Cún Alaska là dòng chó được nhiều người nuôi thú cưng ở nước ta yêu thích. Bởi đằng sau cơ thể khổng lồ cùng bộ lông rậm rạp là một “tâm hồn trẻ thơ” đáng yêu của chúng. Nhưng những thông tin cơ bản về đặc điểm, tính cách, các loại bệnh,… của dòng chó đắt đỏ này bạn đã nắm hết chưa? Hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi để có cái nhìn cụ thể nhất nhé.

Giới thiệu về cún Alaska

Cún Alaska hay còn được biết đến với cái tên là chó Alaska Malamute. Là giống chó có nguồn gốc từ xứ lạnh Alaska và được thuần hóa bởi người Mulamute bản xứ. Vì vốn là một dòng chó sói nên chó Alaska thuần chủng phải trải qua rất nhiều gian nan để có thể trở thành cún cưng như hiện nay. Theo một số tài liệu cũ thì chó Alaska được người Eskimo du mục thuần hóa để phục vụ kéo xe trên địa hình băng tuyết.

Tuy nhiên, ban đầu chúng không có tầm vóc quá to nên được người nuôi lai tạo những dòng cho to hơn. Và tạo ra những chú chó Alaska khổng lồ để có thể kéo xe tuyết trong thời tiết lạnh giá dễ dàng. Đến năm 1935, Hiệp hội chó Hoa Kì đã công nhận chó Alaska thuần chủng là giống chó chính thức.

Về sau khi Alaska trở thành một bang của Mỹ thì chó Alaska được nhiều người biết đến hơn. Với độ dễ thương có thể làm siêu lòng bất cứ ai khi nhìn vào. Chúng dễ dàng trở thành một thành viên “cao cấp” trong nhiều gia đình khi đó. Và một số vùng băng giá thì cún Alaska vẫn được sử dụng để vận chuyển trái cây, nông sản.

Đặc điểm, tính cách của cún Alaska

Cún Alaska
Cún Alaska vô cùng thân thiện, dễ mến

Tính cách

Thân thiện:

Mặc dù có nguồn gốc tổ tiên là dòng chó sói hung dữ. Nhưng khi được thuần hóa thì cún Alaska lại vô cùng dễ thương. Chúng có thể chơi đùa với trẻ em, người lớn tuổi mà không hề lo sợ bị cắn. Đối với những con vật nuôi khác trong nhà thì cún cũng rất hòa đồng, không rượt đuổi những chú chó mèo nhỏ.

Trung thành, quấn chủ:

Đây có lẽ là ưu điểm nổi trội của chó Alaska thuần chủng. Chúng coi chủ nhân là mình là “con đầu đàn”, nên sẽ luôn tôn trọng, nghe lời chủ nhân hết mực. Tuy nhiên, bạn cần yêu chiều cún nếu không chó Alaska sẽ không thích và coi bạn là kẻ thù. Và khi đó chúng sẽ không bao giờ tuân theo mệnh lệnh của bạn. Đây cũng là đặc tính tương đối giống của chó Husky “mặt ngáo”.

Thông minh:

Với trí thông minh rất tốt của mình thì Chó Alaska học, tiếp thu cực kì nhanh. Chúng có thể dễ dàng tư duy để phát hiện ra mối nguy hiểm tiềm tàng cho bản thân và chủ nhân. Nên khi ra cún Alaska bỗng trở nên lầm lì, gầm gừ thì bạn nên cẩn thì vì có thể có sự nguy hiểm sắp diễn ra xung quanh.

Vì vốn dĩ là dòng chó kéo xe nên khả năng định hướng của chó Alaska luôn được đánh giá rất cao. Nếu như bạn có lỡ bị lạc trong rừng mà có chúng bên cạnh thì bạn hoàn toàn an tâm nhé.

