Có phải sen đang thắc mắc rằng hành động mèo vẫy đuôi liên tục là sao phải không. Hãy cùng với Chợ Phụ Kiện Pet tìm hiểu lý do đằng sau hành vi phổ biến này ở mèo cưng. Để từ đó giúp sen hiểu tâm lý của boss hơn nhé. Chúng ta cùng bắt đầu ngay bài viết nào!
Nội dung bài viết
Cấu tạo, chức năng của đuôi mèo
Trước khi tìm hiểu hiện tượng mèo vẫy đuôi là sao. Chúng ta hãy điểm sơ qua cấu tạo cũng như chức năng của đuôi mèo nhé. Điều này sẽ giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về cơ thể của boss đấy.
Đầu tiên, đuôi mèo sẽ bao gồm các xương nhỏ được nối lại với nhau. Tạo thành một cơ chế linh hoạt nên có thể giúp mèo dựng đuôi, cong đuôi,… Thông thường đuôi mèo sẽ có từ 20 – 23 các xương nhỏ này.
Bọc bên ngoài xương đuôi sẽ là phần cơ bắp săn chắc. Tùy thuộc vào từng giống mèo mà các cơ bắp này sẽ có độ to khỏe khác nhau. Cơ bắp kết nối với dây thần kinh cho phép mèo có thể di chuyển đuôi theo đúng ý mình muốn.
Và bọc tiếp bên ngoài là phần da và lông giúp ngăn cách, bảo vệ các chi tiết bên trong đuôi. Và mỗi dòng mèo sẽ có cho mình một đặc trưng về màu sắc da lông không giống nhau.
Ở một sống dòng mèo xứ lạnh thì phần lông đuôi sẽ dày, nhiều lớp. Nhằm giúp chúng chống chọi lại cái giá lạnh. Còn ở vùng nhiệt đới, xứ nóng thì hoàn toàn ngược lại.
Ngoài ra, ở vị trí chóp đuôi của mèo thường sẽ có một đoạn có da và lông dày hơn. Đây chính là đoạn đuôi giúp chúng biểu lộ cảm xúc của mình rõ rệt nhất.
Chức năng chính của đuôi là giúp giữ thăng bằng khi mèo leo trèo, đi lại. Ngoài ra, bộ phận này khi kết hợp với khuôn mặt, lưng, bụng sẽ giúp mèo thể hiện cảm xúc đối với chủ nhân hoặc đồng loại của mình.
Mèo vẫy đuôi là sao?
Vậy hiện tượng mèo vẫy đuôi là sao? Về cơ bản hành vi này giúp mèo cưng có thể diễn tả các các tình trạng và cảm xúc khác nhau. Tùy thuộc tình huống mà mức độ nhanh hay chậm của đuôi sẽ nói lên ý nghĩa đằng sau đó. Bạn có thể hiểu như sau:
– Cảm thấy hạnh phúc: khi ở một trạng thái tâm lý thoải mái, dễ chịu. Mèo thường có xu hướng quẫy đuôi nhẹ nhàng, chậm rãi sát mặt đất. Đi kèm với đó là vẻ mặt tươi cười, khoái chí.
– Hào hứng: nếu tốc độ đuôi dứt khoát và nhanh hơn. Thì đây là lúc mèo muốn nói rằng chúng đang vô cùng vui và phấn khích. Điều này khá dễ thấy khi bạn đi làm hoặc đi chơi xa và trở về nhà.
– Tương tác: thông thường việc tương tác với con người hay các bé mèo khác. Loài mèo sẽ dùng đuôi kết hợp với các bộ phận trên cơ thể khác như đầu, miệng, mắt,… Việc vẫy đuôi lúc này là dấu hiệu cho thấy chúng đang thích thú muốn được chơi cùng.
– Cảnh báo hoặc sợ hãi: việc mèo vẫy một cách nhanh chóng và nhấp nháy là sao sen biết không. Đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng đang cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ sệt. Lúc này mèo ta sẽ không muốn bị quấy rầy hay làm phiền.
Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng mỗi bé mèo sẽ có tính cách và hành vi riêng để thể hiện cảm xúc của chúng. Do đó, bạn sẽ cần xem xét các hành động cơ thể kèm ngữ cảnh. Để đoán được dễ dàng tâm lý của boss hơn nhé.
Một số hình thức mèo vẫy đuôi
Việc trả lời chính xác mèo vẫy đuôi là sao chúng ta cần nắm được hình thức cơ bản như tốc độ liên tục, lúc nằm, lúc ngủ của boss. Điều này giúp bạn có thể xác định rõ ràng hơn mèo cưng đang muốn nói điều gì. Một số hình thức bạn có thể tham khảo như sau:
Mèo vẫy đuôi liên tục
Trong một số trường hợp việc mèo vẫy đuôi liên tục mà không có dấu hiệu dừng lại, có thể do 2 nguyên nhân sau đây: phấn khích tột độ hoặc căng thẳng.
Việc liên tục quẫy đuôi của mình không ngừng. Cho thấy rằng chúng đang cảm thấy vui sướng hoặc có phần kích thích quá mức bởi một tình huống đặc biệt nào đó.
Chẳng hạn như lúc chơi đùa hoặc được đón tiếp con sen sau một thời gian xa cách. Nên sẽ không có nhiều vấn đề đáng lo ngại. Bạn chỉ việc vuốt ve, ấu yếm và dành những thời yêu thương cho chúng là được.
Ngoài ra, hành động vẫy đuôi liên tục còn có thể do bệnh lý hoặc căng thẳng. Một số bệnh như bệnh thần kinh, đau đớn hoặc rối loạn cảm xúc có thể gây ra hành vi này. Hoặc đôi lúc mèo bị stress, căng thẳng do tiếng ồn, nuôi nhốt quá lâu trong nhà.
Nên nếu không chắc chắn về tình trạng hiện tại của mèo nhà. Bạn nên đưa boss đến bệnh viện để được kiểm tra. Từ đó có thể phát hiện các điểm bất thường tốt hơn.
Mèo vẫy đuôi khi nằm
Về mặt lý thuyết thì mèo thường không vẫy đuôi khi nằm nghỉ ngơi. Thực tế chúng chỉ đang co mình hoặc cuộn tròn cơ thể lại. Đồng thời, đuôi của chúng cũng di chuyển theo mà thôi.
Việc này cũng tương tự con người chúng ta cuộn tròn lại khi thời tiết lạnh vậy. Hành động này giúp cơ thể được ấm áp, tâm trạng trở nên thả lỏng, thoải mái hơn.
Ngoài ra, khi đang nằm mà bắt gặp một sự việc khiến chúng trở nên kích thích. Thì mèo sẽ quẫy đuôi liên tục dù cho đang nằm dài trên sàn nhà.
Chẳng hạn như khi muốn tạo sự chú ý, thu hút ánh nhìn của chủ nhân của chúng. Và đây cũng là lúc mèo có tâm trạng tốt, bạn có thể dễ dàng tiếp cận và chơi đùa.
Bạn cũng nên cung cấp chỗ nằm ngủ của mèo sạch sẽ. Không nên để “hoàng thượng” nằm nghỉ ngơi ở nơi quá ẩm thấp hoặc có nhiều đồ dùng nguy hiểm như dao kéo.
Vào các ngày lạnh bạn cũng nên bổ sung thêm một số đệm ấm áp. Nhằm giúp mèo có thể nghỉ ngơi thoải mái sau những giờ cắn phá, quậy bánh nóc nhà của mình.
Mèo vẫy đuôi liên tục khi ngủ
Nếu mèo đang ngủ sâu hoặc thư thái cao độ. Thường cơ thể chúng sẽ trở nên bất động, ít di chuyển. Tuy nhiên, việc mèo vẫy đuôi nhẹ nhàng khi ngủ vẫn có thể xảy ra.
Thông thường đây là những chuyển động rất nhỏ, như đuôi rung nhẹ hoặc nhấp nháy 1 – 2 cái. Theo một số nghiên cứu đã xác định hành vi này là do mèo đang ngủ mơ.
Hoặc có thể chúng đang trải qua giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement). Đây là giai đoạn mèo trải qua các hoạt động não bộ như mơ, chấp miệng, lè lưỡi dù cho chúng đang chìm vào giấc ngủ.
Vì đây là hiện tương không quá hiếm gặp (con người cũng có thể bị) và không mang nhiều nguy hiểm. Nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần đưa mèo đến nơi yên tĩnh, thoáng mát để giấc ngủ của chúng được sâu hơn.
Cuối cùng, việc mèo vẫy đuôi là sao sẽ tùy thuộc vào tình trạng liên tục hay chậm rãi, lúc nằm hay khi ngủ. Mà bạn có thể đánh giá, nhận xét rõ ràng nhất hành vi, tâm lý của boss tại thời điểm đó nhé.
Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu bạn đang lo ngại cho tình trạng của mèo cưng. Hãy mang chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám kĩ càng hơn.
Làm gì khi mèo vẫy đuôi liên tục
Khi mèo vẫy đuôi liên tục mà không rõ lý do vì sao. Và bạn đang khá quan ngại, lo lắng cho tình trạng này của boss. Hãy thử thực hiện một số cách như sau:
– Quan sát và kiểm tra sức khỏe: đầu tiên bạn hãy quan sát kỹ lưỡng các hành vi tổng quát của mèo. Xem chúng có các triệu chứng khá thường như thay đổi hành vi, bị tiêu chảy, chán ăn, mèo tiểu ra máu, ngủ nhiều…
– Kiểm tra cảm xúc và môi trường: bạn cần đảm bảo rằng mèo không bị căng thẳng, lo lắng. Hãy xem thử xung quanh khu vực sống của mèo đang có con vật, sự việc nào khiến tâm trạng chúng không tốt hay không.
– Hãy thử vận động: bổ sung thêm các món đồ chơi hoặc cho mèo ra ngoài dạo mát. Có thể khiến tâm trạng chúng thoải mái, dễ chịu hơn. Từ đó có thể giảm thiểu được nhiều hành vi kì lạ ở boss.
– Cung cấp thực phẩm: bạn cũng cần duy trì đều đặn thức ăn, nước uống cho mèo mỗi ngày. Giai đoạn này sen có thể dùng các loại đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa hơn. Cung cấp thêm các loại súp thưởng cho mèo, pate mịn để tăng cường khẩu vị cho boss.
Tuy nhiên, nếu sau nhiều cách bạn vẫn không rõ vì sao mèo vẫy đuôi liên tục. Thì lời khuyên là nên đưa chúng đến bác sĩ thú y gần nhất để được thăm khám và kiểm tra kĩ lưỡng hơn.
Tổng kết
Bạn đã trả lời được câu hỏi mèo vẫy đuôi liên tục là sao hay chưa. Thông thường hành vi này đang cho thấy chúng cảm thấy thư giãn hoặc vô cùng giận dữ. Bạn có thể quan sát ngữ cảnh, các đối tượng xung quanh mèo. Để từ đó biết được nguyên nhân cụ thể đằng sau nhé.
Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của thú cưng. Nhưng nếu hành vi này mất kiểm soát hoặc diễn ra ở mức độ bất thường. Bạn nên đưa mèo đến các trung tâm thú y để được thăm khám. Giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của boss nhé.
Xem thêm bài viết liên quan: