Bạn đang lo lắng vì tình trạng mũi chó bị khô nứt nẻ. Vậy thì nhất định bạn không được bỏ qua bài viết của Chợ Phụ Kiện Pet sau. Vì tất cả các thông tin hữu ích và cần thiết đều sẽ nằm hết ở đây đấy. Nào không dài dòng nữa, chúng ta hãy cùng bắt đầu nội dung chính bên dưới ngay nhé!
Nội dung bài viết
Công dụng mũi của loài chó
Trước khi tìm hiểu xem nguyên nhân, cách xử lý khi mũi chó bị khô nứt nẻ ra sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng của chiếc mũi ở loài cún. Đây là một bộ phận đặc biệt và vô cùng thú vị đấy. Một số công dụng chính bao gồm:
– Giao tiếp: ngôn ngữ của chó tương đối phức tạp so với con người. Nên ngoài dùng tiếng sủa, đuôi, hành vi. Thì chúng còn dũng mũi để tương tác với môi trường, đối tượng xung quanh.
– Khứu giác: mũi của loài chó là một cơ quan cảm giác rất nhạy bén. Chúng giúp cún có thể cảm nhận, phân biệt được mùi hương hiệu quả. Mũi của chó có độ nhạy hơn hàng nghìn lần so với mũi con người đấy.
– Hô hấp: cũng tương tự như chúng ta thì chó dùng mũi để hít thở, hô hấp không khí. Cấu trúc phức tạp của mũi giúp lọc bụi, độ ẩm không khí trước khi vào phổi. Điều này sẽ duy trì sự ổn định trong hô hấp cho cún.
– Tình trạng sức khỏe: mũi còn là cơ quan cảnh báo về tình trạng sức khỏe của chó cưng. nếu mũi khô và ấm thì có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như sốt, stress. Ngược lại, mũi của chó ẩm ướt thường là dấu hiệu sức khỏe tốt.
Chính vì những chức năng quan trọng như ở trên. Nên khi mũi chó bị khô sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, giao tiếp của cún. Nên bạn cần có cách chăm sóc mũi boss thật khoa học nhé.
Xem thêm >> Nguyên nhân mắt chó bị đổ ghèn xanh
Nguyên nhân mũi chó bị khô
Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng mũi chó bị khô. Có thể xuất phát từ môi trường sống liên quan đến thời tiết, không khí. Hoặc do bệnh lý bên trong cơ thể cún gây ra. Việc nắm được nguyên nhân sẽ giúp bạn đưa ra cách chữa trị phù hợp và an toàn nhất.
Do thời tiết, nhiệt độ
Đầu tiên, mũi chó bị khô nứt nẻ do thời tiết là nguyên nhân hàng đầu hiện nay. Đặc biệt là giai đoạn thời tiết bắt đầu chuyển mùa sang ngày đông. Dưới đây là một số lý do liên quan đến thời tiết, nhiệt độ:
– Không khí khô: trong mùa đông hoặc trong các khu vực có khí khô (miền Bắc nước ta). Thì độ ẩm trong không khí thường sẽ giảm đi. Không khí khô có thể làm mất độ ẩm từ làn da và mũi của cún, dẫn đến tình trạng khô và nứt nẻ.
– Hệ thống sưởi và máy điều hòa không khí: việc sử dụng hệ thống sưởi, điều hòa có thể làm không khí trong nhà trở nên khô hanh hơn. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến độ ẩm bên trong mũi của chó cưng.
– Thay đổi môi trường: việc chuyển đến một khu vực với điều kiện khí hậu khác. Cũng có thể ảnh hưởng đến da và mũi của chó. Nhất là khi bạn chuyển từ địa phương có nhiều mưa, ấm áp sang nơi lạnh giá.
– Tác động của gió: gió là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất độ ẩm tạm thời trên làn da của chó. Nên khi ra ngoài trong điều kiện thời tiết lạnh cộng có gió. Mũi của chúng rất dễ bị khô đôi khi còn nứt nẻ, khó chịu.
Mặc dù nguyên nhân mũi chó bị khô do thời tiết thường không quá nguy hiểm. Nhưng bạn cần theo dõi các dấu hiệu bất thường đi kèm. Để có thể xử lý trong những trường hợp cún cần đến sự trợ giúp nhé.
Mũi chó bị khô do bệnh lý
Ngoài thời tiết thì hiện tượng mũi chó bị khô còn có thể do một số bệnh lý gây ra. Chủ yếu xuất phát từ các bệnh liên quan đến tai mũi họng của cún. Một số bệnh là lý do hàng đầu bao gồm:
– Bệnh nhiễm trùng: một số căn bệnh có thể gây khô mũi phổ biến nhất là viêm mũi, viêm xoang. Hoặc các bệnh về nhiễm trùng khác có thể gây ra sưng, viêm, khô nứt nẻ và không thoải mái.
– Dị ứng: tương tự con người thì chó cũng có thể bị dị ứng bởi các nguyên nhân như bụi, phấn hoa hay các chất kích thích khác. Việc dị ứng sẽ làm mũi của chó khó chịu, đau nhứt liên tục.
– Bệnh lý da: một số nguyên nhân liên quan đến do như cơ địa, nấm da. Hay các các bệnh lý di truyền về da khác. Có thể làm mũi vật nuôi thường xuyên rơi vào tình trạng khô nứt nẻ.
– Thay đổi hormone: các thay đổi hormone trong cơ thể chó. Chẳng hạn như trong trường hợp chó cái mang thai. Cũng có thể gây ra những thay đổi về độ ẩm trong cơ thể của cún.
– Các vấn đề về dinh dưỡng: việc thiếu hụt các dạng vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là vitamin A. Có thể ảnh hưởng lớn đến việc duy trì độ ẩm do da, mũi của chó cưng.
– Thói quen liếm quá mức: việc chó hay dùng lưỡi để liếm mũi của mình. Cũng có thể khiến mũi của chúng mất đi độ ẩm và trở nên khô rát hơn. Điều này cũng tương tự như khi chúng ta liếm môi quá nhiều vậy.
Xem thêm >> Nguyên nhân khiến mũi mèo bị khô
Cách chữa mũi chó bị khô
Việc chữa trị khi mũi chó bị khô sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý. Vì đây là cơ quan nhạy cảm của loài chó. Bạn cần phát hiện sớm và có thể áp dụng ngay một số cách chữa như sau:
– Thăm khám bác sĩ thú y: nếu không rõ lý do gây ra bệnh lý và có kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Thì bạn nên đưa cún đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám kĩ lưỡng.
– Dùng dầu mềm: bạn có thể mua các loại dầu mềm, kem dưỡng da chuyên dụng cho chó. Sau đó bôi một ít lên phần mũi bị khô. Để tăng cường độ ẩm, giảm khô nứt khó chịu.
– Máy tạo ẩm: nếu nhận thấy thời tiết quá khô hanh. Bạn hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp tăng cường ẩm trong ngôi nhà. Điều này không những tốt cho chó cưng mà cho chính bạn và gia đình nữa đấy.
– Cho cún uống đủ nước: nước là chất giúp duy trì độ ẩm, đàn hồi da của chó. Nên bạn hãy bổ sung thêm nước ở nhiều khu vực trong nhà. Để chó có thể uống ngay khi cảm thấy khát.
– Tăng cường dinh dưỡng: người nuôi cần bổ sung các loại đồ ăn giàu vitamin A trong giai đoạn nhạy cảm này. Vitamin A không những tốt cho da mà còn duy trì độ ẩm cho mũi rất tốt.
Lưu ý rằng mũi của chó có tính cách riêng biệt như vân tay con người. Vì vậy tình trạng mũi chó bị khô nứt nẻ có thể sẽ khác nhau. Nên bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn cho cún nhé.
Những lưu ý khi mũi chó bị khô
Đầu tiên, bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến mũi chó bị khô nứt nẻ. Nếu chỉ là vấn đề thời tiết, môi trường hay nhiệt độ thì vấn đề sẽ không quá lớn. Bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách tăng độ ẩm, giữ mũi chó thông thoáng.
Nhưng nếu lý do xuất phát từ các bệnh lý về tai mũi họng gây ra. Thì nếu không được chữa trị dứt điểm có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp của cún. Gây ra những chứng bệnh nguy hiểm khác đối với sức khỏe vật nuôi.
Nên lời khuyên là sen hãy nhanh chóng đưa boss đến ngay bệnh viện thú y để được kiểm tra, thăm khám kĩ lương. Từ đó bác sĩ thú y sẽ cho bạn lời khuyên, cách chữa trị phù hợp nhất.
Trong giai đoạn này bạn không nên cố gắng chạm, vạch mũi của chó. Thay vào đó hãy để chó cưng nghỉ ngơi, thoải mái. Hạn chế bụi bẩn gần khu vực cún nằm ngủ. Để tránh gây nhiễm trùng, viêm hô hấp cho boss.
Nếu bạn sử dụng các loại máy tạo độ ẩm trong không khí. Thì không nên chọn các loại hương liệu có mùi quá mạnh. Điều này có thể gây kích ứng và làm cho tình trạng mũi chó bị khô trở nên nặng hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để bôi lên mũi chó. Nên có sự đồng ý từ chuyên gia, bác sĩ thú y. Nhằm đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ có thể tác động lên mũi của thú cưng.
Xem thêm >> Chó nhịn đói được bao lâu?
Phòng chống mũi chó bị khô
Vì việc mũi chó bị khô nứt nẻ có thể ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt thường ngày của cún. Nên bạn hãy có biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Một số cách đơn giản sen có thể thực hiện ngay tại nhà bao gồm:
– Dùng máy tạo ẩm: nếu thời tiết chuyển sáng đông, có gió khô hanh. Bạn nên sử dụng các loại máy tạo độ ẩm trong không khí. Điều này sẽ giảm tình trạng khô mũi. Và tốt cho hô hấp của chó hơn rất nhiều.
– Kiểm tra môi trường sống: vì mũi của chó có mức nhạy cảm cao hơn con người rất nhiều. Nên bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng môi trường sống. Để đảm bảo không khí trong lành và không quá khô.
– Đảm bảo chó uống đủ nước: nước là chất giúp duy trì độ ẩm trong cơ thể, bao gồm cả làn da và mũi. Nên chó uống đủ nước sẽ giúp giữ ẩm cho mũi rất tốt. Trung bình chó sẽ cần khoảng 50 – 60ml cho mỗi kg thể trạng trong 1 ngày.
– Chế độ dinh dưỡng cân đối: bạn nên cung cấp cho cún một chế độ ăn uống cân đối, khoa học. Đặc biệt là vitamin và khoáng chất như vitamin A sẽ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của da, giảm tình trạng mũi chó bị khô hiệu quả.
– Hạn chế liếm quá mức: nếu nhận thấy chó cưng có dấu hiệu liếm mũi quá mức. Bạn hãy cố gắng hạn chế tình trạng này bằng cách dùng vòng cổ chống liếm. Hoặc dẫn cún ra ngoài dạo mát để tinh thần của chúng được tốt hơn.
Tổng kết
Bạn đã nắm được nguyên nhân, cách chữa trị khi mũi chó bị khô nứt nẻ hay chưa nào. Vì đây là bộ phận vô cùng đặc biệt và nhạy cảm của loài chó. Nên chúng ta cần phải lên kế hoạch chăm sóc, phòng chống bệnh hiệu quả. Nhất là khi thời tiết chuyển sang mùa đông lạnh giá, khô hanh.
Xem thêm bài viết liên quan: