Liệu mèo khó đẻ thì phải làm sao bạn đã nắm được chưa. Nếu câu trả lời là chưa hãy thử tham khảo ngay bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet chúng tôi nhé. Chắc chắn sẽ cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích dành cho bạn đấy. Chúng ta cùng bắt đầu ngay nội dung chính thôi nào!

Nguyên nhân làm mèo khó đẻ

Trước khi tìm hiểu mèo khó đẻ thì phải làm sao chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Theo một số nghiên cứu y khoa thì sẽ có 5 lý do phổ biển như sau:

– Kích thước, hình dáng của mẹ mèo: trong một số trường hợp thì mèo mẹ sẽ có kích thước không phù hợp cho việc sinh đẻ. Ví dụ như mèo con có kích thước sinh ra lớn hơn ống dẫn sinh dục của mèo mẹ.

– Tắc nghẽn hoặc biến dạng của ống dẫn sinh dục: vì một vài nguyên nhân nào đó mà ống dẫn sinh dục (đường đẻ con) của mèo gặp các vấn đề như: tắt nghẽn, biến dạng do chấn thương, u nang,… Điều này gây cản trở nhất định trong việc sinh nở bình thường của vật cưng.

– Mèo đẻ quá trễ: nếu quá trình đẻ của mèo kéo dài quá lâu sẽ khiến chúng bị mất sức, cơ thể suy yếu. Khi đó các đợt sinh con tiếp trong lần đẻ đó sẽ trở nên khó khăn hơn.

– Khối u trong tử cung: các khối u lành hoặc ác tính nếu nằm trong khu vực tử cung sẽ ảnh hướng đến quá trình đẻ rất nhiều. Chúng có thể gây ra tắc nghẽn hoặc ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của tử cung.

– Các vấn đề sức khỏe khác: một số vấn đề sức khỏe khác có thể khiến mèo khó đẻ bao gồm: nhiễm trùng, viêm nhiễm, bất thường ở hormone,…

Nên bạn cần có cách đỡ đẻ cho mèo an toàn tại nhà. Cũng như theo sát các diễn biến trong quá trình sinh nở của boss. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mèo mẹ và mèo con.

mèo khó đẻ

Các dấu hiệu mèo khó đẻ

Việc tìm ra sớm các dấu hiệu mèo khó đẻ sẽ giúp chúng ta hỗ trợ boss tốt hơn. Dấu hiệu đầu tiên là mèo mẹ có các cử động co bóp tử cung không hiệu quả. Hoặc quá yếu ớt và không đủ để đẩy con ra.

Ngoài ra, nếu mèo mẹ đã có dấu hiệu co bóp liên tục trong một khoảng thời gian dài. Mà bạn quan sát chưa có biểu hiện mèo con được sinh ra. Thì chứng tỏ chúng đang gặp khó khăn trong quá trình sinh nở của mình.

Mèo cũng sẽ xuất hiện một số hành vi bất thưởng khác như: đau đớn, giẫm đất, lăn lộn, stress,… Khi đó bạn cần trấn an, vỗ về và theo dõi sát các biểu hiện tiếp theo đó.

Nếu mèo mẹ dường như mệt mỏi, suy yếu hoặc không có đủ năng lượng để tiếp tục quá trình đẻ. Thì đây là một dấu hiệu đáng lo ngại. Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm mềm như súp thưởng cho mèo để giúp chúng lấy lại năng lượng.

Đặc biệt, người nuôi cần chú ý đến các dấu hiệu chảy máu bất thường ở mèo mẹ. Thông thường mèo mẹ khi sinh sẽ lẫn một tí máu ở nhau thai. Nhưng nếu con chưa được sinh ra màu máu xuất hiện nhiều.

Thì bạn sẽ cần kiểm tra kĩ tình hình sức khỏe của chúng. Khi đó có thể gọi điện để hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ. Nếu cảm thấy quá lo lắng thì bạn nên nhờ người thân hỗ trợ đưa mèo đến bệnh viện thú y gần nhà nhất.

Mèo khó đẻ thì phải làm sao?

Vậy mèo khó đẻ thì phải làm sao? Đầu tiên, bạn cần xác định rõ đây là một tình huống khẩn cẩn và cần có sự can thiệp từ bác sĩ thú y. Nên bạn cần gọi bác sĩ thú y gần nhà để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, trước khi mèo sinh con bạn nên đưa chúng đến nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi, dưỡng sức trước. Hạn chế người, vật nuôi khác di chuyển gần khu vực này. Điều này giúp tránh cho việc mèo bị stress, căng thẳng.

Mặc khác, trong tình huống này thì người nuôi không nên cố gắng tự mổ hoặc rút mèo con ra khỏi tử cung mèo mẹ. Điều này có thể gây tổn thương cho chính mèo mẹ và con của chúng.

Đối với các bạn có kinh nghiệm thú y thì có thể tự mình thực hiện. Nhưng động tác cần nhẹ nhàng, quan sát kĩ các dấu hiệu sự sống của mèo con trong suốt quá trình nguy hiểm này.

Lời khuyên là bạn nên ghi chép lại thời gian, tần suất của các cơn co bóp vùng bụng. Để có thể nhận biết dấu hiệu mèo sắp đẻ sớm. Từ đó có thể hỗ trợ và kiểm tra tình hình sức khỏe của boss tốt hơn.

Đồng thời, có thể bổ sung một lượng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa trước và trong quá trình mèo đẻ. Điều này giúp chúng lấy lại sức tốt hơn, tránh hiện tượng mệt mỏi, đuối sức khi cố rặng.

Trong các tình huống nguy hiểm, mèo mẹ có dấu hiệu nguy kịch như khó thở, lả người. Bạn cần nhanh chóng di chuyển chúng đến bệnh viện thú y càng sớm càng tốt.

mèo khó đẻ phải làm sao

Chăm sóc mèo mẹ trước khi sinh

Việc chăm sóc mèo mẹ trước khi sinh thật tốt. Sẽ là cách phòng chống hiện tượng mèo khó đẻ tốt nhất. Tuy nhiên, trong suốt quá trình sinh nở bạn phải theo sát để đảm bảo an toàn cho boss nhé.

Đầu tiên, trước ngày dự sinh khoảng 5 – 7 ngày. Bạn nên đưa mèo mẹ đến bác sĩ thú y để kiểm tra tổng quát. Từ đó giúp phát hiện sớm các biểu hiện lạ, bất thường nhanh chóng.

Sau đó, hãy chuẩn bị một khu vực riêng biệt, ấm áp, yên tĩnh và thoải mái cho mèo mẹ. Bạn có thể sử dụng một hộp carton để làm ổ đẻ. Có thể lót thêm vài tấm vải mỏng. Nhưng không được quá dày vì có thể chèn lên mèo con gây ngạt thở.

Trong giai đoạn này người nuôi cần cung cấp chế độ ăn uống khoa học, phù hợp. Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho mèo mẹ thật tốt. Bằng cách chải lông và vệ sinh nhẹ nhàng. Việc này giúp “hoàng thượng” thư giãn, cảm thấy thoải mái hơn.

Bạn cũng nên tự mình trang bị các kiến thức về chăm sóc, hỗ trợ sinh đẻ cho thú cưng. Để có thể nhận ra các dấu hiệu bất thường trước trong và sau khi mèo mẹ sinh con.

Việc mèo khó đẻ chỉ xảy ra với một số trường hợp nhỏ và ít gặp. Thông thường thì mèo có khả năng tự mình sinh nở khá tốt. Nên bạn có thể an tâm và bớt lo lắng khi boss nhà mình mang thai nhé.

mèo khó đẻ thì phải làm sao

Tổng kết

Bạn đã nắm được khi mèo khó đẻ phải làm sao hay chưa. Đây là tình trạng y tế nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của boss. Nên lời khuyên là bạn hãy có sẵn trong sổ tay số điện thoại của bác sĩ thú y gần nhà. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều nếu bạn cần tư vẫn, hỗ trợ từ xa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *