Có phải bạn đang thắc mắc rằng mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không và nên ăn gì. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet nhé. Chắc chắn mọi thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm đều nằm hết ở đây. Nào không dài dòng nữa, chúng ta cùng bắt đầu nội dung chính ngay thôi!
Nội dung bài viết
Mèo bị giảm bạch cầu là gì?
Hiện tượng mèo bị giảm bạch cầu có tên tiếng anh là Felien infectious Enteritis. Trong dân gian hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm. Đây là một tình trạng mà cơ thể mèo có mức bạch cầu (loại tế bào bạch cầu) thấp hơn bình thường.
Nguyên nhân chính đến từ Feline Panleukopenia Virus (viết tắt là FPV) gây nên. Đây là loại virus có mức độ hoạt động và sức khỏe cực kì cao. Theo một số nghiên cứu thì các con virus này có thể sống trong không khí hàng tháng trời.
Và có thể chống lại với những loại thuốc xịt khuẩn tốt nhất hiện nay. Nên người nuôi không được chủ quan, xem thường căn bệnh này ở mèo một chút nào nhé.
Mặc dù thời gian ủ bệnh ngắn. Nhưng khi mắc bệnh thì tỉ lệ tử vong cực kì cao. Có thể lên đến 80 – 90% ngay cả với những boss khỏe mạnh. Đặc biệt là những bé mèo chưa được tiêm chủng thì khả năng mất mạng còn cao hơn.
Và việc tái phát bệnh cũng có thể xảy ra. Sau 1 – 2 lần tái phát thì sức đề kháng của mèo bị giảm đi rất nhiều. Khiến chúng có thể dễ dàng bị các loại bệnh cơ bản tấn công, gây hại.
Chính vì vậy, mèo bị giảm bạch cầu có thể không chữa được nếu chúng ta chủ quan. Hoặc có cách phòng bệnh, chăm sóc mèo chưa tốt. Nên lời khuyên là bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng căn bệnh nguy hiểm này ngay nhé.
Nguyên nhân mèo bị giảm bạch cầu
Vì việc mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nên bạn sẽ cần nắm rõ các nguyên nhân cơ bản như sau:
– Feline Panleukopenia Virus: như ở trên có phân tích. Thì bệnh giảm bạch cầu ở mèo xuất phát hầu hết từ các con virus mang tên là Feline Panleukopenia Virus. Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với phân, nước bọt và gián tiếp khi mèo dùng chung đồ dùng.
– Bệnh nhiễm trùng: Nhiễm trùng cũng có thể là một nguyên nhân phổ biến khác. Khi mèo bị nhiễm trùng ở các bộ phân trên cơ thể. Sẽ gây tổn thương cho hệ miễn dịch, từ đó làm cho số lượng bạch cầu giảm đi.
– Bệnh autoimmunity: đây là tình trạng mà hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh của cơ thể mèo cưng. Trong trường hợp này, nó cũng có thể dẫn đến giảm bạch cầu.
– Sử dụng thuốc: một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bạch cầu trong cơ thể vật nuôi. Ví dụ điển hình nhất là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
– Bệnh viêm gan: các bệnh viêm gan như viêm gan siêu vi B hoặc viêm gan siêu vi C. Có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan của mèo. Từ đó ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất bạch cầu.
Việc chúng ta nắm được nguyên nhân khiến mèo bị giảm bạch cầu sẽ giúp xác định có cách chữa không. Nếu không quá rành bạn hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ thú y để được tư vấn kĩ lưỡng hơn.
Triệu chứng mèo bị giảm bạch cầu
Việc tìm ra triệu chứng, dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu sớm sẽ quyết định đến việc có chữa được không. Vì đây là căn bệnh chúng ta cần “chạy đua” với thời gian. Một số triệu chứng bao gồm:
– Mèo bị sốt bỏ ăn: việc sốt cao là một trong các dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh. Vì cơ thể của boss lúc này tương đối mệt, yếu. Nên chúng thường có xu hướng bỏ ăn kèm theo.
– Suy nhược cơ thể: một phần vì bệnh làm mèo không chịu ăn uống. Một phần vì sức đề kháng bị giảm sút do virus. Sẽ khiến cơ thể mèo lúc này bị suy nhược. Làm cho chúng sút cân, gầy đi trông thấy.
– Nhiễm trùng: bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của mèo. Khi bạch cầu giảm đi thì đồng nghĩa với cơ thể dễ bị nhiềm trùng và viêm nhiễm hơn. Nên sẽ xuất hiện hiện tượng sưng nề, nhiễm trùng da, hô hấp.
– Thiếu máu: giảm bạch cầu cũng có thể gây ra thiếu máu (anemia) ở mèo. Thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, lờ mờ, sụp mí mắt. Kèm với đó là mùi của hơi thở và phân trở nên khó chịu hơn.
– Khàn giọng: khi mắc bệnh tiếng kêu của mèo cũng trở nên bất thường. Giọng kêu meo meo trở nên trầm, khàn, khó nghe hơn so với ngày thường.
– Mèo đi loạng choạng: khi mèo bị giảm bạch cầu thì tư thế di chuyển còn có thể hơi lắc lư. Một số trường hợp nặng còn khiến mèo bị động kinh, sùi bọt mép ở miệng rất nguy hiểm.
Mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không?
Việc mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không sẽ tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh của chúng. Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể chữa khỏi dễ dàng.
Nhưng nếu để virus tấn công từ 3 – 4 ngày. Thì nguy cơ mèo tử vong cực kì cao, có thể lên đến 90%. Nhất là với những bé mèo còn nhỏ, về già hoặc có cơ địa, sức đề kháng kém.
Và nếu bạn không lên phương án chữa trị kịp thời. Thì việc tái phát bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Và những lần tái phát về sau thì mức độ nguy hiểm càng cao hơn.
Cũng như khi đó việc chữa trị bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm mất dần tác dụng. Nguyên nhân đến từ việc cơ thể mèo lúc này gần như đã lờn các loại thuốc này rồi.
Nên việc mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không sẽ phụ thuộc vào cả người nuôi. Chính vì vậy, khi đã quyết định nuôi mèo bạn cần có kể hoạch tiêm chủng. Và phòng chống các loại bệnh nguy hiểm cho boss trước nhé.
Ngoài ra, để hỗ trợ trong việc chữa bạch cầu ở mèo. Bạn cần biết cách bổ sung các loại thực phẩm đúng cách. Nhằm tăng đường, duy trì sức đề kháng cho boss. Bạn có thể tham khảo ở nội dung tiếp theo bên dưới nhé.
Cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Nếu bạn không rõ mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không thì không nên tự ý chữa trị tại nhà. Mà lúc này nên đưa boss đến các cơ sở thú y. Để được kiểm tra, thăm khám và lên phương án chữa trị phù hợp.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Thì bác sĩ thú y sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn, hoặc điều trị các bệnh nền khác.
Tuy nhiên, vì giảm bạch cầu ở mèo tác động trực tiếp đên hệ miễn dịch của vật chủ. Nên thường mèo sẽ được kê các loại thuốc kháng sinh, chống viêm. Hoặc các loại thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu nếu cần thiết.
Khi ở nhà thì bạn có thể hỗ trợ chữa trị cho mèo bằng cách cung cấp đủ di dưỡng. Nhằm tăng cường sức đề kháng và kích thích cơ thể sản sinh ra lượng bạch cầu còn thiếu hụt.
Trong giai đoạn nhạy cảm này bạn cũng nên đảm bảo khu vực mèo sinh sống, nghỉ ngơi thật yên tĩnh và thoải mái. Hạn chế các tác nhân có thể gây mèo stress, căng thẳng.
Nếu mèo có hiện tượng nôn ói, sốt cao. Bạn nên tìm cách chống nôn và hạ sốt nhanh chóng cho mèo. Nhưng nếu không có kiến thức thú y. Thì lời khuyên là cần đưa mèo đến bệnh viện thú y gần nhất ngay.
Cuối cùng, bạn cần theo dõi kĩ càng các triệu chứng khi mèo bị giảm bạch cầu. Để có thể kịp thời xử lý trong các trường hợp khẩn cấp. Nếu chủ quan hay xem thường có thể khiến mèo mất mạng dễ dàng đấy.
Mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì?
Việc mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì cực kì quan trọng. Vì khi mắc bệnh thì hệ miễn dịch mèo kém đi rất nhiều. Nếu muốn nhanh hồi phục thì chúng ta cần sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho boss.
Trong giai đoạn này thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các loại thịt gà, thịt vịt tươi, nấu chín kĩ. Nhằm cung cấp cho mèo cưng đủ hàm lượng đạm cần thiết.
Một số loại thịt cá giàu axit béo và omega 3 có lợi cho tim mạch, sức đề kháng. Cũng là loại thực phẩm mà bạn có thể cân nhắc. Nhưng nhớ cung cấp thêm rau quả tươi như bí đỏ, cà rốt thêm nhé.
Bạn cũng cần đảm bảo mèo được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin K, sắt. Có thể bổ sung thông qua thức ăn hoặc thực phẩm chức năng có bán ở cửa hàng thú y.
Mặc khác, mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì cũng cần xem xét theo thể trạng của chúng. Nên bạn cần theo dõi kĩ lưỡng lượng thực phẩm mà mèo tiêu thụ khi mắc bệnh. Để có thể canh chỉnh sao cho hợp lý nhất.
Trong giai đoạn này bạn cần nấu kĩ thức ăn. Hạn chế dùng các loại thực phẩm khô như hạt, bánh. Mà nên dùng nhiều các loại đồ ăn mềm như pate, súp thưởng cho mèo, đồ ăn dạng nhuyễn.
Cũng như cung cấp đủ lượng nước sạch cần thiết cho mèo mỗi ngày. Nếu vật nuôi không chịu uống nước. Bạn hãy đặt bát uống ở nhiều vị trí thuận lợi. Để mèo có thể tự uống khi chúng cảm thấy khát.
Mèo bị giảm bạch cầu có bị lại không
Việc mèo bị giảm bạch cầu có bị lại không thì câu trả lời là hoàn toàn có nhé. Vì nếu nguyên nhân gốc rễ không được kiểm tra, điều trị dứt điểm. Thì virus, mầm bệnh vẫn sẽ âm thầm tấn công từ bên trong cơ thể mèo.
Đến khi mèo mắc các dạng bệnh nền, nhẹ khác. Thì cũng là lúc những mầm bệnh này “sống dậy” và tân công cơ thể boss. Lúc này khả năng tử vong của mèo sẽ cao hơn rất nhiều so với ban đầu.
Tuy nhiên, việc tái phát bệnh cũng còn phụ thuộc vào nguyên nhân của tình trạng giảm bạch cầu cụ thể. Nếu lý do xuất phát từ việc mèo tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
Và cơ thể lúc này bị nhiễm trùng, suy dinh dưỡng nặng. Thì đây được xem là một tình trạng y tế không tốt đến sức đề kháng của mèo. Khi đó khả năng tái phát bệnh sẽ cực kì cao.
Đặc biệt là những bé mèo chưa hoặc tiêm không đúng theo lịch trình. Thì sức đề kháng của chúng gần như giảm về “0” nếu bị virus xâm nhập. Nên việc bệnh quay trở lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu bạn quá lo lắng mèo bị giảm bạch cầu có bị lại và chữa được không. Hãy đừng ngần ngại đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám kĩ lưỡng. Nếu không có thể tác động xấu đến thể chất của mèo cưng về sau rất nhiều.
Xem thêm >> Mèo bị gãy răng nanh có sao không?
Cách phòng chống bệnh hiệu quả
Cách phòng chống mèo bị giảm bạch cầu tốt nhất chính là đưa chúng đi tiêm phòng. Cũng như người nuôi cần tuân thủ thời gian, lịch trình, độ tuổi tiêm vacxin cho mèo cưng.
Điều này còn giúp phòng chống được nhiều loại bệnh nguyên hiểm khác và hiệu quả lên đến 99%. Cũng như giúp đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người thân trong nhà.
Vì bệnh có mức độ lây lan cực kì cao. Nên nếu bạn mới mua mèo về thì nên cách ly riêng ở trong phòng, chuồng ít nhất 10 ngày. Trong thời gian này bạn cần quan sát xem liệu có dấu hiệu mèo mang mầm bệnh hay không.
Ngoài ra, bệnh tấn công chủ yếu khi sức đề kháng mèo suy giảm. Nên bạn có thể bổ sung vitamin cho mèo trong các trường hợp cần thiết. Nhất là sau khi mèo mới ốm dậy hoặc lúc thời tiết chuyển mùa.
Bạn cũng cần cung cấp cho “hoàng thượng” một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học. Nên hạn chế tối đa việc nêm nếm thức ăn. Cũng như dùng các loại thực phẩm tươi, mềm, dễ tiêu hóa cho mèo.
Mặc khác, bạn cũng cần hạn chế các tác động có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mèo. Nhất là tiếng ồn lớn, áng sáng mạnh hoặc có quá nhiều người lạ qua lại khu vực mèo thường xuyên nghỉ ngơi.
Cuối cùng, lời khuyên là bạn đừng quá quan tâm đến chuyện mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không. Mà nên tìm cách phòng chống bệnh sao cho thật hiệu quả. Nếu không bệnh có thể làm suy giảm chất lượng của mèo đi rất nhiều đấy.
Tổng kết
Bạn đã trả lời được câu hỏi mèo bị giảm bạch cầu có chữa được không và nên ăn gì hay chưa nào. Vì đây là một tình trạng y tế nguy hiểm nên sen không được chủ quan, xem thường. Mà nên có biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Nếu không hậu quả để lại có thể vô cùng tệ đấy.
Xem thêm bài viết liên quan: