẻ tối đa 26 con / lần. Riêng chuột hamster Russian thì có phần khiêm tốn hơn, chỉ từ 5 – 15 con / lần.
Các giống hamster lùn thường chỉ sinh từ 5 – 6 con / lần. Chính vì vậy, bạn hãy kiểm tra dòng chuột cảnh mình đang nuôi. Để có thể dự đoán được số lượng chuột con.
Từ đó thuận tiện hơn cho việc chăm sóc hamster con. Cũng như chính chuột mẹ sau khi sinh con xong. Việc sinh đẻ đối với các loài gặm nhắm thường tự nhiên. Không nên có sự can thiệp từ con người.
Chăm sóc hamster sau khi sinh đẻ
Vốn dĩ là loài nhạy cảm với mọi thứ nên người ta thường có câu chuột hamster dễ chết là vậy. Nhất là trong giai đoạn nhạy cảm sau sinh chúng rất dễ bị stress, trầm cảm.
Nên bạn cần hết sức cẩn thận khi để thức ăn, thay nước uống trong lồng. Vì có thể khiến chuột sợ hãi và xảy ra tình trạng ăn con của chính mình.
Trong 1 tuần đầu kể từ lúc hamster sinh con. Tuyệt đối không nên đụng vào người chuột mẹ cũng như con. Sau 1 tuần khi cầm chuột con bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ để tránh các bệnh truyền nhiễm, vi rút lây sang boss.
Trong trường hợp hamster mẹ mất hoặc cần phải ghép bầy khác. Người nuôi có thể bôi nước tiểu, lông chuột mẹ được nhân lên người chuột con. Để giúp chúng hòa nhập với bầy mới dễ dàng hơn.
Đối với chuột còn thì sau khi sinh chúng sẽ không có lông. Cũng như không hề nghe, cảm nhận được mọi thứ xung quanh. Cuộc sống của chúng phụ thuộc hết vào nguồn sữa mẹ.
Và bản năng tự nhiên ở hamster mẹ rất cao. Nên bạn chỉ việc để chúng tự chăm sóc con của mình. Không nên đụng chạm, can thiệp vào chuồng trại quá nhiều.
Sau 4 tuần tuổi thì hamster con có thể tách bầy để nuôi riêng lẻ. Điều này sẽ giúp chuột mẹ có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức cho kì sinh đẻ tiếp theo.
Tổng kết
Liệu bạn đã nắm được các dấu hiệu chuột hamster sắp đẻ chưa? Việc này sẽ không quá khó khăn nếu bạn thường xuyên quan sát thú cưng mình mỗi ngày. Nên dù bận rộn đến đâu thì vẫn nên có chút thời gian dành riêng cho boss nhé. Để từ đó giúp cho việc chăm sóc chúng tốt lên từng ngày.
Xem thêm bài viết liên quan: