Xu hướng nuôi rùa cạn ở nước ta hiện phát triển rất mạnh. Với nhiều dòng rùa cơ bản đến những giống vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên, bạn đã nắm được cách nuôi rùa cạn đúng cách để đảm bảo thú cưng phát triển toàn diện chưa? Chính vì vậy, đội ngũ phát triển của Chophukienpet.com đã cho ra đời bài viết nhằm mục địch trả lời cho câu hỏi đó. Nào hãy cũng chúng tôi bắt đầu vào tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về giống rùa cạn
Rùa cạn hay còn được gọi là rùa núi tên khoa học là Testudinidae. Đây là một loài bò sát thuộc họ rùa. Chúng sống trên Trái Đất từ rất lâu đời, ước chừng kỷ Tam Điệp thì rùa cạn đã sinh sống và phát triển cho tới ngày nay. Mặc dù trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa nhưng cơ bản cơ thể chúng vẫn không thay đổi so với ban đầu.
Với lớp vỏ (mai rùa) giúp bảo vệ rùa cạn khỏi các cuộc tấn công của thú săn mồi. Mai rùa được cấu tạo rất đặc biệt, chúng được hình thành từ nhiều mảnh ghép. Rùa có 5 mảnh ở vùng xương sống, 8 mảnh được ghép hai bên sườn. Ngoài ra, trên lớp vỏ rùa cạn còn có khoảng 23 mảnh ghép khác nhau.
Những mảnh ghép này thay đổi theo độ tuổi và thời gian sống của rùa cạn Mỗi mảnh tương ứng với với 1 năm tuổi. Nên các nhà khoa học dễ dàng tính được đổ tuổi của các hóa thạch của rùa cạn thời nguyên thủy. Tuy có cấu trúc của chúng khá phức tạp nhưng ngược lại việc nuôi rùa cạn thì lại khá dễ dàng cho những người mới.
Rùa cạn khá nhút nhát và là “chúa tể” chậm chạp bật nhất trong giới động vật. Trên thế giới có khoảng 58 họ rùa cạn, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và xích đạo. Nên nước ta có khí hậu khá thích hợp để nuôi rùa cạn đấy.
Cách nuôi rùa cạn cho người mới
Chuồng nuôi rùa cạn
Chuồng nuôi rùa cạn rất có nhiều mẫu khác nhau. Có những loại chuồng đơn giản, nhỏ nhắn có thể mang vào để gọn trong phòng. Người nuôi có thể tận dụng thùng gỗ, nhựa rồi cải tạo để làm chuồng cho thú cưng.
Một số loại chuồng thì to hơn và được đặt ngoài trời, dùng để nuôi số lượng lớn rùa cạn. Vừa tạo không gian tự nhiên cho rùa phát triển, vừa là nơi bạn có thể ngắm chúng để thư giản. Bạn có thể ghé 1 số blog thú cưng về rùa, sẽ có nhiều kiến thức hơn nữa để cải tạo không gian sống của chúng
Tuy nhiên, một yếu tố cơ bản của tất cả chuồng mà người nuôi rùa cạn nên lưu tâm. Là phải đảm bảo không gian sống thoải mái, có nơi trú ẩn vì rùa vốn rất nhút nhát. Có hệ thống sưởi, kèm theo đó là khay thức ăn, nước uống. Nên cung cấp thêm nền lót cho chuồng bằng gỗ để đảm bảo hút ẩm, kháng khuẩn cho rùa.
Trong chuồng nuôi rùa cạn bạn cũng có thể bổ sung thêm phụ kiện trang trí sỏi, đá, khúc gỗ,..để rùa leo trèo. Giúp chúng giải trí khi phải sống trong không gian khép kín. Người nuôi cũng có thể bổ sung thêm đèn UVA, UVB nếu không có thời gian cho rùa cạn đi tắm nắng.
Cách lựa chọn rùa cạn để nuôi
Phản ứng của rùa cạn
Mặc dù là động vật chậm chạp bật nhất Trái Đất. Tuy nhiên, khi có tác động từ bên ngoài vào thì rùa cạn cũng sẽ có những phản ứng nhất định. Đối với những chú rùa cạn nhỏ, bạn kiểm tra bằng cách chạm nhẹ vào, 4 chân của chúng. Nếu rùa có phản ứng tức thì như: co rụt đầu, chân lại là chứng tỏ chúng rất khỏe mạnh. Bạn có thể rinh chú rùa cạn này về nuôi ngay nhé.
Khi đặt rùa xuống bề mặt phẳng thì những chú rùa có sức khỏe tốt sẽ hoạt động rất năng động. Mặc dù, bạn sẽ phải kiên nhẫn để quan sát nhé. Và đôi khi vào mùa đông thì rùa cạn hạn chế vận động nên đây cũng chỉ là phương pháp phỏng đoán khá cơ bản.
Ngoại hình của rùa cạn
Gần như người nuôi rùa cạn chọn lựa bằng cách này. Khi mua bạn quan sát phần mai trên của rùa. Đảm bảo mai sáng bóng, láng mịn, không vết nứt, hoa văn trên mai cũng phải đều không có khuyết tật. Nhìm thẳng vào đầu rùa và xem cơ thể chúng có đôi xứng hai bên không.
Người nuôi cũng nên lật ngửa rùa cạn và kiểm tra phần mai bên dưới. Các vân của mai dưới cũng cần đều, không được có dấu hiệu nứt, vỡ. Và phần móng chân rùa cần kiểm tra xem có chắc chắn, dễ bị rơi ra hay không. Bạn cũng nên quan sát xem rùa có bị kí sinh trùng, lở lét ở những phần cơ thể như: nách, chân, cổ,…
Những chú rùa được bán ngoài lề đường thường được bắt ngoài tự nhiên. Nên dễ mắc các loại bệnh, kí sinh bạn cần quan sát thật kĩ trước khi mua. Hiện nay, rùa cạn giá rẻ cũng đã được nhân giống và dễ dàng mua tại các cửa hàng thú cưng. Bạn nên chọn những nơi uy tín để đảm bảo việc nuôi rùa cạn trở nên đơn giản hơn nhé.
Thức ăn của rùa cạn
Các loại thức ăn khi nuôi rùa cạn
Đối với thức ăn thú cưng như: rau củ, lá dâu tằm, rau bina,..thì bạn cần chọn lựa những loại sạch, không hóa chất. Khi mua về bạn cần xử lý bằng cách lặt bỏ đi phần hư, ngâm nước muối loãng 15 phút. Nhớ rau củ (cà rốt, su,..) thì nên cắt lát vừa ăn rồi mới tiến hành ngâm muối.
Sau đó bạn luộc kĩ với nước sôi cho thức ăn mềm ra. Đối với lá dâu tầm và rau thì chỉ cần trụng sơ 4-5 phút là có thể vớt ra. Bạn để nguội và cho rùa ăn dần. Như vậy khi nuôi rùa cạn mới dễ dàng, không tốn nhiều công chăm sóc và rùa cũng khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Rùa cạn là loài có xu hướng ăn thuần chay. Khi còn nhỏ chúng sẽ ăn đa dạng thức ăn từ rau củ, thịt tươi sống đôi khi cả con trùng. Nhưng khi lớn rùa cạn gần như chuyển qua ăn các loại rau củ. Vì thế người nuôi rùa cạn cũng cần lưu ý vấn đề này để chọn thức ăn phù hợp.
Thức ăn khô cho rùa thì tiện lợi, dễ dàng mua hơn. Người nuôi nên chọn các nhãn hàng uy tín, chất lượng cao để rùa cạn phát triển toàn diện nhất. Và tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn chọ loại sản phẩm phù hợp. Ví dụ: một số thức ăn của rùa cạn dạng hạt giúp tăng, kích màu, một số khác thì giúp rùa phát triển về trọng lượng và kích thước. Bạn có thể tham khảo cụ thể hơn ở bài viết bên dưới.
Xem thêm >> Những loại thức ăn đóng gói cho rùa cạn được yêu thích nhất hiện nay
Kĩ thuật cho rùa ăn
Khi nuôi rùa cạn, bạn cần cho chúng ăn dựa vào trọng lượng cơ thể, dòng rùa và điều kiện môi trường sống. Để mà canh chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
Đối với rùa vào mùa đông thì chúng thường chậm chạp hơn, ăn ít hơn. Nên vào những ngày thời tiết trở lạnh, bạn chỉ nên cung cấp 1/2 lượng thức ăn hằng ngày cho rùa.
Mang ăn của thú cưng cũng nên to, đủ kích thước để rùa thoải mái ăn uống nhất. Nếu chuồng bạn quá chật thì khi ăn nên cho rùa ra ngoài để chúng ăn uống tụ do nhé.
Người nuôi rùa cạn cũng nên lưu ý là rùa không nhai thức ăn mà chỉ nuốt. Nên với những thức ăn tươi bạn cần luộc chín, băm nhỏ ra để chúng ăn dễ dàng.
Thời gian cho ăn rất đa dạng. Rùa thường ăn dặm cả ngày, nên bạn có thể để thức của rùa cạn vào máng sẵn. Cuối ngày nhớ dọn dẹp đồ ăn thừa, tránh côn trùng có hại bò vào và cắn rùa.
Dinh dưỡng trong thức ăn của rùa cạn
Khi nuôi rùa cạn bạn cần lưu ý đền lượng canxi cung cấp cho chúng. Đây là chất gần như không thể thiếu của rùa. Giúp mai, xương của chúng cứng cáp và phát triển tốt nhất. Hạm lượng canxi trong mỗi khẩu phần ăn phải hơn 100mg. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất.
Và đặc biệt là chất xơ phải đảm bảo trên 2g mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung thêm rau kèm các thức ăn khác để tăng thêm chất xơ. Tỉ lệ oxalate trong mỗi phần thức ăn phải dưới 90mg, nếu cao hơn thì rùa cạn dễ mắc bệnh về sỏi thận.
Cần bằng giữa lượng thức ăn tươi và khô. Người nuôi nên dành thời gian nhiều để chăm chút cho khẩu phần ăn của rùa cạn. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp mỗi tuần 1 lần. Đối với những dòng rùa đặc biệt thì bạn nên bổ sung protein động vật theo định kì.
Một số lưu ý khi nuôi rùa cạn
Chế độ sưởi ấm
Vì những loại bò sát đặc điểm cơ thể chúng là không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Mà gần như nhiệt độ này phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường. Nhiệt độ ảnh lớn đến quá trình tiêu hóa, trao đổi chất của rùa cạn nên khi nuôi chúng, bạn cần bổ sung nhiệt độ thật thích hợp.
Trong môi trường tự nhiên, rùa cạn cân bằng nhiệt độ cơ thể bằng ánh nắng mặt trời. Nên bạn có thể thường xuyên cho chúng tắm nắng sẽ rất tốt. Trong chuồng nuôi rùa cạn người nuôi cũng cần bổ sung đèn sưởi ấm với nhiệt độ dao động 20-30 độ C. Tùy vào mỗi loại rùa mà bạn chọn nhiệt độ sao cho thích hợp.
Đây cũng là món phụ kiện thú cưng không thể thiếu khi chọn nuôi rùa cạn. Bạn cũng nên điều hòa nhiệt độ hợp lý như ngoài thiên nhiên. Không có nơi nào trên Trái Đất sáng 24/24 mà rùa sống được. Nên vào buổi tối bạn nên tắt đèn để nhiệt độ giảm 6-8 độ C để cơ thể rùa phát triển tốt nhất.
Nhu cầu nước uống, vệ sinh
Rùa không có nhu cầu nước uống quá cao. Người nuôi rùa cạn chỉ cần để một khay nước lớn để chúng khát sẽ tự uống. Hoặc trong quá trình ăn bạn cho ăn các loại rau, củ chứa lượng nước đủ có cơ thể rùa. Nên chọn loại nước sạch, tinh khiết để an toàn cho rùa cạn.
Một điểm cực kì quan trọng khi nuôi rùa cạn là bạn cần thường xuyên dọn dẹp chuồng trại của chúng. Đảm bảo luôn sạch sẽ, không có mùi hôi. Bạn nên bỏ thêm mùn cưa, đất nền để giúp hút ẩm, kháng khuẩn. Bạn nên chọn loại có kích cỡ vừa phải đừng quá nhỏ nếu không rùa sẽ nuốt phải.
Định kì mỗi tháng 1 lần bạn tắm cho rùa bằng nước ấm. Người nuôi cho rùa vào một khay nước ấm, mực nước không quá 1/2 cơ thể chúng. Khi tắm dùng bàn chải chà sạch, loại bỏ chất dơ bám vào mai, chân rùa. Khi vệ sinh cần nhẹ nhàng tránh làm cho rùa hoảng sợ, stress.
Lời kết
Trên đây là bài viết nhằm bổ sung kiến thức cho người nuôi rùa cạn mới tham gia. Và nếu bạn có những câu hỏi: bán rùa cạn, giá rùa cạn, nuôi rùa cạn có tốt không. Hãy để lại bình luận để đội ngũ phát triển website trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất nhé!