Có phải bạn đang lo lắng vì mèo đi loạng choạng không vững. Vậy thì bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet chắc chắn bạn nhất định không được bỏ qua đâu nhé. Tại đây sẽ có hầu hết các thông tin cần thiết về hiện tượng này ở boss. Nào chúng ta cùng bắt đầu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân mèo đi loạng choạng không vững
Việc nắm rõ nguyên nhân làm mèo đi loạng choạng không vững. Sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh về sau. Thông thường nguyên nhân có thể xuất phát từ các chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày của mèo. Hoặc có thể do các bệnh lý khác gây ra. Bạn có thể tham khảo kĩ hơn như sau:
Xuất phát từ các chấn thương
Đầu tiên, hiện tượng mèo đi loạng choạng không vững có thể xuất phát từ các chấn thương. Nhất là những chấn thương do va chạm mạnh ở khu vực cột sống, vùng đầu. Ngoài ra còn có một số lý do khác như:
– Vấn đề về tai: cấu tạo tai mèo khá đặc biệt. Chúng giúp cho việc di chuyển của mèo được uyển chuyển, dễ dàng hơn. Nên nếu tai gặp vấn đề chấn thương nặng. Có thể làm boss đi đứng loạng choạng qua lại.
– Cắn nhau: khi mèo cắn nhau với những con mèo hoặc thú cưng khác. Chúng sẽ thường gặp phải các chấn thương ở chân. Khi đó việc đi lại sẽ bị loạng choạng hơn.
– Chấn thương vùng đầu: như con người chúng ta khi gặp tai nạn ở phần đầu, não bộ. Thì sẽ tác động lên hệ thống thần kinh có chức năng kiểm soát việc đi lại. Khi đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc di chuyển như bình thường.
– Tổn thương cơ bắp và xương: chấn thương ở các cơ bắp và xương trong cơ thể, đặc biệt là ở chân. Có thể làm mèo đi loạng choạng không vững hoặc nặng hơn là mất khả năng đi lại.
– Ngã từ trên cao: mặc dù mèo có thể an toàn khi rơi từ trên cao. Nhưng nếu độ cao vượt quá khả năng tiếp đất an toàn của chúng. Có thể gây các tổn thưởng và làm mèo gãy chân hoặc bị đau. Nên đi đứng của chúng có thể trở nên khó nhọc hơn.
Xem thêm >> Mèo bị gãy chân có tự lành không?
Bệnh lý làm mèo đi loạng choạng
Việc mèo đi loạng choạng không vững còn có thể xuất phát từ các bệnh lý. Đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến thần kinh hoặc hệ thống giữ thăng bằng. Một số nguyên nhân bệnh lý bạn cần chú ý như sau:
– Chứng rối loạn tiền định (vestibular ở mèo): vốn là một bệnh lý gây ra tình trạng mất thăng bằng do tổn thương liên quan đến hệ thống tiền đình. Hệ thống tiền đình có chức năng giữ thăng bằng, duy trì dáng đi. Và thường nằm ở trong tai và não của mèo.
– Bệnh tim: một số bệnh tim ở mèo có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất cho hệ thần kinh. Nên nếu tim gặp vấn đề thì dấu hiệu đầu tiên là di chuyển khó khăn, loạng choạng.
– Bệnh nội tiết: một số bệnh nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Phổ biến nhất là căn bệnh rối loạn tuyến giáp ở mèo. Ngoài khiến boss đi đứng khó khăn thì bệnh còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mèo.
– Tác động từ môi trường: một số tác động độc hại từ môi trường như độc tố, hóa chất. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Gây nên những biến chứng, trong đó có việc đi đứng loạng choạng.
– Bệnh lý thần kinh: một số bệnh lý về thần kinh như bệnh dây thần kinh, viêm não, viêm não màng não. Có thể gây nên tình trạng mèo đi loạng choạng không vững. Nhất là căn bệnh mèo bị động kinh, thần kinh.
Cách xử lý mèo đi loạng choạng không vững
Nếu mèo đi loạng choạng không vững thì bạn cần tìm ra nguyên nhân đằng sau. Vì việc xử lý có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào lý do gây ra hiện tượng này.
Đầu tiên, bạn hãy cố gắng đảm bảo mèo được di chuyển trong khu vực an toàn. Cũng như có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của bạn hay người xung quanh.
Các vật dụng gây nguy hiểm cho mèo trong lúc này như dao, kéo, hóa chất. Sẽ cần được loại bỏ để đảm bảo an tuyệt đối cho boss. Cũng như hạn chế gây thêm những chấn thương không đáng có.
Trong giai đoạn khó khăn này của mèo cưng. Bạn cũng nên giữ cho môi trường xung quanh được yên tĩnh. Hạn chế tiếng ồn hoặc người lạ qua lại khu vực mèo nghỉ ngơi.
Nếu mèo không thể tự đi lại một cách bình thường. Bạn có thể hỗ trợ bằng cách giữ mèo ở trong lòng hoặc đặt tay dưới bụng. Để giúp “hoàng thượng” có thể giữ được thăng bằng.
Bạn cũng có thể giữ cho nhiệt độ cơ thể boss được ấm áp. Điều này sẽ giúp tâm trạng mèo được tốt hơn. Tinh thần của chúng có thể được ổn định. Và việc di chuyển sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, nếu tình trạng mèo đi loạng choạng không vững không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn nên nhanh chóng đưa chúng đến bác sĩ thú y để được chụp chiếu, kiểm tra kĩ lưỡng hơn.
Xem thêm >> Nguyên nhân chó đi không vững
Lưu ý khi mèo đi loạng choạng không vững
Khi bạn nhận thấy bé mèo đi loạng choạng không vững. Thì đầu tiên hãy giữ bình tĩnh và cố trấn an mèo cưng. Hãy đảm bảo khu vực mèo di chuyển không có bất cứ vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, búa,…
Nếu mèo của bạn đang mất cân bằng hãy cố gắng để nó yên. Tránh tiếng ồn hoặc tắc động quá mức có thể làm mèo cảm thấy sợ hãi. Làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Cũng như cản trở quá trình hồi phục của boss.
Khi mèo mệt mỏi vì dáng đi của mình. Thì khi chúng nằm nghỉ ngơi bạn cần tạo một khu vực riêng biệt, ấm áp. Để “hoàng thượng” có thể nghỉ ngơi thoải mái và dễ dàng nhất.
Tuy nhiên, người nuôi cần theo dõi tình trạng của mèo trong khoảng thời gian nhạy cảm này. Nếu hiện tượng mèo đi loạng choạng không vững kéo dài. Hãy nhanh chóng đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra kĩ lưỡng.
Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng, canxi hoặc không có đủ bữa ăn. Sẽ khiến mèo bị giảm sút sức đề kháng và gây khó khăn trong việc đi lại. Nên bạn sẽ cần lưu ý kĩ bữa ăn cho vật nuôi sao cho thật khoa học và giàu dinh dưỡng.
Việc để bệnh kéo dài có thể làm cho mèo bị liệt 2 chân sau rất nguy hiểm. Nên bạn tuyệt đối không được chủ quan, xem thường. Mà nên có biện pháp phòng chống hiệu quả nhé.
Phòng chống mèo đi loạng choạng không vững
Việc đầu tiên bạn cần xác định và tham khảo. Đó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng mèo đi loạng choạng không vững. Từ những nguyên nhân này chúng ta sẽ có cách phòng chống hiệu quả.
Bạn cần cung cấp cho mèo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đảm bảo cân đối giữa các thực phẩm khô, chế biến sẵn với các đồ ăn tươi. Mỗi ngày nên chia nhỏ bữa ăn cho mèo thành 2 – 3 bữa.
Việc vệ sinh cá nhân như tắm rửa, cắt móng cho mèo. Nên thực hiện định kì theo tuần, tháng tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng cơ thể của mỗi bé. Nếu không chắc chắn bạn có thể nhờ người thân, chuyên gia thú y tư vấn.
Nhất là tai mèo ảnh hưởng đến việc đi đứng bình thường rất nhiều. Nên bạn cần định kì vệ sinh tai cho mèo ít nhất từ 1 – 2 lần / tuần. Nhưng thao tác cần nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương cho tai boss nhé.
Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo môi trường sống của mèo không bị tác động bởi tiếng ồn, ánh sáng mạnh. Nếu không sẽ dễ khiến mèo bị trầm cảm. Từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng khác.
Mặc khác, mức độ nhạy cảm ở loài mèo cực kì cao. Nên người nuôi nên có khu vực cất giữ riêng các lọ dung dịch, hóa chất, đồ vật nguy hiểm. Nhất là với những bé mèo bị tăng động, tinh nghịch.
Lời khuyên là việc phòng chống mèo đi loạng choạng không vững nên được thực hiện khi chúng còn nhỏ. Nhằm tránh các tác động đến sự phát triển bình thường của mèo cưng về sau.
Tổng kết
Bạn đã nắm được nguyên nhân, cách xử lý khi mèo đi loạng choạng không vững hay chưa. Việc tìm ra lý do đằng sau hiện tượng này cực kì quan trọng. Vì sẽ giúp cho quá trình chữa trị được diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó giúp mèo nhanh chóng đi lại bình thường. Giúp nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống cho chúng.
Xem thêm bài viết liên quan: