Việc chúng ta tận dụng nuôi cá trong thùng xốp đã bỏ đi vừa tiết kiệm, tận dụng tính sáng tạo vô bờ của mình. Đem lại những phút giây thoải mái, hòa mình cùng thiên nhiên. Tuy nhiên, để cho ra một bể cá thùng xốp đẹp không phải bạn nào cũng làm được. Hãy tham khảo bài viết ngay bên dưới của Chợphukienpet.com nhé.

Nuôi cá trong thùng xốp là gì?

Tận dụng các thùng xốp cũ để nuôi cá cảnh bên trong đó. Là lối chơi cá mà rất nhiều người hiện nay đang làm. Với chi phí cực rẻ, có thể tận dụng các đồ dùng cũ, bỏ đi. Nên đây được xem là phương pháp chơi cá vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa giúp bảo vệ môi trường sống.

Nhưng để tạo một chiếc bể cá bằng thùng xốp bền, đẹp để chưa nhiều người nắm được. Họ thường chỉ tập trung vào những dòng cá nào để nuôi. Mà quên mất môi trường sống của chúng cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, bạn cần phải có những kinh nghiệm nho nhỏ để giúp chiếc bể cá thật bền, đẹp hơn nhé.

nuôi cá trong thùng xốp
Nuôi cá trong thùng xốp chi phí rẻ, dễ làm

Cách làm thùng xốp nuôi cá 7 màu đẹp, đơn giản

Dĩ nhiên để có thể nuôi cá trong thùng xốp thì nguyên liệu đầu tiên chính là chiếc thùng bằng xốp. Kiểm tra các góc cạnh để đảm bảo không có lỗ thủng. Bạn hãy ngâm qua 1 – 2 đêm trước. Để đảm bảo các chất dơ, cặn bị loại bỏ. Sau đó, rửa sạch lại nhiều lần bằng nước.

Tiếp theo, bạn có thể trang thêm một lớp xi măng mỏng để chống thâm hiệu quả hơn. Người nuôi có thể tận dụng một mặt của thùng để làm vách kính trong suốt. Bằng cách cắt khung hình chữ nhật bên cạnh nhỏ hơn tấm kính. Sau đó dùng keo silicon để dán chặt lại với nhau. Bạn nên dùng vật nặng đề lên các góc dán để keo dính tốt hơn.

Sau đó, hãy ngâm lại thùng xốp khoảng một ngày trước khi nuôi cá vàng, 7 màu,… Để xi măng, keo silicon phai bớt đi mùi, tránh gây độc cho cá cảnh. Một ngày sau bạn tiến hành rải nền cát, sỏi hay phân để trông thủy sinh tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Say đó châm nước nhẹ từ từ vào.

Phần thân của thùng các bạn nên chọc thủng một lỗ nhỏ có đường kính khoảng 21cm. Có thể chèn thêm một ống nhựa nhỏ vào, đầu bên ngoài bọc lưới lại. Để giúp nước thoát ra trong trường hợp để bể cá ngoài trời và gặp mưa lớn. Tránh nước ngập quá mặt hồ làm cá nhảy ra ngoài.

Kinh nghiệm khi nuôi cá trong thùng xốp

Theo mình, kinh nghiệm nuôi cá trong thùng xốp với dòng 7 màu, ranchu,… Đều sẽ dựa theo việc vừa học vừa làm. Vì chi phí cho bể cá thùng xốp rất rẻ. Nên bạn có thể nuôi trước mà không cần tráng qua xi măng hay làm mặt kính. Để xem thử cá nhà mình có thích chiếc hồ này không.

Việc chọn nuôi dòng cá cảnh phù hợp với thùng xốp cũng cực kì quan trọng (bạn có thể tham khảo nội dung bên dưới). Hay chọn địa điểm để đặt bể cũng quan trọng không kém. Nên chọn nơi vừa thoáng mát, có đủ ánh sáng. Tránh nơi quá ẩm thấp vì sẽ có nhiều ếch nhái vào và ăn các bé cá nhỏ.