Năng động, nhanh nhẹn:

Vì được thuần hóa để làm cộng việc kéo xe tuyết nặng nhọc. Nên bản thân cún Alaska cần được vận động thường xuyên. Để hạn chế các bệnh về xương khớp, giúp cơ thể chúng phát triển khỏe mạnh nhất. Và đây cũng là cách rèn luyện cho bản thân của bạn khi dắn cún ra ngoài nữa đấy

Chó Alaska còn rất thích những trò vận động mạnh như: kéo co, kéo bánh xe, nhảy cao,… Khi chơi những trò này chúng sẽ trở nên hoạt bát, giảm stress hiệu quả. Nên khi quyết định nuôi cún Alaska thì bạn đừng nên để chúng quá nhiều trong phòng. Hoặc chơi những trò nhàm chán như: bắt bóng, lấy vật dụng,.. chắc chắn chúng sẽ không quan tâm đâu.

Đặc điểm cơ thể

Cún Alaska có chiều cao trung bình khoảng 63cm, cân nặng có thể lên đến 55kg. Thân hình cân đối cùng với một sự chắc khỏe luôn toát lên trên cơ thể chúng.  Đây là một “body” trong mơ của bất cứ dòng chó nào. Những đặc điểm này giúp ích rất nhiều cho chó Alaska thuần chủng trong việc kéo xe tuyết.

Khung xương của chúng cũng cực kì to, phát triển đều. Phần đuôi của chó cảnh Alaska luôn cong và dựng cao lên tạo vẻ oanh phong. Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều màu lông cho dòng chó này: xám lông chồn, xám + trắng, đen + trắng hoặc trắng toàn bộ cơ thể.

Và người ta cũng chia cún Alaska thành 3 dòng cơ bản:

  • Tiêu chuẩn (Standard): cân nặng ở con cái từ 32-38kg, con đực từ 36-43kg. Những chú chó cảnh Alaska này đã được thuần hóa để phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm nước ta.
  • Tiêu chuẩn lớn (Large Standard): đây là hậu duệ của chó Alaska tiêu chuẩn nhưng được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt hơn. Nên kích thước ở dòng chó này cũng có phần to hơn.
  • Khổng lồ (Gaint): đây chính là những chú chó Alaska thuần chủng phục vụ kéo xe cho người dân vùng lạnh. Kích thước to lớn phù hợp với công việc cực nhọc và điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Một số bệnh thường gặp ở cún Alaska

Bệnh ở cún Alaska
Một số loại bệnh thường gặp ở chó Alaska

Bệnh sốc nhiệt

Có lẽ đây là căn bệnh phổ biến của cún Alaska khi được nhập về các nước xứ nóng. Vì vốn dĩ là dòng chó sinh sống ở vùng xứ lạnh với bộ lông dày, nhiều lớp để bảo vệ chúng khỏi thời tiết lạnh giá. Nên khi về vùng nhiệt đới như Việt Nam thì chó Alaska thuần chủng dễ bị sốc nhiệt bởi thời tiết nóng bức.

Một nguyên nhân nữa là khi chúng ở trong phòng điều hòa và di chuyển ra ngoài thì mức biên độ nhiệt cao. Khiến chó Alaska không kịp thay đổi cơ thể để theo kịp nên cũng gây ra sốc nhiệt. Dấu hiệu nhận biết: chó sẽ thở mạnh, hổn hển sau đó sẽ chuyển qua mệt mỏi, yếu dần. Lưỡi chuyển sang màu hồng nhạt, cún sẽ nằm một chỗ, tim đập nhanh.

Khi đó hãy đưa chó Alaska vào nơi mát mẻ như: bóng cây, bóng râm,… Không nên đưa vào lại phòng máy lạnh vì nhiệt độ sẽ lại thay đổi đột ngột khiến bệnh trở nặng hơn. Khi ở nhà bạn nên điều chỉnh nhiệt đồ chênh lệnh 8-10 độ so với nhiệt độ bên ngoài. Vào mùa nóng bạn nên tỉa bớt đi lớp lông dày của cún Alaska để bé mát mẻ hơn. Hoặc sử dụng đệm gel làm mát để lót chuồng, chỗ nằm cho chó.

Bài viết liên quan:

Bệnh viêm ruột

Đây là căn bệnh khá phổ biến của nhiều dòng chó mèo hiện nay. Ở cún Alaska thì lứa tuổi khoảng 3-10 tháng tuổi với hệ tiêu hóa kém rất dễ mắc phải.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do virut (Care, Virut viêm gan,…), vi khuẩn + kí sinh trùng (Coli, Leptospira, Salmonella,…) tấn công và gây hại cho cún. Ngoài ra, khi chó cảnh Alaska ăn phải thức ăn ôi thiu, nguồn nước dơ,… thì khả năng mắc bệnh cũng rất cao.

Dấu hiệu nhận biết là chó Alaska sẽ nôn mửa kèm tiêu chảy. Khi bệnh trở nặng thì cún sẽ đi ngoài ra máu, phân lỏng và có mùi tanh khó chịu. Ngoài ra, bé cũng sẽ đau bụng, rên la dữ dội, bụng trương phình, không chịu ăn uống. Khi đó bạn nên dẫn chúng ra bác sĩ thú y để cứu chữa kịp thời.

Để phòng bệnh, khi cún Alaska còn nhỏ cần có một thực đơn dễ tiêu hóa, nên sử dụng kèm với sữa bột cho chó con sẽ rất tốt. Khi chúng lớn lên khẩu phần ăn cũng cần được tính toán khoa học. Chỉ nên sử dụng các loại thức ăn chuyên dụng cho chó cảnh Alaska, không nên sử dụng thức ăn của người. Khi đồ ăn đã hư bạn nên bỏ đi.

Bài viết liên quan:

Bệnh ve rận kí sinh

Đây có lẽ căn bệnh đã quá quen thuộc với người nuôi chó mèo. Đối với dòng chó có bộ lông dày như cún Alaska thì bị ve rận kí sinh còn diễn ra thường xuyên hơn. Chó Alaska thường có 2 loại bọ kí sinh mà người nuôi cần lưu ý:

  • Rận ăn lông: những loại rận này không ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Nhưng sẽ kí sinh và ăn bớt đi phần lông, tên của chúng là: Trichodectes cains, Trichodectes lautus, Heterdoxus spiniger.
  • Rận hút máu: loại kí sinh này phổ biến ở nhiều dòng chó mèo khác nữa. Chúng có tên là Linognathus selosus, bọn này sẽ kí sinh trên da của chó Alaska. Chúng sẽ hút máu, chất dinh dưỡng làm cho bé cún gầy yếu và ốm đi nhanh chóng.

Biển hiện khi cún mắc bệnh là ngứa ngáy, khó chịu và gãi liên tục. Nặng hơn là sụt cân, chậm lớn, vết cắn còn có thể bị nhiễm trùng. Còn rận ăn lông thì chỉ làm mất đi thẩm mỹ cho bộ lông của chó cảnh Alaska chứ không quá nghiêm trọng.

Bạn nên thường xuyên tắm sạch sẽ cho chó bằng các loại sữa tắm chuyên dụng. Vào mùa nóng, dễ mắc bệnh hơn thì bạn nên cắt tỉa lông cún Alaska thật gọn gàng. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm diệt ve rận cho chó. Nếu không bớt hãy liên hệ với bác sĩ thú y gần nhất để được tư vấn cụ thể hơn.

Bài viết liên quan:

Bệnh care

So với 3 loại bệnh trên thì bệnh care mức độ nguy hiểm, tử vong cao hơn. Vì khi mắc care, cún Alaska sẽ bị ảnh hưởng đến những bộ phận quan trọng như: thần kinh, da, hô hấp, tiêu hóa. Nguyên nhân chính là do một loại virut thuộc nhóm Paramyxovirus. Chúng khi vào cơ thể chó sẽ phá hủy hệ hô hấp và da trước tiên. Sau đó sẽ theo đường máu và đi tấn công những bộ phận khác.

Khi chó mắc care sẽ có biểu hiện đầu tiên là sốt cao trên 40°C kéo dài liên tục 1-2 ngày. Tiếp theo là cún sẽ nôn mửa, đi ngoài ra máu, phân có mùi hôi tanh. Một triệu chứng dễ bị nhầm với bệnh viêm ruột ở trên. Dấu hiệu khi virut đã tấn công lên hệ thân kinh là: hoảng sợ, co giật, đi đứng không vững, mất bình tĩnh,..

Để điều trị bệnh này, khi chó sốt bạn cần hạ nhiệt nhanh chóng bằng thuốc hạ sốt. Dùng thêm thuốc Atropine để ngăn virut tấn công quá nhanh lên não bộ. Khi có dấu hiệu bé bị nhiễm trùng thì bạn nên sử dụng thêm thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi có những dấu hiện ban đầu là sốt cao thì bạn nên dẫn cún ra bác sĩ thú y để kiểm tra. Và nhớ tiêm chủng đầy đủ khi mang cún Alaska về, việc này hạn chế tới 96% nguy cơ mắc bệnh.

Những lưu ý khi nuôi cún Alaska

Đảm bảo nhiệt độ mát mẻ là yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm. Nếu thời tiết quá nóng có thể cún Alaska bị sốc nhiệt và tử vong. Nên sen cần sắm máy lạnh (bật dưới 30°C) để cho boss thoải mái nhất. Và bạn cũng sẽ được hưởng “ké” làn gió mát lạnh nữa đấy. Hãy luôn tiêm phòng đầy đủ các bệnh dại, care,… cho không chỉ chó cảnh Alaska mà nhiều dòng chó khác nữa.

Vì tổ tiên là chó kéo xe nên chó Alaska cần nhiều thời gian cho việc chạy nhảy. Bạn nên thường xuyên dắt cún ra ngoài công viên dạo mát mỗi ngày. Để rèn luyện cơ thể, giúp cơ bắp chắc khỏe hơn. Vì kích thước to lớn của mình nên bạn cần sắm thêm cho boss đầy đủ rọ mõm, dây xích trước khi ra ngoài nhé.

Cung cấp đầy đủ khẩu phần dinh dưỡng để cho chó Alaska có thể phát triển toàn diện nhất. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khu sinh hoạt của cún. Và tắm cho chúng định kì để giúp giữ sự mượt mà cho bộ lông đẹp đẽ của dòng chó này.

Bài viết liên quan:

Giá của cún Alaska trên thị trường

Giá của cún Alaska phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có những chú chó có bộ lông đẹp, cơ thể to lớn có thể có giá gần trăm triệu đồng. Bạn có thể tham khảo giá của chó Alaska sau đây:

  • Từ 8-12 triệu đồng: đây là những chú chó Alaska thuần chủng được nhân giống tại các trại Việt Nam. Giá của chúng phụ thuộc vào màu lông: đen + trắng giá từ 8-9 triệu đồng, xám + trắng giá từ 9-10 triệu đồng, nâu + đỏ + trắng giá từ 10-12 triệu đồng. Khi bạn chưa có kinh nghiệm nuôi thì những chú chó này sẽ giúp ích bạn. Vì với giá rẻ và đã quen với khí hậu nước ta nên việc nuôi nấng sẽ dễ dàng hơn.
  • Từ 15-25 triệu đồng: đây là giá cho những chú chó cảnh Alaska tiêu chuẩn (Standard) được nhập từ Thái Lan, Indonesia. Và cũng có thể là những chú chó khổng lồng (Gaint) tại Việt Nam.
  • Từ 50-60 triệu đồng: đây là những chú chó Alask thuần chủng được nhập trực tiếp từ nước Nga xa xôi. Kích thước to hơn rất nhiều so với các giống chó trong nước và Đông Nam Á. Bộ lông cũng cực đẹp và dĩ nhiên đã được tiêm chủng, chứng nhận rõ ràng.
  • Trên 100 triệu đồng: dĩ nhiên đây sẽ là những chú cún Alaska được nhập từ quê hương của chúng – Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Độ hoàn hảo trong kích thước cũng như độ dày của lông các bé luôn được đánh giá rất cao. Chắc chắn chúng sẽ thu hút mọi ánh nhìn khi bạn dắt đi dạo mát đấy.

Lời kết

Hi vọng qua những thông tin cơ bản kể trên. Thì bạn đã nắm cho mình được những kiến thức cần thiết trước khi mua một chú cún Alaska. Đây là dóng chó mặc dù điều kiện nuôi tương đối khó khăn ở nước ta. Tuy nhiên hiện nay chúng đã được thuần hóa hơn rất nhiều. Nên bạn vẫn có thể nuôi thử ngay một bé chó cảnh Alaska này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *