Bạn đang lo lắng tình trạng chó bị loét da ở chân, cơ thể boss. Thì bài viết sau đây của Chợ Phụ Kiện Pet sẽ đánh tan nỗi lo này. Mang đến cho bạn các kiến thức giúp điều trị. Cũng như tìm ra nguyên nhân. Để có thể lên phương án phòng chống bệnh hiệu quả, an toàn nhất!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân chó bị lở loét da ở chân
Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị lở loét da ở chân, đầu, 2 bên hông, bụng,… Thường các bé có lông dài, rậm thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Một số nguyên nhân phổ biên như:
- Bị bọ chét, rận cắn. Sau đó vi khuẩn Demodex kí sinh trong bụng các loài này sẽ tấn công lại cún.
- Do bị bỏng, chấn thương khi chơi đùa, cắn nhau. Việc tiếp xúc với các bé chó bị bọ chét làm lây nhiễm chéo.
- Chó bị viêm da có mủ do vi khuẩn, vi rút tấn công. Hoặc trước đó đã mắc nấm da.
- Rối loạn dinh dưỡng, bị ung thư da.
- Rối loạn tự miễn dịch, kí sinh trùng
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lở loét ở chó. Mặc dù không quá phổ biến nhưng bạn cũng cần chọn các nơi bán thú cưng uy tín. Và nên mua các bé có gia phả, chứng từ đầy đủ nhé.
Và định kì chải lông cho cún là điều rất cần thiết nhất là với các bé lông dài. Nhằm giúp loại bỏ đi các đoạn lông xơ rối tiềm ẩn nguy cơ ve rận ẩn nấu, sinh sôi. Đồng thời, giúp phát hiện ra các dấu hiệu lở loét ở chó sớm nhất.
Dấu hiệu, chữa trị chó bị lở loét da ở chân
Việc phát hiện ra các dấu hiệu chó bị lở loét da ở chân hay các bộ phận khác rất quan trọng. Điều này giúp cho quá trình chữa trị được hiệu quả hơn. Lời khuyến của chúng tôi là nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm. Hãy nhờ bạn bè, người thân hoặc bác sĩ thú y để kiểm tra nhé.
Dấu hiệu nhận biết
Bạn có thể tìm ra các dấu hiệu chó bị lở loét da bằng mắt thường khá đơn giản. Nếu vết thương của cún có dấu hiệu ửng đỏ, cháy máu kèm mũ. Cùng với đó là hiện tượng lông bị rụng ở vùng da xung quanh.
Thì chứng tỏ vi khuẩn gây hại Demodex đang tấn công, làm cho vết loét nặng hơn. Bạn cũng có thể quan sát màu sắc da xung quanh vết thương. Nếu có màu đỏ nhạt hơn thì vùng lở có thể đang lan rộng.
Khi đó bạn nên đưa cún đến bác sĩ thú y để được sát trùng kĩ càng hơn. Chính vì vậy, khi chơi đùa với boss hằng ngày bạn nên quan sát các bất thường ở chân, bụng, háng của chúng. Ngoài ra, cún khi bị nặng sẽ có các dấu hiệu nhân biệt khác như:
- Đau, ngứa gãi liên tục.
- Bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi.
- Không hào hứng khi ra ngoài chơi.
- Nếu lâu dài có thể khiến chó bị stress.
Chữa trị chó bị lở loét da
Tùy thuộc vào mức độ chó bị lở loét da mà chúng ta sẽ có phương án điều trị phù hợp. Vì nếu vết lở có các dấu hiệu ửng đỏ, nghiễm trùng sẽ nguy hiểm. Nên sen cần theo dõi tình trạng của boss mỗi ngày nhé.
– Đối với trường hợp nhẹ:
- Bạn hãy cắt bớt lông xung quanh vết thương. Để lông không đâm vô, làm cún khó chịu. Cũng như tạo độ thông thoáng để sau khoảng vài tuần vết thương sẽ khô lại.
- Trong thời gian này bạn nên dùng cồn y tế và bông gạt để làm sạch vế loét. Có thể cần dán băng gạt để tránh ruồi muỗi có thể bay đậu vào.
– Đối với trường hợp nặng:
- Nếu các vết thương nguyên nhân là do bọ, vi khuẩn gây ra. Đồng thời, có hiện tượng sưng đỏ, nhiễm trùng lên mủ. Bạn sẽ cần xử lý sơ bằng các loại thuốc trước khi áp dụng phương pháp trên.
- Bạn sử dụng thuốc Mitecyn để xịt trực tiếp lên vết lở. Mitecyn có tác dụng điều trị các vết thương ngoài ra ở thú cưng hiệu quả. Liều lượng khuyên dùng: 1 lần / ngày.
- Có thể dùng viên nhai Nexgard hoặc Bravecto giúp kiểm soát vết lở rất tốt. Hai dòng thuốc này còn được dùng để điều trị giun, ve rận. Liều lượng khuyên dùng: xem trực tiếp trên bao bì sản phẩm.
Lưu ý: nếu không phải là người có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng. Bạn nên đưa cún đến bác sĩ thú y. Để họ đánh giá tình hình cũng như chữa trị phù hợp. Tránh để vết loét trở nặng, nhiều biến chứng không tốt.
Lưu ý khi chữa trị chó bị lở loét da chân, bụng
Bạn nên hạn chế để chó gãy khi bị lở loét da ở chân, bụng, 2 bên hông. Vì nếu gãi quá mạnh có thể khiến vết lở trở nên nặng hơn. Từ đó làm gia tăng mức độ viêm nhiễm.
Trong giai đoạn này chúng tôi khiến sen nên dùng rọ mõm để kiểm soát boss. Tuy nhiên, bạn cũng nên cho chúng thoải mái ra ngoài dạo mát. Tránh việc bị xích, rọ mõm quá lâu. Dễ làm tâm lý cún thay đổi trở nên trầm cảm.
Đối với các loại thuốc dạng tiêm, chúng tôi không khuyến khích dùng trong bài viết. Bạn nên trực tiếp có sự tư vấn từ bác sĩ thú y. Việc tiêm cho cún nên được người có chuyên môn thực hiện.
Nhằm đảm bảo an toàn cho cả người tiêm và thú cưng. Nếu dùng thuốc tiêm thì mức độ nhanh khỏi sẽ tốt hơn là dạng xịt bên ngoài rất nhiều.
Việc sử dụng liều lượng thuốc tùy thuộc vào số cân nặng của cún. Bạn có thể xem trực tiếp trên bao bì của nhà sản xuất. Hoặc hỏi nhân viên bán hàng trước khi cho chó uống.
Có một số loại sữa tắm cho thú cưng trị ghẻ, lở ở khá hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các trường hợp ủ mủ, viêm nhiễm thì cần dùng thuốc hiệu quả chữa sẽ cao hơn.
Ngoài ra, sen cũng có thể dùng các loại lá dân gian để tắm cho boss. Một số loại thường được dùng nhiều như: chè xanh, xà cừ,… Bằng cách đun sối với nước cộng thêm một ít muối hột. Để nguội rồi tắm lên người cún.
Phòng chống chó bị lở loét da hiệu quả
Vì điều trị cho chó bị lở loét da đôi lúc không mang lại hiệu quả. Nên việc phòng chống bệnh gần như là điều bắt buộc. Điều này còn giúp phòng ngừa được nhiều loại bệnh khác ở thú cưng.
Nếu bạn đang nuôi các giống chó nhỏ, kích thước không quá to. Thì nên hạn chế cho cún chơi đùa với các bạn 4 chân quá hung dữ. Để tránh bé bị cắn, dẫn đến các chấn thương không mong muốn.
Khu vực sống, sinh hoạt của boss cần được dọn dẹp ít nhất 2 – 3 lần / tuần. Các mùa mưa, lạnh lẽo thì cần tăng số lần lên. Vì các mùa này bọ chét, vi khuẩn rất dễ sinh sôi, phát triển.
Chế độ ăn uống cho cún cần tăng cường. Để cơ thể có đủ chất, tăng cường sức đề kháng giúp chóng chọi lại bệnh tật. Bạn không nên cho cún ăn thực phẩm nêm nếm quá kĩ.
Đồ ăn cần nên được nấu chính, việc cho chó mèo ăn thịt sống cần hạn chế. Chỉ khi thể trang thú cưng khỏe mạnh. Bạn mới nên cho chúng ăn để tránh các vi khuẩn trong thịt cấn công boss.
Ngoài ra, bạn nên tắm thường xuyên để phòng chó bị lở loét da ở chân, thân hiệu quả. Tùy thuộc vào thể trạng, thời tiết mà bạn có thể tắm cho thú cưng từ 1 – 2 lần / tuần.
Hiện nay, việc đưa cún đi tiêm ngừa gần như là điều bắt buộc. Nhằm đảm bảo an toàn cho cả chó cưng và mọi người xung quanh. Bạn có thể dẫn boss đi tiêm ngừa khi chúng được 8 tuần tuổi trở lên.
Tổng kết
Qua bài viết của chúng tôi bạn đã biết được tại sao chó bị lở loét da ở chân chưa? Ngoài chân thì có nhiều bộ phận khác của cún cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Nên việc chăm sóc, xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, khoa học. Sẽ giúp cho cún phòng chống được bệnh rất hiệu quả.
Xem thêm bài viết liên quan: