Tại sao chó hay thích cắn vào tay chủ? Có vô vàn lý do khiến boss cưng làm hành động này. Và đây có phải là biểu hiện của một bé cún hư đốn? Hay chỉ đơn giản là chúng muốn thể hiện tình cảm của mình đến chủ nhân. Hãy cùng Chợ Phụ Kiện Pet tìm câu trả lời chính xác nhất nhé!
Nội dung bài viết
Tại sao chó hay thích cắn tay chủ nhân?
Bạn đã bao giờ bắt gặp một em bé đang còn bú sữa mẹ mà lại thích ngặm tay người lớn chưa. Vậy tại sao chó hay thích cắn tay chủ nhân. Nguyên nhân có thể đến từ việc thay răng như chúng ta còn nhỏ hoặc do tính cách phá phách của chúng. Hãy tìm hiểu kĩ hơn hai nguyên nhân chính này nhé:
Do tính cách của thú cưng
Bạn có biết rằng thú cưng cũng biết giận hờn không? Khi bạn không làm vừa ý chó thì chúng hay cắn tay chủ nhân. Nhằm thể hiện sự giận giữ của mình để sen biết. Hoặc những lúc bạn làm gì đó mà khiến boss phật lòng, không vừa ý. Thì chó cũng sẽ thường thể hiện qua việc gặm tay chủ.
Vì tính cách của chó cưng phản ánh bộ mặt của chủ nhận khi nuôi dạy chúng. Nên bạn cần huấn luyện chó hay cắn tay chủ cách kiểm soát hành vi này. Mặc dù nó không hề gây hại nhưng tính cách này đôi lúc sẽ khiến sen khó chịu. Chẳng hạn lúc bạn có chuyện buồn, mới chia tay người yêu.
Việc ở nhà một mình quá lâu dễ dẫn đến tình trạng cún bị stress. Từ đó làm cho tính cách của chúng thay đổi thất thường. Dẫn đến chó không kiểm soát được các hành vi như cắn phá đồ trong nhà, cào cửa,… Nên sen cũng cần quan tâm về mặt tinh thần nữa nhé.
Trong trường hợp cún nhe răng, gầm gừ thành tiếng và tỏ ra bực bội. Thì việc chó cắn tay có thể sẽ không tốt, có thể gây nên thương tích cho chủ nhân. Lúc này việc dạy bảo từ khi còn nhỏ sẽ giúp ích rất nhiều. Đặc biệt là gia đình có trẻ em, người lớn tuổi hay thú cưng khác.
Chó hay cắn tay chủ khi thay răng
Thông thường chó hay cắn tay chủ khi bắt đầu vào 4 tháng tuổi, đây được xem là độ tuổi cún thay răng. Nghĩa là các răng sữa của cún sẽ bắt đầu rụng để lên lớp răng vĩnh viễn. Vào thời điểm này sẽ khiến boss trở nên khó chịu vì lớp nướu bị sưng do đám răng vừa được thay.
Nên ngoài chó cắn phá đồ trong nhà ra, chúng sẽ kiếm thức gì đó “dễ xơi” hơn như tay của bạn chẳng hạn. Mặc dù cún sẽ biết cách kiềm chế khi cắn tay của bạn. Nhưng việc răng mới sẽ cực kì bén đôi lúc sẽ khiến con sen hơi bị đau đấy nhé. Đây cũng được xem là độ tuổi bạn bắt đầu huấn luyện, dạy bảo chó dễ dàng.
Trong giai đoạn chó thay răng người nuôi cũng nên chủ động cất giữ đồ đạc có giá trị như ví, bóp, sổ đỏ,… Nhằm giảm thiệt hại cho cún cưng cắn phá đồ ở mức thấp nhất. Đây được xem là bản năng tự nhiên của thú cưng. Nên chúng ta không thể chống lại việc chó hay cắn tay chủ do thay răng được.
Cách trị tật chó hay cắn tay chủ nhân
Có vô vàn cách trị tật chó hay cắn tay chủ như mua đồ chơi chó cún, huấn luyện dạy dỗ, thường xuyên bên cạnh an ủi. Tùy thuộc vào độ tuổi, thời gian rảnh. Mà bạn sẽ áp dụng phương pháp “khắt chế” như thế nào cho cún. Sen có thể tham khảo kĩ hơn ở nội dung bên dưới:
Sử dụng xương chó gặm
Nếu nguyên nhân chó hay cắn, gặm tay chủ là do thay răng, ngứa lợi. Thì việc bổ sung các loại xương gặm cho chó sẽ vô cùng hữu ích. Xương gặm rất tốt cho cún vì sản phẩm giúp lấy đi các mảng bám gây sâu răng, viêm lợi, môi miệng,… Giúp boss cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng cực tốt.
Ngoài ra, xương gặm còn cung cấp một bữa ăn giàu canxi cho chó. Xương giúp loại bỏ đi các mảng răng dư, giúp răng mọc nhanh, đều hàng hơn. Và đánh bay cả những mảng bám gây vàng răng. Đem lại cho boss một hàm răng mới cóng vô cùng chắc khỏe.
Tuy nhiên, việc chọn mua và sử dụng xương gặm cần có sự tính toán tỉ mĩ. Bạn nên kiểm tra kích thước hàm của thú cưng. Đồng thời, xem cún có bị dị ứng hoặc mắc bệnh dư thừa canxi không. Để đảm bảo chó sử dụng xương nhai một cách an toàn nhất.
Tránh hiện tượng mắc cổ ở xương hay các bệnh rối loạn do dư canxi. Nếu không quá hiểu biết về lĩnh vực này bạn có thể liên hệ trực tiếp bác sĩ thú y để được tư vấn cụ thể. Khi đó việc sử dụng xương gặm để huấn luyện chó hay cắn tay chủ mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Mua đồ chơi cho chó hay cắn tay chủ
Tương tự như xương thì đồ chơi dạng gặm giúp chó hay cắn tay chủ kiềm chế lại rất nhiều. Ngoài sử dụng cho các bé cún đang mọc răng. Thì bạn còn nên mua cho cún khi chúng ở nhà một mình quá lâu. Việc bị stress, căng thẳng sẽ làm cho tính cách của chó cưng thay đổi thất thường.
Những món đồ chơi vừa cắn phá được, vừa phát ra tiếng kêu sẽ tạo sự thích thú. Đồng thời, giúp cho quá trình não bộ hoạt động tốt hơn, làm cho cún trở nên thông minh hơn. Các đồ chơi này còn tốt cho sức khỏe răng miệng của chó. Chúng giúp đánh bay các mảng bám gây vàng ố răng, giảm viêm nướu do thay răng,…
Trong quá trình huấn luyện bé chó hay cắn tay chủ nhân bạn có thể sử dụng món đồ chơi dạng click. Đây là món đồ chơi giúp huấn luyện thú cưng rất tốt. Giúp người nuôi hạn chế tối đa sử dụng khẩu lệnh. Mà thông qua các tiếng kêu của sản phẩm. Vì chó cưng sẽ không thể hiểu hết được ngôn ngữ của loài người.
Sử dụng dung dịch xịt khử mùi
Bạn chỉ nên sử dụng dung xịt khử mùi thú cưng để kiểm soát hành vi chó hay cắn tay chủ. Hãy xịt một ít mùi hương mà cún không thích. Khi đến gần và phát hiện ra mùi này chúng sẽ bỏ đi. Chỉ sau khoảng 3 – 4 tuần chó cưng sẽ bỏ hẳn hành vi cắn tay người của mình.
Khi dùng xịt khử mùi này bạn cần chú ý đến thành phần, hạn sử dụng của sản phẩm. Nhằm tránh gây dị ứng và làm ảnh huởng đến sức khỏe của chó cưng. Bạn cũng nên xịt một ít cho lần đầu và tăng dần về sau. Sen cũng chỉ nên xịt một ít vào tay, còn lại là ở trên áo quần để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Chơi với chó hay cắn tay chủ
Để hiểu được tại sao chó hay thích cắn tay chủ nhân thì bạn cần phải thường xuyên ở bên chúng. Trực tiếp tham gia vào các hoạt động vui chơi để đốt hết đám năng lượng dư thừa trong người cún đi. Và từ đó sẽ hiểu được boss nhà mình cần hay thiếu gì.
Dù là bất cứ dòng chó nào từ to đến nhỏ từ Á sang Âu. Thì việc đi dạo bộ mỗi tuần ít nhất 2 – 3 lần là điều vô cùng cần thiết. Hoạt động thể chất nhẹ nhàng giúp cún thư giãn, xương khớp hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời, vui chơi bên nhau sẽ giúp gắn kết thêm tình cảm chủ tớ.
Tuy nhiên, trong quá trình chơi đùa chó cưng có thể xuất hiện các hành vi không chuẩn bị. Bạn nên quan sát và xử lý nghiêm nhưng không được đánh cún. Vì hành vi bạo lực sẽ khiến cho boss trở nên bướng bỉnh hơn. Điều này cực kì quan trọng trong quá trình huấn luyện, dạy bảo bé chó hay cắn tay chủ.
Xem thêm >> Top 10 giống chó nhỏ, dễ nuôi phù hợp cho chung cư
Hay cắn tay chủ có phải là chó hư
Thật ra việc hay cắn tay chủ đôi đôi lúc chỉ do sự phấn kích quá độ của chó cưng. Và thường chúng sẽ biết và kiểm soát được hành vi này của mình dễ dàng. Dĩ nhiên là cún không hề muốn làm đau con sen bưng cơm nước rót hằng ngày cho mình tẹo nào đâu.
Nếu các biểu hiện tình cảm của mình thông qua ánh mắt, khuôn mặt, chiếc đuôi cụp lại chưa đủ để chủ nhìn ra. Thì chúng sẽ tăng cấp độ lên bằng hành động cắn yêu tay chủ. Nên việc này thông thường không quá nghiệm trọng. Và không đánh giá được rằng chó hư hay không.
Tuy nhiên, các hành vi này cần được sen kiểm soát ở mức độ nhất định. Vì nếu đã hình thành thói quen xấu thì chó sẽ tỏ ra không nghe lời, hay cắn phá, trêu chọc những người lạ. Đặc biệt là các bé chó to, hung dữ thì hành vi cắn tay cần được dạy dỗ kĩ càng hơn gấp nhiều lần.
Huấn luyện cho chó cưng hay cắn tay chủ
Huấn luyện cho chó hay cắn tay chủ đầu tiên là việc kiểm soát được lực cạp của mình. Mặc là hành động thể hiện tình cảm mà cún dành cho chủ nhân. Nhưng đôi khi trong lúc đang hăng say đùa giỡn. Chúng sẽ không kiềm được lực cắn của mình và gây tổn thương cho tay chân bạn. Sau đó sẽ tới các bước chính như sau:
– Khi đang chơi mà chó cắn tay chủ, bạn hãy ra khẩu lệnh “đau nha cưng”, “đau anh / chị” kèm khuôn mặt lạnh lùng, khó chịu. Tay bạn vẫn nên để trong miệng cún chỉ trừ trường hợp chúng cắn thật sự đau. Để cún hiểu rằng khẩu lệnh cùng hành động cắn của mình là hoàn toàn sai.
– Quá trinh huấn luyện cần có sự phân chia các khoảng thời gian ngừng cuộc chơi. Nghĩa là khi chơi mà cún quay sang cắn bạn thì hãy ngưng lại từ 1 – 2 phút. Sau đó quay lại chơi với chúng bình thường như “chưa hề có cuộc chia ly”. Nhưng nếu boss ta vẫn hành động tương tự thì tăng thời gian nghỉ lên thành 3 – 4 phút.
– Việc tạo ra các khoảng thời gian nghỉ này giúp cún nhận thức được hành vi mình không đúng, trái ý của chủ nhân. Đối với các bé thông minh thì chỉ sau vài lần hoặc vài ngày thì sẽ “tốt nghiệp” được. Trong quá trình huấn luyện này bạn tuyệt đối không được dùng vũ lực mà hãy kiên trì, bền bỉ nhé.
Một số lưu ý khi huấn luyện chó hay cắn tay chủ nhân
Chúng ta đang huấn luyện chó hay cắn tay chủ cũng là cho cả người lạ, thân trong gia đình hay thú cưng khác. Vì chó cưng không chỉ tiếp xúc với chủ nhân của chú mà với rất nhiều mối quan hệ khác. Nên kiểm soát hành vi này sẽ giúp ích rất nhiều khi boss vui chơi với mọi người, vật nuôi khác.
Bạn nên bắt đầu các bài học khi chó bắt đầu vào độ tuổi 2 tháng. Đây được xem là “độ tuổi vàng” để huấn luyện chó thành công. Trong quá trình vui chơi, nhất là khi cún đang tò mò, tìm tòi. Bạn không nên đưa ngón tay ra trước mặt chúng. Tránh tạo thói quen xấu khi chúng tưởng ngón tay bạn là đồ chơi.
Chỉ khi thật sự chó cắn tay chủ quá đau thì mới rụt ta ra khỏi miệng. Vì bạn giật quá nhanh thì chúng lại lầm tưởng đây là trò chơi. Cún sẽ càng được nước lấn tới và cắn liên tục. Chính vì vậy, thái độ của bạn ngoài quyết liệt, dứt khoát thì cũng cần một chút tinh tế.
Dù là huấn luyện chó cưng ở bất cứ hành vi, hoạt động nào đi nữa. Đều cần rất nhiều sự kiên trì, bền bĩ của chính bản thân bạn. Tuyệt đối không được sử dụng vũ lực, nếu cần thiết chỉ nên đánh nhẹ vao mông. Vì đối với chó cưng thường sẽ phản tác dụng rất nhiều.
Tổng kết
Bạn đã trả lời được tại sao chó hay thích cắn tay chủ nhân của mình chưa? Đây là một hành vi bình thường giúp cún thư giãn, tạo mối liên hệ với con người. Nên sẽ không quá nghiêm trọng đâu nhé. Tuy nhiên, vốn là động vật hoang dã được thuần hóa. Nên hành vi này cần được kiểm soát bằng cách huấn luyện bài bản cho thú cưng.