Nguyên nhân nào làm mũi mèo bị khô và cách xử lý sao cho hiệu quả. Hãy cùng với Chợ Phụ Kiện Pet tìm hiểu tất tần tật thông qua bài viết sau đây. Chắc chắn các thông tin, kiến thức bạn cần đều sẽ chúng tôi cung cấp đầy đủ. Nào không dài dòng nữa, chúng ta hãy cùng bắt đầu nội dung chính bên dưới nhé!

mũi mèo bị khô

Nguyên nhân khiến mũi mèo bị khô

Có khá nhiều nguyên nhân có thể làm mũi mèo bị khô. Có thể là do tình trạng sức khỏe hoặc tác động của môi trường sống lên boss. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:

– Thiếu nước: việc mèo cưng không uống đủ nước có thể dẫn đến tình trạng khô mũi. Lý do có thể do mèo không có sẵn nguồn nước sạch để uống khi cần. Hoặc chúng đang gặp một tình trạng sức khỏe nào đó.

– Bệnh lý: một số bệnh lý bạn cần chú y bao gồm: viêm nhiễm hô hấp, dị ứng, nhiễm khuẩn, viêm mạc mũi, hoặc viêm xoang. Nếu có thêm triệu chứng mèo hắt xì ra máu, chảy nước mũi, sốt. Thì nên đưa boss đến bệnh viện thú y để được kiểm tra.

– Thời tiết: việc thời tiết quá khô hanh cũng có thể dẫn đến tình trạng mũi khô. Điều này cũng tương tự như mũi con người chúng ta khi bước vào thời tiết lạnh vậy. Nhất là các tỉnh miền Bắc, nơi mùa đông sẽ có nhiệt độ xuống rất thấp..

– Tuổi tác: khi mèo già đi thì tính đàn hồi của da ở mũi sẽ giảm đi. Nên mũi sẽ thường xuyên bị khô hơn. Việc này có thể được cải thiện bằng cách vệ sinh mũi mèo định kì với các dung dịch chuyên dụng.

– Môi trường: việc chúng ta sử dụng máy lọc không khí trong nhà. Hoặc mở điều hòa, máy lạnh liên tục trong thời gian dài. Có thể khiến mũi mèo bị khô và cũng tác động đến hô hấp, tuần hoàn của chúng.

Xem thêm >> Lý do mèo thở gấp lè lưỡi

Cách xử lý khi mũi mèo bị khô

Đầu tiên, khi nhận ra dấu hiệu mũi mèo bị khô. Thì bạn nên cố gắng cung cấp cho “hoàng thượng” đủ nước sạch mỗi ngày. Điều này sẽ giúp trao đổi chất tốt hơn. Và giúp mũi sẽ trở nên mềm mại hơn rất nhiều.

Hiện nay, có một số loại máy tạo ẩm không khí trong nhà. Bạn có thể mua và sử dụng cho mèo cưng và các thành viên khác trong gia đình sử dụng. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển sang lạnh và khô hanh.

Tuy nhiên, khi sử dụng mày này cho mèo. Bạn nên dùng nước hoặc các loại hương liệu nhẹ. Để tránh gây tổn thương cho lớp niêm mạc mũi của mèo. Đồng thời, tránh được việc mèo dị ứng với các thành phần hương tổng hợp.

Người nuôi có thể dùng một ít dầu dừa để thoa bên ngoài mũi của mèo. Việc này sẽ giúp tạo lớp màn bảo vệ mũi mèo khỏi các tác động từ môi trường. Nhưng nhớ sử dụng một lượng nhỏ và không để mèo nuốt nhé.

Bạn cũng nên cung cấp cho mèo một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối. Có thể chuyển sang các loại thức ăn mềm, giàu nước và dễ tiêu hóa. Hạn chế cho boss ăn các loại thực phẩm qua khô trong giai đoạn này.

Nếu đã áp dụng các cách điều trị kể trên mà tình trạng mũi mèo bị khô vẫn không cải thiện. Thì bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám kĩ lưỡng. Tránh để kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến khứu giác của mèo.

mèo bị khô mũi

Phòng chống việc mũi mèo bị khô

Việc phòng chống tình trạng mũi mèo bị khô cực kì quan trọng. Vì mèo hô hấp hoàn toàn bằng đường mũi chứ không qua miệng như chúng ta. Nên đây là cơ quan cực kì quan trọng trong đời sống hằng ngày của boss.

Đầu tiên, bạn nên canh chỉnh thời gian sử dụng máy điều hòa phù hợp. Không nên bật 24 / 24 sẽ không tốt cho sức khỏe của mèo và chính bạn. Thỉnh thoảng hãy mở cửa sổ để gió tự nhiên lùa vào trong phòng.

Mặc khác, hãy đảm bảo mèo có nơi yên tĩnh để thư giãn và nghỉ ngơi. Tránh gây các áp lưng có thể khiến mèo bị căng thẳng, stress. Từ đó tác động xấu đến sức đề kháng, bao gồm việc mũi bị khô.

Ngoài ra, người nuôi cần thường xuyên chăm sóc da, lông cho mèo đúng cách. Bạn có thể tắm gội định kì cho mèo bằng các loại sữa tắm chuyên dụng. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng khô da, mũi, lông hiệu quả.

Các loại thức ăn giàu axit béo Omega 3 sẽ giúp cải thiện tình trạng khô da, lông. Các thực phẩm chứa nhiều các chất này bao gồm thịt cá, gan động vật,… Nhớ nấu chín kĩ và không nêm nếm trước khi cho mèo ăn nhé.

Cuối cùng, bạn nên cho mèo cưng đi tiêm chủng khi đủ tuổi. Điều này sẽ giúp hạn chế được rất nhiều bệnh nguy hiểm. Cũng như đây là phương pháp phòng chống mũi mèo bị khô hiệu quả và rẻ tiền nhất.

Xem thêm >> Tìm hiểu về cấu tạo tai mèo

Những lưu ý khi mũi mèo bị khô

Việc mũi mèo bị khô đôi khi sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của boss. Thay vào đó bạn nên chú ý các dấu hiệu bất thường khác. Chẳng hạn như mũi viêm, sưng tấy, đỏ ửng.

Vì khi đó chứng tỏ mũi của mèo đang gặp phải các vấn đề nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể tác động đến việc hô hấp của mèo cưng. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng.

Mèo còn có thể gặp các chấn thương ở vùng mũi. Nhất là khi chúng chơi đùa, cắn nhau. Hoặc khi mèo bị ong đốt, con trùng cắn. Thì đây là những trường hợp có thể tác động xấu đến sức khỏe của boss.

Khi đó bạn nên nhanh chóng đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, thăm khám. Việc chữa trị tại nhà không được khuyến khích vào lúc này. Vì có thể làm cho tình trạng mũi mèo trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, mũi mèo bị khô còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về hô hấp. Nên bạn cần theo dõi kĩ các triệu chứng bất thường đi kèm. Để có thể lên phương án xử lý kịp thời và nhanh chóng.

Việc giữ ẩm cho da, lông mèo sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh về mũi hiệu quả. Nếu có đủ độ ẩm và đàn hồi. Thì tình trạng khô mũi sẽ rất ít khi xảy ra. Nên bạn hãy cố gắng chăm sóc da lông của mèo thật tốt nhé.

mũi của mèo bị khô

Vệ sinh mũi cho mèo đúng cách

Việc định kì vệ sinh mũi cho mèo cưng đúng cách. Sẽ giúp phòng chống hiện tượng mũi mèo bị khô hiệu quả. Cũng như hạn chế tình trạng bệnh khác như nghẹt, sổ mũi.

Trước tiên, bạn hãy làm ẩm mũi của mèo bằng dung dịch nước muối sinh lý. Hãy dùng bông y tế để thấm nước muối. Sau đó lau nhẹ nhàng khu vực bên ngoài và mép trong của mũi mèo.

Tuyệt đối không được chọc quá sâu vào mũi của mèo. Vì có thể gây tổn thương cho lớp niêm mạc nhạy cảm bên trong. Cũng như có thể khiến mèo hoảng sợ, bất an.

Trong quá trình lau mũi cho mèo bằng nước muối. Nếu có dịch tiết ra từ mũi của boss, bạn nên nhanh chóng lau sạch. Để tránh khiến mèo hít vào và làm chất dịch này chảy ngược vào trong.

Đồng thời, nên thay thế miếng bông y tế khác. Vì chất dịch này có thể chứa các vi khuẩn, virus gây bệnh đường mũi. Nhất là với các bé mèo đang có chấn thương hoặc bệnh nền về mũi.

Sau đó, bạn hãy lau khô mũi của mèo bằng khăn sạch, mềm mại. Cuối cùng bạn nên nhớ thưởng cho mèo súp hoặc bánh. Để giúp tinh thần của chúng được tốt hơn nhé.

Việc vệ sinh mũi cho mèo có thể thực hiện định kì ít nhất 1 tuần / lần. Hoặc có thể tăng lên thành 2 lần / tuần nếu mũi mèo bị khô. Nếu không quá rành bạn nên đưa mèo đến các tiệm spa thú cưng để nhân viên ở đây làm giúp.

Tổng kết

Bạn đã nắm rõ được các nguyên nhân làm mũi mèo bị khô chưa. Vì đây là hiện tương khá phổ biến ở loài mèo. Nhất là khi thời tiết lạnh, khô hanh kéo dài. Nên bạn hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho mèo cưng đúng cách. Để giúp mũi của boss luôn trong tình trạng khô thoáng, thoải mái nhất nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *