Có phải bạn đang thắc mắc việc mèo bị sổ mũi uống thuốc gì, cách chữa sao cho hiệu quả. Nếu vậy thì nhất định không được bỏ qua bài viết của Chợ Phụ Kiện Pet sau. Vì tất cả các thông tin về căn bệnh phổ biến này ở mèo đều nằm hết tại đây. Nào không vòng vo nữa, chúng ta hãy cùng bắt đầu nội dung chính bên dưới nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến mèo bị sổ mũi
Việc mèo bị sổ mũi uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Có khá nhiều lý do có thể khiến boss bị sổ mũi. Có thể xuất phát từ việc thời tiết chuyển mùa, trở nên lạnh lẽo hơn. Hoặc do mèo cưng đang gặp phải những vấn đề sức khỏe liên quan đến hô hấp, tuần hoàn.
Do thời tiết, môi trường
Nguyên nhân hàng đầu khiến mèo bị sổ mũi chính là do thời tiết, môi trường. Vì mũi của mèo có mức độ nhạy cảm cao. Nên khi thời tiết, môi trường sống thay đổi có thể tác động xấu đến mèo. Chẳng hạn như.
– Thời tiết: mèo cũng như con người có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Các cơn gió lạnh, độ ẩm thấp có thể làm khó chịu đường hô hấp của mèo. Từ đó khiến mèo bị hắt xì nhiều, ho hoặc chảy nước mũi.
Ngoài ra, thời tiết khi chuyển sang mùa mưa khiến cho độ ẩm trong không khí tăng cao. Cũng có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp của mèo. Khiến chúng chảy nước mũi nhiều hơn.
– Dị ứng: việc tiếp xúc với chất kích thích như bụi, phấn hoa hay thậm chí là thức ăn. Có thể gây ra hiện tượng dị ứng lên mũi của mèo cưng. Việc kéo dài có thể gây ra những tác động xấu lên mũi của boss.
– Vận động: khi mèo vận động, chơi đùa với cường độ cao hơn bình thường. Thì chúng sẽ hít thở một cách nhanh hơn, khi đó lượng nước mũi cũng được sản xuất nhiều hơn.
– Nhiễm trùng: khi chứng cảm lạnh do thời tiết của mèo không được kiểm soát. Sẽ làm cho mũi của chúng bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Gây ra những triệu chứng như mèo thở lè lưỡi, gấp gấp, chảy nước mũi.
Mặc dù việc mèo bị sổ mũi uống do thời tiết không nghiêm trọng nhưng việc cho boss uống thuốc gì. Thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mèo.
Mèo bị sổ mũi do bệnh lý
Ngoài vấn đề thời tiết, môi trường sống thì việc mèo bị sổ mũi có thể do bệnh lý gây ra. Chủ yếu là các bệnh liên quan đến hô hấp, đường thở của vật nuôi. Một số bệnh bạn có thể tham khảo như sau:
– Bệnh cảm lạnh: đây là một căn bệnh phổ biến ở mèo. Gây ra bởi một số loại virus như herpesvirus và calicivirus. Triệu chứng thường bao gồm sổ mũi, ho, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
– Bệnh hô hấp cấp tính: đây là một dạng tổ hợp các bệnh như viêm mũi, viêm họng. Thường cũng do vi khuẩn, virus gây ra. Mèo còn nhỏ hoặc cơ địa kém rất dễ mắc phải.
– Viêm xoang: không chỉ con người mà loài mèo vẫn có nguy cơ bị viêm xoang. Đặc biệt là những bé mèo bị cảm nhẹ nhưng không được điều trị dứt điểm. Thì nguy cơ mắc viêm xoang rất cao.
– Viêm nước mũi dự phòng: căn bệnh này có tên tiếng anh là Nasopharyngeal Polyps. Là khi có khối u xuất hiện trong khu vực mũi, họng của mèo. Gây ra tình trạng sổ mũi, hô hấp khó khăn.
– Do tuổi tác: khi mèo bước vào giai đoạn xế chiều. Thì việc chúng liên tục bị sổ mũi hoặc kèm theo ho rất dễ xảy ra. Do hệ miễn dịch của mèo lúc này khá kém. Dễ bị tác động xấu từ môi trường sống.
Vì khi mèo bị sổ mũi do bệnh lý khá nguy hiểm nên việc cho uống thuốc gì cần có sự tư vấn từ bác sĩ thú y. Tốt nhất bạn nên đưa mèo đến bệnh viện thú y để được kiểm tra, thăm khám kĩ lưỡng.