Để hồ giai đoạn đầu có thể ổn định bạn có thể bổ sung một chiếc lọc vi sinh mini. Hoặc bỏ một ít vụn than tổ ong bên dưới để vi sinh có thể tự sinh sôi, phát triển. Đây là điều bắt buộc vì bể cá làm bằng thung xốp là một dạng “ao nước tù”. Nên nước cần có đủ một hệ vi sinh giúp nước trong, sạch hơn.

Bạn không nên chọn thùng xốp mà trước đó đựng hóa chất độc hại. Vì thùng xốp cấu trúc dạng các hạt kết dính lại với nhau. Nên ở giữa sẽ có các khoảng không mini, khi đó hóa chất sẽ ngấm vào ẩn trú tại đây. Về lâu dài khi nuôi cá trong chiếc thùng xốp này sẽ khiến cá chết mà không rõ nguyên nhân.

Bài viết liên quan:

Nên nuôi cá gì trong thùng xốp

Việc chọn ra giống cá phù hợp để nuôi trong thùng xốp cũng rất quan trọng. Vì không phải dòng cá cảnh nào cũng sẽ thích môi trường “4 góc tường”, khép kín. Nên khi chọn làm bể cá thùng xốp bạn cũng cần nhìn lại giống cá đã, đang và dự định cho vào bên trong nhé.

Thùng xốp nuôi cá 7 màu, ranchu (cá vàng), beta hay một số dòng cây thủy sinh sẽ phù hợp nhất. Đặc trưng của các dòng này nằm ở việc chúng ta thường ngắm chúng từ bên trên xuống (top view), sống trong môi trường kín đáo, yên tĩnh. Một số bể cá thùng xốp có kính phía trước giúp nhìn rõ sinh vật cảnh hơn.

Ngoài ra, bạn còn có thể nuôi tép hay các dòng cá nhỏ, bình tích,… Với những giống cá to, không thích không gian quá nhỏ thì tuyệt đối không nên nuôi. Các dòng như cá dĩa, ông tiên, cá rồng thì sẽ phù hợp hơn khi nuôi trung bể kính. Để giúp chúng phát triển toàn diện, phô diễn hết vẻ đẹp của mình.

thùng xốp nuôi cá
Có thể tận dụng thùng xốp nuôi cá 7 màu, cá vàng, beta

Phụ kiện khi nuôi cá trong thùng xốp

Đa số khi chúng ta nuôi cá ngoài trời thì sẽ không có quá nhiều phụ kiện. Đặc biệt khi nuôi cá trong thùng xốp thì việc đơn giản hóa rất cần thiết. Không gian bên ngoài sẽ khiến cho việc kéo dây diện khó khắn hơn. Các sủi oxi cũng không quá cần thiết. Nhưng nếu bắt buộc phải có lọc, sủi thì bạn vẫn phải tiến hàng lắp thêm.

Phân nền có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và dòng cá bạn dự định nuôi. Khi đặt bể cá bằng thùng xốp ở ngoài trời thì ánh sáng sẽ chiếu trực tiếp. Nên để tránh hồ bị quá nóng giữa trưa, bạn có thể bổ sung các loại cây thủy sinh không cần co2. Nhất là các loại bèo Nhật có thể nổi trên mặt nước.

Đây vừa là nơi trú ấn, sinh sản cho cá, vừa giúp ổn định nhiệt độ nước cho sinh vật cảnh. Màu xanh của chiếc bể cá bằng thùng xốp cũng giúp tâm trạng bạn thư giãn hơn. Để tiện khi cho cá ăn bạn nên để vào một chiếc phao nổi có lõm to ở giữa. Đây sẽ là nơi bạn để cám vào khi cho ăn.

Bài viết liên quan:

Ưu điểm khi nuôi cá trong thùng xốp

Chi phí thấp

Khi nhắc đến chiếc bể nuôi cá trong thùng xốp thì chi phí thấp là điều dễ thấy nhất. Bạn có thể tận dụng các thùng xốp bỏ đi với chi phí rất rẻ. Kích thước cũng sẽ được tùy chỉnh dựa vào thông số có sẵn của thùng. Bạn chỉ tốn công sức làm lại, bỏ thêm chút tiền trang trí, mua nền thủy sinh, đèn, lọc,…

Một ưu điểm khác chi chọn thùng xốp nuôi cá 7 màu, ranchu là tiết kiệm thời gian. Khâu xử lý trước khi cho cá vô cũng không quá cầu kì. Chỉ cần một vài bước cơ bản như nội dung bên trên. Là anh em “đồng ngư” có thể cho ra đời chiếc bể cá thùng xốp siêu đẹp, bền bỉ.

Bảo vệ môi trường

Việc chúng ta tận nuôi cá trong thùng xốp cũng góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống. Thùng xốp nói chung là một vật liệu nhân tạo không thể tự phân hủy. Nó có thể tồn tại dưới dất hàng trăm thậm chí triệu năm. Gây nên vô số các tác hại lên môi trường sống của con người, động vật.

Tại các thành phố lớn thì tình trạng chất thải như xốp làm nghẹt cống. Hay động vật ăn phải làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng. Đã gây nhức nhối trong những năm trở lại đây. Nên việc một chiếc bể cá thùng xốp dù nhỏ thôi. Cũng đóng góp một phần công sức của bạn cho môi trường rồi đấy.

Thiết kế chữ nhật của thùng xốp giúp tận dụng tối đa không gian khi nuôi cá 7 màu. Bạn có thể đặt hàng tá thùng cạnh nhau trên sân thượng. Người nuôi cá cũng có dùng thùng xốp làm chậu trồng rau trên sân thượng. Khi đó nguồn nước từ bể cá giàu dinh dưỡng sẽ giúp cây trồng phát triển xanh tươi hơn.

Việc di chuyển khi nuôi cá trong thùng xốp cũng dễ dàng hơn bể kính. Vì sản phẩm cực kì nhẹ, có thể sử dụng trong thời gian dài. Thay vì dùng hồ kính vô cùng nặng nề, khó khăn trong việc di chuyển đến nơi mới. Trong quá trình vận chuyển còn dễ vỡ, tốn kém chi phí.

Nhược điểm khi nuôi cá trong thùng xốp

Chắc chắn về tính thẩm mỹ thì nuôi cá trong bể kính sẽ đẹp hơn thùng xốp. Điều này chắc chắn bạn sẽ không thể bàn cãi được. Nhưng với các dòng thủy sinh 7 màu thì bể cá thùng xốp đôi lúc sẽ thích hợp hợp. Vì không gian sẽ khép kín hơn giúp cá có thể sinh sôi, giảm stress hiệu quả.

Kích thước thùng xốp cũng không được quá dài. Vì khi quá dài sẽ khiến phần thân dễ bị nước làm bể. Bạn có thể sử dụng các thanh giằng bằng thép, sắt hộp để gia cố, giúp thùng trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên, khi đó chi phí sẽ cao hơn so với việc dùng bể kính.

Thùng xốp cũng không được đánh giá quá cao về độ chắc chắn. Nếu bạn không sử dụng xi măng để trét trước. Thì tuổi thọ của bể cá sẽ giảm đi rất nhiều. Vì nước có thể dễ dàng thẩm thấu quá các phân tử xốp sau nhiều năm. Nên khi nuôi cá vàng, 7 màu trong thùng xốp bạn cần biến tấu thêm một chút.

Tổng kết

Sau bài viết liệu bạn đã sẵn sàng làm cho mình một chiếc thùng xốp hoàn hảo có thể nuôi cá trong đó đó chưa. Chí phí thì vô cùng rẻ, kết hợp với việc có thể bảo vệ môi trường sống xung quanh. Đây quả là ý tưởng mà theo mình cần được nhân rộng ra để nhiều người biết đến hơn nữa. Nào cùng bắt tay vào làm ngày nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *