Bạn đang thắc mắc vì sao lũ mèo hay cắn tay chủ. Và làm sao để kiểm soát hành vi đôi lúc phiền toái này. Cũng khám phá ngay ở bài viết sau của Chợ Phụ Kiện Pet để có cái nhìn rõ ràng nhất. Đối khi đây cũng không phải là hành vi quá xấu như sen nghĩ đâu nhé.
Nội dung bài viết
Tại sao mèo hay cắn tay chủ?
Có nhiều lý do lý giải tại sao mèo hay cắn tay chủ nhân. Và tùy thuộc vào mức độ, lực cắn cũng như biểu hiện trên khuôn mặt mèo cưng. Mà bạn có thể tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách khắc phụ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn không nên đánh, la rầy quá to sẽ làm cho mèo hoảng sợ và phản tác dụng.
Mèo hay cắn tay chủ khi stress
Tâm trạng căng thẳng, khó chịu sẽ là nguyên nhân khiến mèo hay cắn tay chủ nhân. Có nhiều lý do khiến tâm lý mèo cưng bị thay đổi. Do tiếng ồn từ xe cộ, di chuyển đến nơi ở mới, chuồng, lồng nuôi mới,…
Bạn sẽ cần quan sát kĩ càng. Xem thử nguyên nhân chính khiến boss trở nên như vậy là do đâu. Từ đó, sẽ có cách giải quyết nhanh gọn cũng như khoa học nhất.
Việc mèo bị stress diễn ra khá phổ biển. Một phần do ở ngoài thiên nhiên mèo là động vật sống đơn lập. Nên khi được thuần hóa bởi con người thì bản tính này vẫn còn. Nên nếu có quá nhiều tác động đến môi trường sông sẽ làm cho tâm lý chúng thay đổi.
Là một hình thức giao tiếp
Không giống như các các loài thú cưng giao tiếp với con người. Mèo hay cắn tay chủ đôi khi là một hình thức trao đổi giao tiếp của chúng. Thay vì kêu meo meo sẽ không giống sự oai phong của mình thường ngày.
Mèo sẽ cắn, cấu xé nhẹ ở tay bạn. Tuy nhiên, hình thức này cần có sự tuân thủ quy tắc nhất định. Vì đôi khi mèo trở nên hung dữ thì sẽ khó kiểm soát lực cắn của mình. Từ đó có thể gây tổn thưởng cho chủ nhân của chúng.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ dàng thấy boss nịnh mình cho ăn pate. Bằng cách áp sát thân người bạn, cọ đầu thân và đuôi. Nằm ườn ra để chủ nhân có thể thoải thích “sở nắn” cơ thể quý báu của chúng.
Nên để góp phần giúp tình cảm mèo và chủ trở nên khăng khít. Bạn hãy thường xuyên ở bên chúng để âu yếm, vỗ về. Và cùng nhau chơi đùa bằng các món đồ chơi. Việc này giúp tăng cường sức khỏe tinh thần, tăng thêm 2 – 3 năm thọ cho mèo cưng đấy.
Mèo hay cắn tay chủ khi có con
Mèo sẽ hay cắn tay chủ khi chúng sinh con. Đơn giản đây được xem là phương án giúp chúng bảo vệ mèo con khỏi các mối nguy. Một bản năng sinh tồn trải qua hàng triệu năm tiến hóa ngoài thiên nhiên.
Điều này cũng rất thường xuyên xảy ra ở các loài thú cưng khác như: chó, hamster, chim,… Nên khi mèo sinh, chăm sóc con non bạn hãy giữ khoảng cách nhất định. Tạo không gian riêng tư để mèo mẹ cảm giác thoải mái nhất.
Đối với những bé mèo mới mua về rất dễ xảy ra xung đột với chủ, người thân, thú cưng khác trong nhà. Nên bạn hãy cho chúng một khoảng không gian, thời gian để quan dần với sự có mặt của mọi người.
Khi được từ 1 đến 2 tuần, bạn hãy là người làm thân với chúng đầu tiên. Khi đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp. Hãy cho boss làm quen tiếp với các thành viên khác. Bằng nhiều cách như chơi đùa, dạo mát cùng nhau.
Do mèo đang mắc một số bệnh
Khi mèo mắc một số loại bệnh như sỏi thận, hóc dị vật, viêm đường tiêu hóa,… Sẽ khiến tâm trạng chúng khó chịu. Làm cho mèo hay cắn tay chủ nhân hơn.
Ngoài ra, chứng bệnh động kinh có thể tác động lên hành vi của thú cưng. Có thể nguyên nhân là do virut dại, di truyền hoặc lây lan giữa các cá thể vật nuôi.
Nên bạn hãy cho mèo cưng tiêm chủng đầy đủ trước khi mang về nhà. Để đảm bảo an toàn cho cả boss. bản thân bạn và mọi người trong gia đình.
Mèo hay cắn tay chủ do ngứa răng
Vào độ tuổi 3 – 5 tháng mèo sẽ có hiện tượng mọc răng non. Đây là giai đoạn mèo hay cắn tay chủ nhân nhất. Điều này xảy ra tương tự như chó hay cắn tay sen vậy. Hoặc đơn giản như bản thân con người khi còn nhỏ ở giai đoạn thay răng.
Chúng ta hay động vật nói chung bước vào độ tuổi này. Sẽ có giảm giác “ngứa”, khó chịu ở vùng răng, nướu. Và việc cắn vào các bộ phận có nhiều da như tay, bắt tay,… Sẽ giúp giảm đi cơn “ngứa răng” rất nhiều lần.
Sen có thể bổ sung thêm những món đồ chơi để giúp mèo thư giãn. Nhất là khi bạn nuôi chó mèo ở chung cư. Việc không gian sống chật hẹp sẽ khiến mèo hay cắn phá đồ.
Nên việc có những món đồ chơi yêu thích giúp kiểm soát hành vi xấu này của mèo. Các dụng cụ đồ chơi này còn tăng cường vận động, tránh cho mèo bị béo phì, thừa cân rất tốt.
Phải làm sao khi mèo hay cắn tay chủ
Kiểm soát bé mèo hay cắn tay chủ
Hành vi mèo hay cắn tay chủ được xem là phổ biến. Nên việc kiểm soát 24/7 là điều không thể xảy ra. Tuy vậy, vẫn sẽ có một số cách đơn giản giúp bạn tiết chế hành vi đôi lúc không hay này của boss.
Trong độ tuổi từ 3 – 5 tháng là giai đoạn mèo thay răng. Chính vì vậy, bạn hãy bổ sung một số món đồ chơi dạng gặm bằng cao su, bông vải,… Để chúng thoải thích cắn phá mà không thèm ngó ngàng đến tay, chân chủ nhân.
Bạn có thể bổ sung thêm một thành viên là bé mèo hoặc chó. Chắc chắn sẽ giúp boss trở nên thích thú, trò chuyện với người bạn mới nhiều hơn. Điều này làm cho tâm lý của mèo cưng được ổn định, thích khám phá thế giới hơn là tay bạn.
Tuy vậy, bạn cũng cần kiểm tra tại sao mèo hay cắn tay chủ nhân. Vì có thể do đây là bản năng của một bé mèo hung dữ, khó tính. Nên nếu mua thêm một bé mèo về sẽ không giúp ích được quá nhiều.
Xây dựng thói quen mèo hay cắn tay chủ
Chúng ta dường như đã quá quen thuộc với tính cách ngang bướng khi nuôi mèo. Chính vì vậy, bạn hãy xây dựng thói quen khi mèo hay cắn tay chủ. Để chúng tự nhận thức được sai trái do mình gây nên.
Đầu tiên, khi mèo cắn quá thường xuyên. Sau khi bị cắn bạn hãy đưa thú cưng đến cố định ở một nơi trong nhà. Có thể dùng chuồng, dây xích để cố định lại. Chỉ cho thức ăn, nước uống và hạn chế vui đùa với chúng.
Ngày hôm sau, bạn hãy thả mèo ra nếu boss cắn những có chừng mực, biết dừng đúng lúc. Hãy sử dụng bánh, súp để làm phần thưởng. Điều này để giúp mèo hiểu ra rằng khi làm đúng sẽ được thưởng còn khi sai sẽ phải ở riêng một mình.
Tuy nhiên, khi mèo hay cắn tay chủ do ngứa răng. Bạn không nên sử dụng hình thức la rầy, đánh boss. Vì sẽ khiến mèo trở nên sợ hãi, nhút nhát. Đặc biệt là khi chúng còn quá nhỏ để hiểu được xung quanh.
Một số lưu ý khi mèo hay cắn tay chủ
Việc chọn đồ chơi để giúp kiểm soát mèo hay cắn tay chủ phải cần chú ý. Không nên chọn món đồ quá to dễ làm răng mèo bị gãy. Việc chọn món đồ chơi quá nhỏ cũng không tốt. Vì ở độ tuổi còn nhỏ, mèo vô cùng nghịch ngợm. Dễ dàng nuốt thử bất cứ thứ gì vừa miệng chúng.
Bạn không nên la mắng khi bị mèo cắn tay. Nếu quá đau thì không đáng nói. Nhưng nếu mèo ta chỉ muốn thể hiện tình cảm của mình. Thì bạn chỉ nên đánh nhẹ vào mông, chân, miệng của chúng. Và dùng khẩu lệnh “dừng lại” nhiều lần. Để giúp boss hiểu ra hành vi của mình là sai trái.
Trong giai đoạn mèo bị stress, sinh đẻ. Tâm tính rất dễ bị thay đổi thất thường. Đây cũng được xem là giai đoạn mèo hay cắn tay chủ nhân nhất. Chính vì vậy, bạn cần tạo một không gian yên tĩnh để chúng nghĩ ngơi, chăm sóc con. Không nên để trẻ nhỏ đến gần, quấy rầy.
Cách xử lý khi bị mèo cắn tay chảy máu
Việc mèo hay cắn tay chủ nhân sẽ không có nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu phần da đó bị chảu máu. Bạn sẽ cần học một số cách để sơ cứu vết thương. Đầu tiên, hãy làm sạch chỗ bị cắn bằng xà phòng. Bô thêm kem kháng sinh Neosporin để ức chế hoạt động vi khuẩn gây hại.
Bạn không nên cố cầm máu mà hãy để vết thương tự chảy máu ra ngoài. Tuyệt đối không được nặng mạnh vì dễ làm vết thương lan rộng. Việc máu chảy ra ngoài giúp cho các vi khuẩn ở răng mèo tiếp xúc với da. Cũng sẽ được đẩy ra khỏi vùng da bị chảy máu.
Trong 24 giờ đầu, bạn cần kiểm tra tình hình vết thương thường xuyên. Nếu có dấu hiệu sưng viêm, đỏ ửng và nóng ran khu vực mèo cắn. Thì chứng tỏ chỗ da đó đang bị nhiễm trùng. Bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá mức độ của vết thương kĩ càng.
Nếu mèo bạn được tiêm phòng dài đầy đủ sẽ không có vấn đề quá lớn. Nhưng nếu bị mèo hoang cắn hoặc boss ở nhà chưa được tiêm dại. Bạn sẽ cần được tiêm Globulin miễn dịch bệnh dại ở người (HRIG). Hãy đến các cơ sở y tế gần nhà để được cấp thuốc, tiêm ngừa nhé.
Tổng kết
Bạn đã trả lời được cho câu hỏi tại sao mèo hay cắn tay chủ nhân chưa? Có thể chúng đang trong độ tuổi mọc răng, stress hoặc chỉ đơn giản là muốn thể hiện tình cảm của mình. Nên bạn hãy quan sát hành động, mức độ của vết cắn. Để đánh giá rõ ràng nguyên nhân nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
Your writing style is so engaging and relatable; it’s like rather a conversation with a friend.