Dấu hiệu chứng tỏ mèo bị sổ mũi
Trước khi tìm hiểu xem mèo bị sổ mũi uống thuốc gì bạn nên biết được các dấu hiệu của bệnh. Việc này giúp ích rất nhiều trong quá trình chăm sóc, phòng chống về sau. Một số dấu hiệu của bệnh như sau:
– Chảy nước mũi: khi bị bệnh thì dịch nhầy trong mũi của vật nuôi sẽ tiết ra liên tục. Đôi khi mèo không kiểm soát được lượng dịch nhầy này. Khiến boss trở nên khó chịu, căng thẳng.
– Hắt xì: bệnh còn có thể làm cho mèo hắt xì liên tục. Điều này là do nước mũi chảy ra kích thích vùng da bên trong. Làm cho mũi mèo bị ngứa gây ra những cơn hắt xì.
– Niêm mạc mũi đỏ hoặc sưng: nếu tình trạng bệnh không được cải thiện. Thì mô niêm mạc bên trong mũi có thể sưng đỏ lên. Điều này chứng tỏ mũi mèo đang bị viêm nhiễm rất nguy hiểm.
– Chảy nước mắt: các vấn đề liên quan đến hô hấp có thể khiến mèo chảy nước mắt. Vì tai mũi họng thường là ba cơ quan liên quan mật thiết với nhau. Nên nếu một trong ba có vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ quan còn lại.
– Há miệng: khi đường mũi bị nghẹt thì mèo có xu hướng mở miệng để thở nhiều hơn. Khi đó hiện tượng mèo thở như chó có thể xảy ra. Việc này có thể khiến mèo cảm thấy mệt mỏi rất nhiều.
– Các triệu chứng khác: khi mèo bị sổ mũi còn có nhiều triệu chứng khác đi kèm như run rẩy (do cảm lạnh), sụt cân, mệt mỏi. Chính vì vậy, bạn cần nhận ra các dấu hiệu bệnh sớm để giúp điều trị bệnh hiệu quả nhé.
Mèo bị sổ mũi uống thuốc gì
Việc mèo bị sổ mũi uống thuốc gì sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Cũng như tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mèo. Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo như sau:
– Thuốc kháng sinh Advance Amoxclavu: nếu nguyên nhân là do mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp. Thì bạn có thể dụng các loại thuốc kháng sinh để giúp giảm tình trạng viêm, nhiễm trùng này.
– Thuốc kháng viêm chứa steroid: nếu tình trạng viêm nhiễm quá nặng. Bạn cần bổ sung thêm các loại kháng viêm chứa steroid như dexamethasone, prednisone, bethametasone.
– Thuốc kháng vi virus Antivirals: đối với lý do gây bệnh là bởi vi khuẩn, virus. Thì mèo cần được sử dụng các loại thuốc kháng virus. Nhằm ngăn ngừa sự phát triển, lây lan của chúng.
– Thuốc L – Lysine: giúp bổ sung lysine để tăng sức đề kháng cho mèo. Đây cũng là chất giúp kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh cảm lạnh ở mèo hiệu quả. Thuốc an toàn cho mèo ở mọi lứa tuổi.
– Pet Amox Plus Vemedim: đây là thuốc chuyên trị các bệnh về hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt. Liều dụng 1ml / 4kg thể trọng, cho mèo uống 2 lần / ngày trong 5 – 7 ngày.
Tuy nhiên, nếu lo lắng việc mèo bị sổ mũi uống thuốc gì. Thì tốt nhất hãy đưa mèo đến trực tiếp bệnh viện thú y. Để các bác sĩ ở đây kê đơn phù hợp với mức độ, tình trạng sức khỏe của “hoàng thượng” nhé.
Lưu ý việc mèo bị sổ mũi uống thuốc gì
Đầu tiên, trước khi tìm hiểu xem mèo bị sổ mũi uống thuốc gì. Thì bạn nên xác định rõ nguyên nhân gây bệnh trước tiên. Nếu chưa nắm được hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y nhé.
Ngoài ra, tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc của người dành cho mèo. Vì cơ thể chúng ta rất khác biệt so với thú cưng. Nên việc dùng chung thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm.
Mặc khác, khi sử dụng thuốc nhỏ để vệ sinh hằng ngày mũi của mèo. Bạn hãy chọn các loại thuốc nhỏ chuyên dùng cho thú cưng. Với nồng độ thấp để tránh gây khó chịu cho mèo.
Người nuôi cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng khuyến cáo được ghi trên bao bì sản phẩm. Và không nên vệ sinh mũi cho mèo vượt qua 4 lần / ngày. Để tránh khiến cho mũi mèo bị khô, thiếu nước.
Lưu ý khi thấy mèo có những biểu hiện lạ khi sử dụng thuốc. Hãy ngưng ngay và đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra. Bạn cũng không nên ép buộc vì có thể làm mèo sợ hãi, căng thẳng.
Cuối cùng, bạn không được chủ quan việc mèo bị sổ mũi uống thuốc gì nhé. Vì sức khỏe của mèo khi bị bệnh tương đối nhạy cảm. Nên nếu dùng sai thuốc có thể khiến tình trạng sức khỏe của chúng suy giảm rất nhiều.
Xem thêm >> Mèo bị nấm vảy gầu có lây không
Cách chăm sóc khi mèo bị sổ mũi
Sau khi nắm được việc mèo bị sổ mũi uống thuốc gì. Thì bạn cũng nên hiểu rõ hơn cách chăm sóc khi boss mắc bệnh. Nhằm tạo điều kiện tối đa để mèo phục hồi. Tránh những tổn thương không đáng có lên mũi của chúng.
– Đảm bảo nước đầy đủ: việc sổ mũi có thể khiến thú cưng trở nên lười uống nước hơn. Nên bạn hãy bổ sung thêm một số bát nước ở các vị trí mèo thường xuyên qua lại. Để chúng có thể uống khi thấy khát nhé.
– Tăng cường dinh dưỡng: trong giai đoạn chăm sóc mèo bị bệnh. Người nuôi cần cung cấp cho boss một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Nhằm tăng cường sức đề kháng cho mèo hơn.
– Tạo không gian ấm áp: khi thời tiết chuyển lạnh bạn nên tạo một khu vực ấm áp trong nhà. Để làm nơi nghỉ ngơi nếu mèo đang có các triệu chứng cảm lạnh. Đặc biệt là những bé còn nhỏ hoặc lớn tuổi.
– Vệ sinh mũi: bạn hãy sử dụng khăn ẩm, dung dịch chuyên dụng để lau sạch nước mũi cho mèo. Điều này sẽ giúp chúng dễ thở hơn, giảm thiểu tình trạng nước mũi đóng khô gây khó chịu.
– Giữ môi trường yên tĩnh: người nuôi còn cần hạn chế tiếng ồn, ánh sáng mạnh khu vực mèo nghỉ ngơi. Để tránh làm cho mèo bị căng thẳng, sstress. Từ đó khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
– Thăm khám bác sĩ thú y: việc mèo bị sổ mũi uống thuốc gì nên có sự đồng ý từ người có kinh nghiệm. Và tBốt nhất bạn nên đưa mèo đến bệnh viện thú y nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm.
Cách phòng chống sổ mũi ở mèo
Trước khi tìm hiểu xem mèo bị sổ mũi uống thuốc gì thì bạn nên nắm rõ cách phòng chống bệnh. Vì việc điều trị sổ mũi ở mèo thường kéo dài, nguy cơ tái phát cao. Một số cách phòng bệnh sen có thể tham khảo như sau:
– Tiêm phòng: khi mèo đủ tuổi bạn nên tiến hành tiêm phòng bệnh cho chúng. Điều này sẽ nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Giúp mèo chống chọi lại các bệnh từ môi trường như cảm lạnh, cảm cúm.
– Duy trì môi trường sạch sẽ: việc giữ cho khu vực sống của mèo sạch sẽ rất quan trọng. Việc này sẽ giúp giảm thiểu bụi, visus, vi khuẩn gây bệnh có thể sinh sôi và tấn công mèo cưng.
– Chế độ dinh dưỡng: hãy tạo cho mèo một thực đơn khoa học, cân đối. Và sử dụng các nguyên liệu phù hợp với mèo. Đây cũng là cách giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của vật nuôi.
– Kiểm tra định kỳ sức khỏe: bạn nên thường xuyên cho mèo đi khám định kỳ ở bệnh viện thú y. Để giúp phát hiện ra các dấu hiệu bệnh sớm. Từ đó hỗ trợ cho quá trình điều trị về sau.
– Chăm sóc mèo già: ở độ tuổi này boss rất dễ mắc phải các bệnh về đường tai, mũi, họng. Nên bạn cần có một chế độ chăm sóc riêng khi chúng về già. Bao gồm dinh dưỡng, vận động, kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra, khi mèo bị sổ mũi mà bạn chưa nắm rõ nên cho uống thuốc gì. Thì không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Mà hãy tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ thú y nhé.
Tổng kết
Bạn đã nắm được mèo bị sổ mũi uống thuốc gì hay cách chữa ra sao chưa nào. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở mèo khi thời tiết chuyển lạnh. Nên sen hãy cố gắng giữ ấm, tương cường dinh dưỡng cho boss vào mùa đông. Để giúp phòng chống bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn cho mèo cưng nhé.
Xem thêm bài viết liên quan: